Tòa bác kháng cáo, y án tử hình đối với Dương Chí Dũng
Sau 6 ngày xét xử công khai, chiều 07-5, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và các bị cáo khác bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đã tuyên án đối với 9 bị cáo.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa; kết quả tranh luận tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, tài liệu mới do luật sư xuất trình; ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát, trình bày của các bị cáo, các luật sư và những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử phúc thẩm khẳng định: Các bị cáo đã có hành vi cố ý làm trái trong việc đầu tư, khảo sát, thanh toán, giải ngân và thông quan ụ nổi 83M gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Từ đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo kêu oan hoặc chỉ nhận tội thiếu trách nhiệm của các bị cáo thuộc Vinalines.
Hội đồng xét xử cũng khẳng định hành vi cố ý làm trái của các bị cáo nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền 1,66 triệu USD có được từ việc mua ụ nổi qua Công ty AP - Singapore theo thỏa thuận ăn chia giữa các bị cáo. Từ đó, Hội đồng xét xử xác định cấp sơ thẩm quy kết bốn bị cáo Dũng, Phúc, Sơn, Chiều phạm tội tham ô tài sản với số tiền trên 28 tỷ đồng là có căn cứ. Riêng các bị cáo Đức, Triện, Lừng được Hội đồng xét xử đánh giá có vai trò thấp hơn Khang, Dương và có thêm tình tiết giảm nhẹ mới nên được giảm một phần hình phạt cũng như giảm một phần bồi thường.
Hội đồng xét xử tuyên án không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm và tội danh, hình phạt cũng như trách nhiệm dân sự đối với các bị cáo: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang và Lê Văn Dương.
Theo đó, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines Dương Chí Dũng và nguyên Tổng Giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc vẫn giữ nguyên hình phạt tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt chung đối với cả hai bị cáo là Tử hình. Cùng bị tuyên phạt với bị cáo Dũng về 2 tội danh trên còn có các bị cáo: Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Ban Quản lý dự án mua ụ nổi 83M) bị phạt 19 năm tù, Trần Hải Sơn (nguyên Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) bị phạt 22 năm tù.
Ở nhóm tội danh Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, Tòa đã tuyên giữ nguyên hình phạt 7 năm tù đối với các bị cáo: Lê Văn Dương (đăng kiểm viên) và Mai Văn Khang (cán bộ Ban Quản lý dự án Vinalines). Chấp nhận kháng cáo và giảm hình phạt cho các bị cáo nguyên là cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa gồm: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng, từ 8 năm tù xuống còn 6 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, Tòa giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm đối với các bị cáo Dũng, Phúc, Sơn, Chiều. Theo đó, 4 bị cáo này phải liên đới bồi thường số tiền tham ô tài sản trên 28 tỷ đồng và cùng các bị cáo khác liên đới bồi thường thiệt hại gần 326 tỷ đồng do phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cho Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam. Cụ thể các bị cáo Dũng và Phúc, mỗi bị cáo phải bồi thường 110 tỷ đồng; Sơn trên 46 tỷ đồng; Chiều 39 tỷ 340 triệu đồng; Khang 12 tỷ đồng; Dương trên 15 tỷ đồng; Đức 7 tỷ đồng; Triện và Lừng, mỗi bị cáo 6 tỷ đồng. Trong đó, số tiền các bị cáo và gia đình đã nộp được tính trừ vào số tiền phải nộp: Dũng 5,2 tỷ đồng; Phúc 3,89 tỷ đồng; Sơn 4 tỷ đồng; Chiều 340 triệu đồng.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bà Phạm Thị Mai Phương và kháng cáo của chị Phan Thị Thảo; tiếp tục kê biên 2 căn hộ và nhà đất gồm: Căn hộ 2901, tầng 29, tháp B, toà nhà Skycity 88 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội do chị Phan Thị Thảo đứng tên quyền sở hữu nhà; căn hộ số 10, tầng 8, toà nhà Pacific, 83 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội do chị Phan Thị Thảo ký hợp đồng thuê dài hạn; nhà và đất tại số 2 ngõ 26 đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để bảo đảm thi hành án của Dương Chí Dũng sau khi tính trừ 1/8 giá trị căn hộ 2901, tầng 29, tháp B, toà nhà Skycity 88 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho chị Phan Thị Thảo và 1/2 giá trị nhà đất tại số 2 ngõ 26 đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho bà Phạm Thị Mai Phương.
Đồng thời, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bà Ngô Thị Vân về phần kê biên tài sản: Tiếp tục kê biên nhà và đất tại 128 đường Lê Lợi, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, để bảo đảm trách nhiệm thi hành án của Mai Văn Phúc. Hội đồng xét xử cũng giữ nguyên các quyết định khác của bản án sơ thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm tuân thủ đúng các quy định về trình tự và thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự, theo đúng tinh thần cải cách tư pháp./.
Xây dựng Cộng đồng ASEAN thành công, tiếp tục phát triển  (07/05/2014)
Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Hiến pháp  (07/05/2014)
Góp ý dự án Luật Đầu tư và quản lý nguồn vốn nhà nước  (07/05/2014)
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo  (07/05/2014)
Vai trò của tổ chức đảng trong xây dựng nông thôn mới  (07/05/2014)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam