Việt Nam kiên quyết chống hành động xâm phạm chủ quyền
Chiều 07-5, cuộc họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của đại diện Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tại buổi họp báo, ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh, Tham Mưu trưởng Cảnh sát biển cho biết: Ngày 01-5-2014, Cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (mà Việt Nam vẫn thường gọi là HD-981) và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam.
Đến 16 giờ ngày 02-5-2014, giàn khoan HD-981 được thả trôi tại tọa độ 15 độ 29 phút 58 giây vĩ Bắc - 111 độ 12 phút 06 giây kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan này để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam và huy động nhiều tàu bảo vệ đi cùng.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại Trung Quốc đã huy động, lúc cao nhất là 80 tàu các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: Tàu Hộ vệ Tên lửa 534 (Giang Hồ II) và tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu Hải Cảnh, Hải Giám, Ngư chính và các tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào các đảo Lý Sơn từ 50 - 60 hải lý.
Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của phía Trung Quốc, các tàu bảo vệ của Trung Quốc, được sự yểm trợ của máy bay, có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu, dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của Việt Nam nhằm làm hư hỏng tàu thuyền và các trang thiết bị trên tàu, gây thương tích cho thủy thủ trên tàu.
Các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã có mặt kịp thời tại hiện trường, tiến hành quyền kiểm tra, ngăn chặn hành động xâm phạm trái phép của giàn khoan và lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam. Trong quá trình thực thi pháp luật trên biển, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã kiên trì, kiềm chế trước những hành động hung hăng, ngang ngược của các tàu Trung Quốc.
Cũng tại họp báo, đại diện Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan, trong đó khẳng định: Việc giàn khoan HD-981 và các tàu của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam và hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đối với các tàu Việt Nam là việc làm vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam; vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và luật pháp Quốc tế. Vi phạm thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên Biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).
Khu vực xâm phạm của Trung Quốc nằm trên tuyến hàng hải quốc tế đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải, ảnh hưởng đến các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Việc làm sai trái trên của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ và thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam - Trung Quốc, gây mất lòng tin của Việt Nam và cộng đồng Quốc tế.
Việt Nam chủ trương thông qua các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, kiên trì trao đổi với Trung Quốc về các vấn đề ở Biển Đông; kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam./.
Diễn văn của Chủ tịch nước nhân Chiến thắng Điện Biên Phủ  (07/05/2014)
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì  (06/05/2014)
Trưởng Ban Dân vận Trung ương chúc mừng Đại lễ Phật đản  (06/05/2014)
Thường trực Ban Bí thư tiếp Phó Thủ tướng Lào và Phó Thủ tướng Campuchia  (06/05/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển