Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 26-11 đến 02-12-2018)
20:28, ngày 04-12-2018
TCCSĐT - “Cái kết” vượt cả mong đợi của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sau hai ngày làm việc tại thủ đô Buenos Aires (Argentina) với việc thông qua một tuyên bố chung đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng các nước đang nỗ lực thể hiện trách nhiệm trong những vấn đề toàn cầu, bất chấp trên thực tế không hẳn những khác biệt đã được khỏa lấp.
Chính phủ họp bàn xây dựng Dự thảo Nghị quyết 01
Chiều 27-11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp, thảo luận Dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ nội dung nghị quyết không quá dài nhưng phải làm rõ các nhiệm vụ, có các đề án cụ thể kèm theo với tinh thần thực hiện nghiêm Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, duy trì tốc độ tăng trưởng và các mặt đời sống xã hội.
Các chỉ tiêu Chính phủ giao trong Nghị quyết phải mang tính phấn đấu cao hơn với tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, quyết liệt, thể hiện khát vọng dân tộc. Quán triệt phát huy dân chủ rộng rãi, Thủ tướng yêu cầu sau khi hoàn thiện dự thảo, cần tiếp tục lấy ý kiến các bộ, ngành, nhân dân, dư luận xã hội để kịp thời xử lý, giải quyết các bức xúc, điểm nghẽn.
Đối với dự thảo Nghị quyết 19, Thủ tướng quán triệt, cần sớm ban hành ngay từ đầu năm, cùng thời điểm với Nghị quyết 01, với quan điểm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thủ tướng yêu cầu cần tính toán kỹ các mục tiêu, chỉ tiêu với quyết tâm phấn đấu cao nhất, rõ ràng, minh bạch hơn và dễ giám sát, đánh giá.
Thủ tướng nhất trí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải trực tiếp chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu cụ thể và cho rằng, cần có đánh giá nghiêm túc, khách quan việc thực hiện với chế tài xử lý cương quyết, nghiêm minh như công khai các bộ, ngành, địa phương không thực hiện tốt, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Về tăng trưởng kinh tế, cần coi đây là trọng tâm. Không được chủ quan, tăng trưởng nhanh là tốt nhưng quan trọng là phải giữ được sự ổn định và tâm lý kỳ vọng tích cực. Số lượng cần đi liền với chất lượng tăng trưởng. Thủ tướng cho rằng cần tính toán cả khu vực kinh tế không chính thức.
Về chính sách tài khóa và đầu tư công, phải tiếp tục tái cơ cấu ngân sách để bảo đảm đầu tư, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên một cách thực sự. Bộ Tài chính cần có giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng lãng phí. Phải quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch, tiến độ dự án đầu tư, giảm chi phí cơ hội vốn đầu tư công; thúc đẩy một số công trình quan trọng. Xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập về BOT, BT theo Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng yêu cầu.
Theo Thủ tướng, có vấn đề xã hội rất quan tâm là đề án cải cách thuế để trình Quốc hội xem xét. Bộ Tài chính cần đặc biệt quan tâm vấn đề này để người dân hiểu, ủng hộ, trái hiểu sai, hiểu nhầm.
Thủ tướng lưu ý việc kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động; đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế.
Về chính sách lĩnh vực công nghệ, cần thúc đẩy Chính phủ điện tử, đẩy mạnh thanh toán điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, phát triển doanh nghiệp công nghệ, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao. Thủ tướng cho rằng Nghị quyết cần đề cập nhiều hơn đến lĩnh vực xã hội, một lĩnh vực có nhiều vấn đề người dân quan tâm.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ nội dung nghị quyết không quá dài nhưng phải làm rõ các nhiệm vụ, có các đề án cụ thể kèm theo với tinh thần thực hiện nghiêm Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, duy trì tốc độ tăng trưởng và các mặt đời sống xã hội.
Các chỉ tiêu Chính phủ giao trong Nghị quyết phải mang tính phấn đấu cao hơn với tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, quyết liệt, thể hiện khát vọng dân tộc. Quán triệt phát huy dân chủ rộng rãi, Thủ tướng yêu cầu sau khi hoàn thiện dự thảo, cần tiếp tục lấy ý kiến các bộ, ngành, nhân dân, dư luận xã hội để kịp thời xử lý, giải quyết các bức xúc, điểm nghẽn.
Đối với dự thảo Nghị quyết 19, Thủ tướng quán triệt, cần sớm ban hành ngay từ đầu năm, cùng thời điểm với Nghị quyết 01, với quan điểm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thủ tướng yêu cầu cần tính toán kỹ các mục tiêu, chỉ tiêu với quyết tâm phấn đấu cao nhất, rõ ràng, minh bạch hơn và dễ giám sát, đánh giá.
Thủ tướng nhất trí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải trực tiếp chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu cụ thể và cho rằng, cần có đánh giá nghiêm túc, khách quan việc thực hiện với chế tài xử lý cương quyết, nghiêm minh như công khai các bộ, ngành, địa phương không thực hiện tốt, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Về tăng trưởng kinh tế, cần coi đây là trọng tâm. Không được chủ quan, tăng trưởng nhanh là tốt nhưng quan trọng là phải giữ được sự ổn định và tâm lý kỳ vọng tích cực. Số lượng cần đi liền với chất lượng tăng trưởng. Thủ tướng cho rằng cần tính toán cả khu vực kinh tế không chính thức.
Về chính sách tài khóa và đầu tư công, phải tiếp tục tái cơ cấu ngân sách để bảo đảm đầu tư, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên một cách thực sự. Bộ Tài chính cần có giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng lãng phí. Phải quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch, tiến độ dự án đầu tư, giảm chi phí cơ hội vốn đầu tư công; thúc đẩy một số công trình quan trọng. Xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập về BOT, BT theo Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng yêu cầu.
Theo Thủ tướng, có vấn đề xã hội rất quan tâm là đề án cải cách thuế để trình Quốc hội xem xét. Bộ Tài chính cần đặc biệt quan tâm vấn đề này để người dân hiểu, ủng hộ, trái hiểu sai, hiểu nhầm.
Thủ tướng lưu ý việc kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động; đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế.
Về chính sách lĩnh vực công nghệ, cần thúc đẩy Chính phủ điện tử, đẩy mạnh thanh toán điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, phát triển doanh nghiệp công nghệ, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao. Thủ tướng cho rằng Nghị quyết cần đề cập nhiều hơn đến lĩnh vực xã hội, một lĩnh vực có nhiều vấn đề người dân quan tâm.
Vốn Nhà nước giải ngân trong 11 tháng chỉ đạt 82,1% kế hoạch
Theo Báo cáo Kinh tế - Xã hội từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11 đạt 36.700 tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ, trong đó vốn trung ương 6.700 tỷ đồng, giảm 0,3%, vốn địa phương 30.000 tỷ đồng, tăng 19,6%.
Như vậy, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong 11 tháng đạt 284.700 tỷ đồng và bằng 82,1% kế hoạch năm và tăng 12,8% so với cùng kỳ. Cụ thể, vốn Trung ương quản lý đạt 52.400 tỷ đồng, bằng 79,6% kế hoạch năm và giảm 5,9% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, vốn địa phương quản lý đạt 232.300 tỷ đồng, bằng 82,7% kế hoạch năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 162.900 tỷ đồng, cấp huyện đạt 58.400 tỷ đồng, cấp xã đạt 11.00 tỷ đồng.
Về tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó Hà Nội đạt 31.900 tỷ đồng, bằng 83,7% kế hoạch, Thành phố Hồ Chí Minh 23.200 tỷ đồng, bằng 64,6% và tăng 83,7% kế hoạch, Quảng Ninh 9.800 tỷ đồng, bằng 75,8% và Hải Phòng 8.900 tỷ đồng, bằng 97,3% kế hoạch...
Tăng trưởng tiền lương toàn cầu ở mức thấp nhất kể từ năm 2008
Ngày 26-11, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết trong năm 2017, mức tăng trưởng tiền lương toàn cầu ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.
Trong bối cảnh tăng trưởng tiền lương toàn cầu giảm xuống còn 1,8% trong năm 2017 từ mức 2,4% trong năm 2016, các nước đang phát triển vẫn được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng tiền lương cao hơn so với các nước phát triển, tuy nhiên tiền lương ở các nước đang phát triển vẫn còn quá thấp. Kết quả được ILO công bố dựa trên dữ liệu từ 136 quốc gia.
Trong 20 năm qua, mức lương thực tế trung bình đã tăng gần 3 lần ở các nước đang phát triển và mới nổi thuộc nhóm G20, trong khi cùng nhóm G20 nhưng các nước phát triển tốc độ tăng trưởng tiền lương chỉ đạt 9%.
Lần đầu tiên, báo cáo của ILO cũng đề cập đến khoảng cách trả lương theo giới trên phạm vi toàn cầu, với việc sử dụng dữ liệu từ 70 nước và khoảng 80% nhân viên trên phạm vi toàn thế giới. Báo cáo phát hiện ra rằng nam giới vẫn tiếp tục được trả lương cao hơn nữ giới khoảng 20%.
Theo ông Ryder, điều này đi ngược lại với nguyên tắc cơ bản trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau và đây cũng là mục tiêu mà cộng đồng quốc tế đã đồng thuận nhằm đạt được vào năm 2030, như là một phần của Chương trình Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Trong bối cảnh tăng trưởng tiền lương toàn cầu giảm xuống còn 1,8% trong năm 2017 từ mức 2,4% trong năm 2016, các nước đang phát triển vẫn được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng tiền lương cao hơn so với các nước phát triển, tuy nhiên tiền lương ở các nước đang phát triển vẫn còn quá thấp. Kết quả được ILO công bố dựa trên dữ liệu từ 136 quốc gia.
Trong 20 năm qua, mức lương thực tế trung bình đã tăng gần 3 lần ở các nước đang phát triển và mới nổi thuộc nhóm G20, trong khi cùng nhóm G20 nhưng các nước phát triển tốc độ tăng trưởng tiền lương chỉ đạt 9%.
Lần đầu tiên, báo cáo của ILO cũng đề cập đến khoảng cách trả lương theo giới trên phạm vi toàn cầu, với việc sử dụng dữ liệu từ 70 nước và khoảng 80% nhân viên trên phạm vi toàn thế giới. Báo cáo phát hiện ra rằng nam giới vẫn tiếp tục được trả lương cao hơn nữ giới khoảng 20%.
Theo ông Ryder, điều này đi ngược lại với nguyên tắc cơ bản trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau và đây cũng là mục tiêu mà cộng đồng quốc tế đã đồng thuận nhằm đạt được vào năm 2030, như là một phần của Chương trình Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Cái kết vượt trên mong đợi: Khi G20 dung hòa khác biệt
“Cái kết” vượt cả mong đợi của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sau hai ngày làm việc tại thủ đô Buenos Aires (Argentina) với việc thông qua một tuyên bố chung đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng các nước đang nỗ lực thể hiện trách nhiệm trong những vấn đề toàn cầu, bất chấp trên thực tế không hẳn những khác biệt đã được khỏa lấp.
Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G20 khẳng định sự đồng thuận trong những vấn đề được coi là gai góc nhất như thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường và di cư. Rõ ràng là G20 đã phần nào thể hiện vai trò điều phối và dẫn dắt kinh tế thế giới cũng như đi đầu trong những vấn đề nóng toàn cầu.
Quan trọng hơn, G20, tổ chức từ khi thành lập vẫn được coi như một trong những biểu tượng cho sự hợp tác và phối hợp toàn cầu đối phó với khủng hoảng, vẫn có sức sống và tầm ảnh hưởng nổi trội khi tình hình thế giới diễn biến quá phức tạp như hiện nay.
Không chỉ là một diễn đàn để thảo luận, G20 có thể là một tập thể hành động thực tế và trách nhiệm.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Tổng thống nước chủ nhà Mauricio Macri cho rằng việc các nước thành viên đạt được sự đồng thuận để ra tuyên bố chung của hội nghị phản ánh sự cần thiết phải hồi sinh thương mại quốc tế.
Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G20 khẳng định thương mại quốc tế và đầu tư là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới, tạo việc làm và phát triển, đồng thời thừa nhận sự đóng góp của hệ thống thương mại đa phương để thực hiện mục tiêu này.
Cho rằng hệ thống hiện nay chưa thực hiện tốt vai trò của mình, các nhà lãnh đạo G20 bày tỏ ủng hộ cải Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cơ chế này.
Căn cứ vào những mâu thuẫn và bất đồng giữa các thành viên liên quan vấn đề thương mại, dẫn tới những tranh cãi khá gay gắt trước hội nghị, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, có thể thấy để G20 ra được tuyên bố chung, chắc chắn phải có ít nhiều bất đồng được gạt bỏ. Thậm chí trước hội nghị, khả năng có một tuyên bố đã bị nghi ngờ, chứ chưa nói tới sự đồng thuận.
Từ góc nhìn đó, việc các nhà lãnh đạo G20 chấp thuận bàn hướng cải tổ WTO trong kỳ họp năm sau được đánh giá là động thái ôn hòa, vừa làm hài lòng tổng thống Mỹ Donald Trump, người thường xuyên chỉ trích WTO, nhưng cũng không làm mất lòng những người ủng hộ chủ nghĩa thương mại song phương.
Liên quan một vấn đề gây tranh cãi nhất là biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo G20 đã lưu ý báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc về tác động của sự nóng lên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng chống lại các diễn biến thời tiết khắc nghiệt và thiên tai.
Trên cơ sở đó, tuyên bố chung cho biết các bên tham gia ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khẳng định đây là một cam kết không thể đảo ngược, phản ánh trách nhiệm khác nhau, cũng như khả năng tương ứng tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
Văn kiện cũng ủng hộ những hành động và hợp tác tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy, văn kiện này cũng có một điều khoản riêng tái khẳng định quyết định của Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, song vẫn cam kết mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế và cho phép sử dụng tất cả các nguồn năng lượng và công nghệ.
Có thể thấy đằng sau điều khoản này là việc các thành viên còn lại của G20 phải nhượng bộ và chấp nhận việc Mỹ sẽ không chỉ sử dụng năng lượng và công nghệ sạch, mà cả các nguyên liệu truyền thống mà nước này có thế mạnh dù điều đó đi ngược lại với xu hướng chống biến đổi khí hậu hiện nay.
Với hai chủ đề gây tranh cãi nhất và được đánh giá là có tác động lớn nhất đến kết quả của hội nghị G20, rõ ràng là sự nhân nhượng giữa các bên, mà chủ yếu là với Mỹ, nền kinh tế giữ vai trò đầu tàu trong G20, là điều kiện để G20 đạt được sự đồng thuận.
Hướng tiếp cận linh hoạt và mang tính mềm mỏng của giới lãnh đạo G20 lần này được đánh giá là để tránh cho G20 không đi vào “vết xe đổ” của Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tháng trước ở Papua New Guinea, khi chia rẽ và bất đồng khiến lần đầu tiên lãnh đạo các nền kinh tế APEC không có một tuyên bố chung kết thúc hội nghị.
Ở một khía cạnh nào đó, giới lãnh đạo G20 đã tìm thấy được điểm tương đồng về giá trị và lợi ích chung để có sự nhượng bộ cần thiết vào thời điểm này, nhằm tạo tiền đề cho cơ hội xúc tiến những thay đổi mang tính bước ngoặt đối với thế giới trong thời gian tới.
Mặc dù là một diễn đàn đa phương nhưng tại hội nghị thượng đỉnh lần này, dư luận cũng chú ý nhiều tới các cuộc tiếp xúc song phương giữa các nền kinh tế lớn bên lề sự kiện, nhất là những mối quan hệ có thể tác động mạnh mẽ tới những vấn đề toàn cầu.
Bữa ăn tối làm việc ngay sau khi kết thúc hội nghị giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thỏa thuận tạm đình chiến thương mại cũng được đánh giá là góp phần vào thành công của hội nghị.
Sự thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc đạt được lần này cũng phản ánh phần nào tinh thần chung của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina, là tạm gác những khác biệt để hướng tới những bước đi dài hạn hơn, mang lại lợi ích chung.
Mục tiêu “xây dựng đồng thuận vì sự phát triển công bằng và bền vững” như chủ đề của hội nghị đã đề ra có thể nói là hoàn thành và đó cũng là thành công của nước chủ nhà Argentina bởi đến những thời điểm cuối cùng của hội nghị vẫn còn nhiều ý kiến e ngại về khả năng đạt được sự đồng thuận.
Có thể nói bước điều chỉnh hữu hiệu và kịp thời trong cách tiếp cận các vấn đề nóng để dung hòa được khác biệt đã giúp Hội nghị thượng đỉnh G20 không đi vào lối bế tắc như Hội nghị cấp cao APEC cách đây ít tuần và cộng đồng quốc tế hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những cơ hội tốt đẹp hơn cho sự phát triển bền vững toàn cầu.
Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G20 khẳng định sự đồng thuận trong những vấn đề được coi là gai góc nhất như thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường và di cư. Rõ ràng là G20 đã phần nào thể hiện vai trò điều phối và dẫn dắt kinh tế thế giới cũng như đi đầu trong những vấn đề nóng toàn cầu.
Quan trọng hơn, G20, tổ chức từ khi thành lập vẫn được coi như một trong những biểu tượng cho sự hợp tác và phối hợp toàn cầu đối phó với khủng hoảng, vẫn có sức sống và tầm ảnh hưởng nổi trội khi tình hình thế giới diễn biến quá phức tạp như hiện nay.
Không chỉ là một diễn đàn để thảo luận, G20 có thể là một tập thể hành động thực tế và trách nhiệm.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Tổng thống nước chủ nhà Mauricio Macri cho rằng việc các nước thành viên đạt được sự đồng thuận để ra tuyên bố chung của hội nghị phản ánh sự cần thiết phải hồi sinh thương mại quốc tế.
Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G20 khẳng định thương mại quốc tế và đầu tư là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới, tạo việc làm và phát triển, đồng thời thừa nhận sự đóng góp của hệ thống thương mại đa phương để thực hiện mục tiêu này.
Cho rằng hệ thống hiện nay chưa thực hiện tốt vai trò của mình, các nhà lãnh đạo G20 bày tỏ ủng hộ cải Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cơ chế này.
Căn cứ vào những mâu thuẫn và bất đồng giữa các thành viên liên quan vấn đề thương mại, dẫn tới những tranh cãi khá gay gắt trước hội nghị, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, có thể thấy để G20 ra được tuyên bố chung, chắc chắn phải có ít nhiều bất đồng được gạt bỏ. Thậm chí trước hội nghị, khả năng có một tuyên bố đã bị nghi ngờ, chứ chưa nói tới sự đồng thuận.
Từ góc nhìn đó, việc các nhà lãnh đạo G20 chấp thuận bàn hướng cải tổ WTO trong kỳ họp năm sau được đánh giá là động thái ôn hòa, vừa làm hài lòng tổng thống Mỹ Donald Trump, người thường xuyên chỉ trích WTO, nhưng cũng không làm mất lòng những người ủng hộ chủ nghĩa thương mại song phương.
Liên quan một vấn đề gây tranh cãi nhất là biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo G20 đã lưu ý báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc về tác động của sự nóng lên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng chống lại các diễn biến thời tiết khắc nghiệt và thiên tai.
Trên cơ sở đó, tuyên bố chung cho biết các bên tham gia ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khẳng định đây là một cam kết không thể đảo ngược, phản ánh trách nhiệm khác nhau, cũng như khả năng tương ứng tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
Văn kiện cũng ủng hộ những hành động và hợp tác tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy, văn kiện này cũng có một điều khoản riêng tái khẳng định quyết định của Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, song vẫn cam kết mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế và cho phép sử dụng tất cả các nguồn năng lượng và công nghệ.
Có thể thấy đằng sau điều khoản này là việc các thành viên còn lại của G20 phải nhượng bộ và chấp nhận việc Mỹ sẽ không chỉ sử dụng năng lượng và công nghệ sạch, mà cả các nguyên liệu truyền thống mà nước này có thế mạnh dù điều đó đi ngược lại với xu hướng chống biến đổi khí hậu hiện nay.
Với hai chủ đề gây tranh cãi nhất và được đánh giá là có tác động lớn nhất đến kết quả của hội nghị G20, rõ ràng là sự nhân nhượng giữa các bên, mà chủ yếu là với Mỹ, nền kinh tế giữ vai trò đầu tàu trong G20, là điều kiện để G20 đạt được sự đồng thuận.
Hướng tiếp cận linh hoạt và mang tính mềm mỏng của giới lãnh đạo G20 lần này được đánh giá là để tránh cho G20 không đi vào “vết xe đổ” của Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tháng trước ở Papua New Guinea, khi chia rẽ và bất đồng khiến lần đầu tiên lãnh đạo các nền kinh tế APEC không có một tuyên bố chung kết thúc hội nghị.
Ở một khía cạnh nào đó, giới lãnh đạo G20 đã tìm thấy được điểm tương đồng về giá trị và lợi ích chung để có sự nhượng bộ cần thiết vào thời điểm này, nhằm tạo tiền đề cho cơ hội xúc tiến những thay đổi mang tính bước ngoặt đối với thế giới trong thời gian tới.
Mặc dù là một diễn đàn đa phương nhưng tại hội nghị thượng đỉnh lần này, dư luận cũng chú ý nhiều tới các cuộc tiếp xúc song phương giữa các nền kinh tế lớn bên lề sự kiện, nhất là những mối quan hệ có thể tác động mạnh mẽ tới những vấn đề toàn cầu.
Bữa ăn tối làm việc ngay sau khi kết thúc hội nghị giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thỏa thuận tạm đình chiến thương mại cũng được đánh giá là góp phần vào thành công của hội nghị.
Sự thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc đạt được lần này cũng phản ánh phần nào tinh thần chung của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina, là tạm gác những khác biệt để hướng tới những bước đi dài hạn hơn, mang lại lợi ích chung.
Mục tiêu “xây dựng đồng thuận vì sự phát triển công bằng và bền vững” như chủ đề của hội nghị đã đề ra có thể nói là hoàn thành và đó cũng là thành công của nước chủ nhà Argentina bởi đến những thời điểm cuối cùng của hội nghị vẫn còn nhiều ý kiến e ngại về khả năng đạt được sự đồng thuận.
Có thể nói bước điều chỉnh hữu hiệu và kịp thời trong cách tiếp cận các vấn đề nóng để dung hòa được khác biệt đã giúp Hội nghị thượng đỉnh G20 không đi vào lối bế tắc như Hội nghị cấp cao APEC cách đây ít tuần và cộng đồng quốc tế hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những cơ hội tốt đẹp hơn cho sự phát triển bền vững toàn cầu.
Thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ - Trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được “thỏa thuận đình chiến thương mại” trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Argentina, động thái được đánh giá là giúp tháo gỡ những “nút thắt” khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào đối đầu suốt nhiều tháng qua.
Tại cuộc gặp, Mỹ và Trung Quốc nhất trí không áp đặt các biện pháp thuế quan mới sau ngày 01-01-2019, thời điểm Washington dự định áp đặt các mức thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Ngược lại, Trung Quốc đã đồng ý mua một lượng lớn hàng nông sản, năng lượng và các sản phẩm khác của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại song phương. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ xem xét việc phê duyệt thỏa thuận mua lại NXP của nhà sản xuất chip Mỹ Qualcomm mà trước đây bị Trung Quốc không thông qua do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc leo thang.
Việc trì hoãn áp thuế suất mới sẽ được áp dụng trong vòng 90 ngày để hai nước tiến hành các đàm phán nhằm tháo "ngòi nổ" chiến tranh thương mại.
Quyết định hòa hoãn được đánh giá là hết sức quan trọng đối với tương lai thương mại toàn cầu này đạt được trong bữa ăn tối làm việc giữa hai nhà lãnh đạo, dường như cũng cho thấy Mỹ và Trung Quốc muốn làm dịu bầu không khí căng thẳng.
Thay vì một cuộc gặp mang quá nhiều nghi lễ ngoại giao, cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra được tổ chức trong một bữa ăn tối, được đánh giá sẽ tạo điều kiện để hai bên thoải mái và dễ dàng trao đổi với nhau hơn.
Các cuộc thảo luận tại bữa tối về việc tháo gỡ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này kéo dài gần 2 giờ rưỡi, nhiều hơn một giờ đồng hồ so với dự kiến ban đầu.
Cả hai bên đều tỏ ra hài lòng với những gì đạt được với những tràng pháo tay vang lên vào cuối sự kiện. Trước khi sự kiện diễn ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rằng ông "rất vui" được gặp giới lãnh đạo Mỹ và ông nhận thấy dịp này là một cơ hội để trao đổi quan điểm, thống nhất về các vấn đề cùng quan tâm và hoạch định giai đoạn tiếp theo của các mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ.
Kết quả “đình chiến thương mại” cho thấy hai nhà lãnh đạo đã tận dụng hiệu quả cơ hội này. Bầu không khí hòa dịu và thân thiện cũng được các chính khách tham gia bữa tối làm việc thể hiện khi chụp hình chung, điều vốn tương phản với sự mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên kể từ khi chiến tranh thương mại song phương nổ ra trước đó.
Cả phía Mỹ và Trung Quốc đều đưa ra những tuyên bố bày tỏ thái độ hài lòng. Nhà Trắng dẫn lời Tổng thống Trump nói rằng mối quan hệ của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "rất đặc biệt". Ông Trump nói: “Tôi nghĩ rằng đó sẽ là lý do chính tại sao chúng ta có thể sẽ kết thúc để đạt được cái gì đó sẽ tốt cho cả Trung Quốc lẫn Mỹ".
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói thêm rằng hai nước sẽ lập tức “khởi động đàm phán những thay đổi mang tính cấu trúc” về nhiều vấn đề song phương như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an ninh mạng và nhiều ưu tiên khác của Mỹ.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhận định thỏa thuận quan trọng nói trên đã thực sự ngăn chặn nguy cơ gia tăng xung đột về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời mở ra cơ hội mới cho hợp tác cùng thắng.
Ông nhắc lại rằng lãnh đạo hai nước nhất trí Trung Quốc và Mỹ "có thể và cần phải" bảo đảm thành công trong quan hệ song phương./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-2018)  (04/12/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ  (03/12/2018)
Hợp tác giữa Việt Nam và OECD ngày càng đi vào thực chất  (03/12/2018)
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Kỷ Hợi 2019  (03/12/2018)
Chống chạy chức, chạy quyền, chống tiêu cực trong công tác cán bộ  (03/12/2018)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Việt Nam coi trọng quan hệ với Hàn Quốc  (03/12/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay