Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-9-2018)
10:42, ngày 11-09-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ các nguồn trong và ngoài nước. Theo Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025" (Đề án 844) hỗ trợ các tổ chức ươm tạo, đào tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Thu ngân sách 8 tháng tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái
Ngày 07-9, nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết tổng thu ngân sách cân đối 8 tháng ước đạt 871,8 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán, tăng 13,8% so cùng kỳ năm 2017. Trong số đó, thu nội địa, lũy kế thu 8 tháng ước đạt 695,8 nghìn tỷ đồng, bằng 63,3% dự toán, tăng 14,8% so cùng kỳ năm 2017. Không kể các khoản như thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước, thu hồi vốn ngân sách Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế và thu chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, thì số thu nội địa còn lại ước đạt 532,4 nghìn tỷ đồng, bằng 61,4% dự toán, tăng 12,7% so cùng kỳ năm 2017.
Bộ Tài chính đánh giá có 44/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 67%) và 60/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ năm 2017.
Thu từ dầu thô lũy kế thu 8 tháng ước đạt gần 40,9 nghìn tỷ đồng, bằng 113,9% dự toán (tăng 35,1% so cùng kỳ năm 2017). Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 199,7 nghìn tỷ đồng, bằng 70,6% dự toán, tăng 4% so cùng kỳ năm 2017. Chi ngân sách Nhà nước 8 tháng đạt 873,5 nghìn tỷ đồng, bằng 57,3% dự toán, tăng 10,2% so cùng kỳ năm 2017.
Về giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 176.836,765 tỷ đồng, đạt 44,24% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 45,57% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2017 đạt 38,38% kế hoạch Quốc hội giao và 44,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được bảo đảm. Trong tháng 8-2018, huy động vốn trong nước của Chính phủ qua phát hành trái phiếu Chính phủ đạt 14.260 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 119.261 tỷ đồng (bằng khoảng 43,2% kế hoạch năm).
Chỉ đạo của Thủ tướng về thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ các nguồn trong và ngoài nước. Theo Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025" (Đề án 844) hỗ trợ các tổ chức ươm tạo, đào tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Nghiên cứu đề xuất ban hành các chính sách cần thiết nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo hoạt động và phát triển. Thông qua Ban Điều hành Đề án 844, tổ chức các cuộc gặp thường niên với các nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước, quốc tế.
Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo Điều lệ tổ chức, hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), bổ sung quy định doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng nhận hỗ trợ của Quỹ, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Cụ thể, bổ sung hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần bảo đảm các điều kiện được hỗ trợ theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời bảo đảm các tiêu chí do Quỹ đề ra đối với từng ngành, lĩnh vực.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính xây dựng tiêu chí xác định nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ việc thành lập, hoạt động của các câu lạc bộ, mạng lưới các "nhà đầu tư thiên thần" trong nước và kết nối với mạng lưới các "nhà đầu tư thiên thần" toàn cầu để tăng cường đầu tư cho khởi nghiệp trong và ngoài Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế tài chính thực hiện Đề án 844 nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động và phát triển; trong đó có các nội dung chi phù hợp với khởi nghiệp sáng tạo như chi cho đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tham gia các vườn ươm/khu làm việc chung nổi tiếng trên thế giới.
Đồng thời, tạo điều kiện cho các hoạt động của đại diện khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; cho phép việc tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với các nội dung quan trọng như tìm hiểu thị trường, thuê chuyên gia, trả công lao động và thương mại hóa công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế tài chính cho Quỹ NATIF, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Theo đó, đối với các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần quy định cụ thể về các hình thức hỗ trợ, hạn mức hỗ trợ cho các nhóm dự án.
Xây dựng các nội dung chi và định mức chi phù hợp với hoạt động đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, xây dựng quy trình đánh giá, thẩm định các dự án để bảo đảm việc hỗ trợ có hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sao cho nhanh chóng và thuận lợi hơn đối với các trường hợp ngành nghề chưa có trong các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế đặc thù liên quan đến mua sắm công từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục triển khai đưa hoạt động đào tạo khởi nghiệp vào các trường đại học.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương nghiên cứu, trình Chính phủ phương án cử nhân lực chuyên trách hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp lớn trên thế giới; phương án thuê không gian làm việc chung tại các địa điểm đó để hỗ trợ một số doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng Việt Nam đặt cơ sở làm việc, kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia, mở rộng thị trường quốc tế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là nội dung liên quan tới bằng cấp tương tự tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho nhân lực nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp khởi nghiệp.
Giá trị của kinh tế biển ở Việt Nam mới đạt khoảng 80 tỷ đồng/km
“Chỉ số giá trị gia tăng của kinh tế biển chia cho chiều dài bờ biển của Việt Nam hiện mới chỉ ước đạt khoảng 3,6 triệu USD/km (tương đương khoảng hơn 80 tỷ đồng/km) so với mức bình quân của thế giới đạt khoảng 4 triệu USD/km bờ biển”.
Con số trên vừa được đại diện lãnh đạo Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong khuôn khổ Hội thảo về “Chính sách đại dương: Kinh nghiệm của Nhật Bản”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, ngày 05-9, tại Hà Nội.
Thông tin thêm tại sự kiện, đại diện Viện Chiến lược phát triển cho biết, sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển (từ năm 2007), kinh tế biển và ven biển Việt Nam đã thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế ở nhiều địa phương có biển.
Trong những năm qua, tổng sản phẩm của 28 tỉnh, thành phố ven biển tăng bình quân 7,5%/năm (cả nước tăng 6%/năm). Riêng năm 2017, tổng sản phẩm của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 60,5% GDP cả nước; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt xấp xỉ 65 triệu đồng (cả nước đạt 53,3 triệu đồng).
Mặc dù chỉ số giá trị gia tăng của kinh tế biển trong một thập kỷ qua có tăng, song theo nhận định của Viện Chiến lược phát triển, thì để Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển vẫn còn khoảng cách khá dài.
Báo cáo của Viện Chiến lược phát triển cho thấy, tăng trưởng kinh tế biển tuy khá cao nhưng mới bằng nhịp tăng trưởng chung của nền kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế có biển và tạo điều kiện để nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển.
Bên cạnh đó, hiệu quả tổng hợp, tính bền vững trong khai thác sử dụng điều kiện tiềm năng, nguồn lực từ biển còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế biển vẫn còn thiếu đồng bộ, đặc biệt còn thiếu kết cấu hạ tầng lớn; xuất phát điểm về khoa học - công nghệ liên quan đến biển, chất lượng nguồn nhân lực kinh tế biển còn hạn chế…
Bởi thế, để Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, Viện Chiến lược phát triển kiến nghị cần xác định rõ phát triển khu vực kinh tế biển là một hướng đột phá trong giai đoạn trước mắt và căn bản lâu dài; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ quản lý và phát triển kinh tế biển.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện môi trường pháp luật liên quan đến biển; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế biển; tăng cường các hoạt động đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi cho ngư dân và các thành phần kinh tế khai thác, sản xuất trên biển.
ECB kêu gọi châu Âu thành lập cơ quan chống rửa tiền
Thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Benoit Coeure ngày 07-9 cho biết châu Âu cần có một cơ quan chung về chống rửa tiền sau nhiều vụ việc xảy ra trong hệ thống ngân hàng của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cho thấy những lỗ hổng trong việc ngăn chặn tội phạm tài chính.
Phát biểu sau cuộc họp với các bộ trưởng tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tại Vienna (Áo), ông Coeure cho hay ECB ủng hộ bất kỳ sáng kiến nào dẫn tới một giải pháp tăng cường sự phối hợp và hài hòa nhắm ứng phó nạn rửa tiền và theo điều kiện lý tưởng thì đây sẽ là một cơ quan chung về phòng chống rửa tiền của châu Âu.
Ý tưởng về việc thành lập một cơ quan như trên cũng đã được đề cập tới trong một kế hoạch sơ bộ mà các nhà quản lý EU đưa ra hồi tuần trước nhằm tăng cường khả năng phòng chống của EU trước nạn rửa tiền. Tuy vậy, theo kế hoạch này, một cơ quan như vậy có thể chỉ có thể là một lựa chọn về lâu dài và những biện pháp đề xuất như chấp thuận những hướng dẫn về cách thức ứng phó nạn rửa tiền và tăng cường hợp tác giữa EU và các cơ quan quốc gia có trách nhiệm chống tội phạm tài chính và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Kế hoạch trên đã được soạn thảo những vụ việc tình nghi về nạn rửa tiền tại các ngân hàng ở Malta, Latvia, Estonia và Đan Mạch và ngay trước khi “đại gia” ngân hàng ING (Hà Lan) trong tuần này đồng ý nộp phạt vì không ngăn chặn được hành vi rửa tiền.
Theo ông Mario Centeno, Chủ tịch Eurogroup, sự giám sát này là một trách nhiệm mang tính chia sẻ, liên quan tới các quốc gia và cơ quan ở châu Âu.
Nhập khẩu đạt mức kỷ lục khiến thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 05-9, thâm hụt thương mại của nước này đã tăng lên 50,1 tỷ USD trong tháng Bảy do nhập khẩu đạt mức kỷ lục. Cụ thể, xuất khẩu đã giảm mạnh trong tháng Bảy khi hàng hóa Mỹ đối mặt với các biện pháp đáp trả thuế quan ở nhiều nước. Chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã tăng hơn 4 tỷ USD, tương đương 9,5%, lên 50,1 tỷ USD.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp thâm hụt thương mại của Mỹ tăng sau khi xuất khẩu đã tăng vọt trong tháng Năm, giúp bù đắp được ảnh hưởng từ các biện pháp thuế quan nhằm vào sản phẩm Mỹ xuất sang nước ngoài.
Nhập khẩu của Mỹ trong tháng Bảy đã tăng 0,9% lên 261,2 tỷ USD, mức kỷ lục cả về sức mua hàng hóa lẫn dịch vụ. Trong khi đó, xuất khẩu đã giảm 1% xuống 211,1 tỷ USD, với số lượng hàng hóa công nghiệp và dầu mỏ đạt mức kỷ lục.
Doanh thu từ mặt hàng đậu tương đã giảm 700 triệu USD do các biện pháp thuế quan từ Trung Quốc, trong khi nhập khẩu dầu mỏ đạt mức cao nhất trong bốn năm lên 23,6 tỷ USD, với mức giá trung bình cao nhất trong bốn năm là 64,63 USD/thùng. Xuất khẩu và nhập khẩu ôtô đều tăng, song mặt hàng máy bay lại giảm 1,6 tỷ USD.
Xét theo thị trường, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên mức kỷ lục lần lượt là 36,8 tỷ USD và 17,6 tỷ USD, diễn biến này trái ngược với những tuyên bố của Tổng thống Trump khi ông quyết định áp đặt thuế quan.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại với Canada cũng tăng từ 1 tỷ USD lên 3,1 tỷ USD. Trái ngược với xu hướng này, thâm hụt với Mexico lại giảm gần 2 tỷ USD xuống 5,5 tỷ USD.
Trước đó, với lý do an ninh quốc gia, Tổng thống Trump đã tuyên bố áp mức thuế 25% và 10% lần lượt đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01-6 vừa qua. Mỹ cũng thời áp mức thuế quan đối với số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD.
Các nhà phân tích đang theo dõi chặt chẽ tình hình quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh những đồn đoán rằng chính quyền của Tổng thống Trump sẽ tiến hành áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc sớm nhất trong tuần này./.
Ngày 07-9, nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết tổng thu ngân sách cân đối 8 tháng ước đạt 871,8 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán, tăng 13,8% so cùng kỳ năm 2017. Trong số đó, thu nội địa, lũy kế thu 8 tháng ước đạt 695,8 nghìn tỷ đồng, bằng 63,3% dự toán, tăng 14,8% so cùng kỳ năm 2017. Không kể các khoản như thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước, thu hồi vốn ngân sách Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế và thu chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, thì số thu nội địa còn lại ước đạt 532,4 nghìn tỷ đồng, bằng 61,4% dự toán, tăng 12,7% so cùng kỳ năm 2017.
Bộ Tài chính đánh giá có 44/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 67%) và 60/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ năm 2017.
Thu từ dầu thô lũy kế thu 8 tháng ước đạt gần 40,9 nghìn tỷ đồng, bằng 113,9% dự toán (tăng 35,1% so cùng kỳ năm 2017). Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 199,7 nghìn tỷ đồng, bằng 70,6% dự toán, tăng 4% so cùng kỳ năm 2017. Chi ngân sách Nhà nước 8 tháng đạt 873,5 nghìn tỷ đồng, bằng 57,3% dự toán, tăng 10,2% so cùng kỳ năm 2017.
Về giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 176.836,765 tỷ đồng, đạt 44,24% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 45,57% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2017 đạt 38,38% kế hoạch Quốc hội giao và 44,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được bảo đảm. Trong tháng 8-2018, huy động vốn trong nước của Chính phủ qua phát hành trái phiếu Chính phủ đạt 14.260 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 119.261 tỷ đồng (bằng khoảng 43,2% kế hoạch năm).
Chỉ đạo của Thủ tướng về thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ các nguồn trong và ngoài nước. Theo Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025" (Đề án 844) hỗ trợ các tổ chức ươm tạo, đào tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Nghiên cứu đề xuất ban hành các chính sách cần thiết nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo hoạt động và phát triển. Thông qua Ban Điều hành Đề án 844, tổ chức các cuộc gặp thường niên với các nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước, quốc tế.
Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo Điều lệ tổ chức, hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), bổ sung quy định doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng nhận hỗ trợ của Quỹ, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Cụ thể, bổ sung hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần bảo đảm các điều kiện được hỗ trợ theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời bảo đảm các tiêu chí do Quỹ đề ra đối với từng ngành, lĩnh vực.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính xây dựng tiêu chí xác định nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ việc thành lập, hoạt động của các câu lạc bộ, mạng lưới các "nhà đầu tư thiên thần" trong nước và kết nối với mạng lưới các "nhà đầu tư thiên thần" toàn cầu để tăng cường đầu tư cho khởi nghiệp trong và ngoài Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế tài chính thực hiện Đề án 844 nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động và phát triển; trong đó có các nội dung chi phù hợp với khởi nghiệp sáng tạo như chi cho đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tham gia các vườn ươm/khu làm việc chung nổi tiếng trên thế giới.
Đồng thời, tạo điều kiện cho các hoạt động của đại diện khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; cho phép việc tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với các nội dung quan trọng như tìm hiểu thị trường, thuê chuyên gia, trả công lao động và thương mại hóa công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế tài chính cho Quỹ NATIF, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Theo đó, đối với các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần quy định cụ thể về các hình thức hỗ trợ, hạn mức hỗ trợ cho các nhóm dự án.
Xây dựng các nội dung chi và định mức chi phù hợp với hoạt động đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, xây dựng quy trình đánh giá, thẩm định các dự án để bảo đảm việc hỗ trợ có hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sao cho nhanh chóng và thuận lợi hơn đối với các trường hợp ngành nghề chưa có trong các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế đặc thù liên quan đến mua sắm công từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục triển khai đưa hoạt động đào tạo khởi nghiệp vào các trường đại học.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương nghiên cứu, trình Chính phủ phương án cử nhân lực chuyên trách hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp lớn trên thế giới; phương án thuê không gian làm việc chung tại các địa điểm đó để hỗ trợ một số doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng Việt Nam đặt cơ sở làm việc, kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia, mở rộng thị trường quốc tế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là nội dung liên quan tới bằng cấp tương tự tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho nhân lực nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp khởi nghiệp.
Giá trị của kinh tế biển ở Việt Nam mới đạt khoảng 80 tỷ đồng/km
“Chỉ số giá trị gia tăng của kinh tế biển chia cho chiều dài bờ biển của Việt Nam hiện mới chỉ ước đạt khoảng 3,6 triệu USD/km (tương đương khoảng hơn 80 tỷ đồng/km) so với mức bình quân của thế giới đạt khoảng 4 triệu USD/km bờ biển”.
Con số trên vừa được đại diện lãnh đạo Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong khuôn khổ Hội thảo về “Chính sách đại dương: Kinh nghiệm của Nhật Bản”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, ngày 05-9, tại Hà Nội.
Thông tin thêm tại sự kiện, đại diện Viện Chiến lược phát triển cho biết, sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển (từ năm 2007), kinh tế biển và ven biển Việt Nam đã thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế ở nhiều địa phương có biển.
Trong những năm qua, tổng sản phẩm của 28 tỉnh, thành phố ven biển tăng bình quân 7,5%/năm (cả nước tăng 6%/năm). Riêng năm 2017, tổng sản phẩm của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 60,5% GDP cả nước; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt xấp xỉ 65 triệu đồng (cả nước đạt 53,3 triệu đồng).
Mặc dù chỉ số giá trị gia tăng của kinh tế biển trong một thập kỷ qua có tăng, song theo nhận định của Viện Chiến lược phát triển, thì để Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển vẫn còn khoảng cách khá dài.
Báo cáo của Viện Chiến lược phát triển cho thấy, tăng trưởng kinh tế biển tuy khá cao nhưng mới bằng nhịp tăng trưởng chung của nền kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế có biển và tạo điều kiện để nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển.
Bên cạnh đó, hiệu quả tổng hợp, tính bền vững trong khai thác sử dụng điều kiện tiềm năng, nguồn lực từ biển còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế biển vẫn còn thiếu đồng bộ, đặc biệt còn thiếu kết cấu hạ tầng lớn; xuất phát điểm về khoa học - công nghệ liên quan đến biển, chất lượng nguồn nhân lực kinh tế biển còn hạn chế…
Bởi thế, để Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, Viện Chiến lược phát triển kiến nghị cần xác định rõ phát triển khu vực kinh tế biển là một hướng đột phá trong giai đoạn trước mắt và căn bản lâu dài; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ quản lý và phát triển kinh tế biển.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện môi trường pháp luật liên quan đến biển; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế biển; tăng cường các hoạt động đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi cho ngư dân và các thành phần kinh tế khai thác, sản xuất trên biển.
ECB kêu gọi châu Âu thành lập cơ quan chống rửa tiền
Thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Benoit Coeure ngày 07-9 cho biết châu Âu cần có một cơ quan chung về chống rửa tiền sau nhiều vụ việc xảy ra trong hệ thống ngân hàng của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cho thấy những lỗ hổng trong việc ngăn chặn tội phạm tài chính.
Phát biểu sau cuộc họp với các bộ trưởng tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tại Vienna (Áo), ông Coeure cho hay ECB ủng hộ bất kỳ sáng kiến nào dẫn tới một giải pháp tăng cường sự phối hợp và hài hòa nhắm ứng phó nạn rửa tiền và theo điều kiện lý tưởng thì đây sẽ là một cơ quan chung về phòng chống rửa tiền của châu Âu.
Ý tưởng về việc thành lập một cơ quan như trên cũng đã được đề cập tới trong một kế hoạch sơ bộ mà các nhà quản lý EU đưa ra hồi tuần trước nhằm tăng cường khả năng phòng chống của EU trước nạn rửa tiền. Tuy vậy, theo kế hoạch này, một cơ quan như vậy có thể chỉ có thể là một lựa chọn về lâu dài và những biện pháp đề xuất như chấp thuận những hướng dẫn về cách thức ứng phó nạn rửa tiền và tăng cường hợp tác giữa EU và các cơ quan quốc gia có trách nhiệm chống tội phạm tài chính và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Kế hoạch trên đã được soạn thảo những vụ việc tình nghi về nạn rửa tiền tại các ngân hàng ở Malta, Latvia, Estonia và Đan Mạch và ngay trước khi “đại gia” ngân hàng ING (Hà Lan) trong tuần này đồng ý nộp phạt vì không ngăn chặn được hành vi rửa tiền.
Theo ông Mario Centeno, Chủ tịch Eurogroup, sự giám sát này là một trách nhiệm mang tính chia sẻ, liên quan tới các quốc gia và cơ quan ở châu Âu.
Nhập khẩu đạt mức kỷ lục khiến thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 05-9, thâm hụt thương mại của nước này đã tăng lên 50,1 tỷ USD trong tháng Bảy do nhập khẩu đạt mức kỷ lục. Cụ thể, xuất khẩu đã giảm mạnh trong tháng Bảy khi hàng hóa Mỹ đối mặt với các biện pháp đáp trả thuế quan ở nhiều nước. Chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã tăng hơn 4 tỷ USD, tương đương 9,5%, lên 50,1 tỷ USD.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp thâm hụt thương mại của Mỹ tăng sau khi xuất khẩu đã tăng vọt trong tháng Năm, giúp bù đắp được ảnh hưởng từ các biện pháp thuế quan nhằm vào sản phẩm Mỹ xuất sang nước ngoài.
Nhập khẩu của Mỹ trong tháng Bảy đã tăng 0,9% lên 261,2 tỷ USD, mức kỷ lục cả về sức mua hàng hóa lẫn dịch vụ. Trong khi đó, xuất khẩu đã giảm 1% xuống 211,1 tỷ USD, với số lượng hàng hóa công nghiệp và dầu mỏ đạt mức kỷ lục.
Doanh thu từ mặt hàng đậu tương đã giảm 700 triệu USD do các biện pháp thuế quan từ Trung Quốc, trong khi nhập khẩu dầu mỏ đạt mức cao nhất trong bốn năm lên 23,6 tỷ USD, với mức giá trung bình cao nhất trong bốn năm là 64,63 USD/thùng. Xuất khẩu và nhập khẩu ôtô đều tăng, song mặt hàng máy bay lại giảm 1,6 tỷ USD.
Xét theo thị trường, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên mức kỷ lục lần lượt là 36,8 tỷ USD và 17,6 tỷ USD, diễn biến này trái ngược với những tuyên bố của Tổng thống Trump khi ông quyết định áp đặt thuế quan.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại với Canada cũng tăng từ 1 tỷ USD lên 3,1 tỷ USD. Trái ngược với xu hướng này, thâm hụt với Mexico lại giảm gần 2 tỷ USD xuống 5,5 tỷ USD.
Trước đó, với lý do an ninh quốc gia, Tổng thống Trump đã tuyên bố áp mức thuế 25% và 10% lần lượt đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01-6 vừa qua. Mỹ cũng thời áp mức thuế quan đối với số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD.
Các nhà phân tích đang theo dõi chặt chẽ tình hình quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh những đồn đoán rằng chính quyền của Tổng thống Trump sẽ tiến hành áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc sớm nhất trong tuần này./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-9-2018)  (11/09/2018)
Việt Nam-Hungary nâng khuôn khổ quan hệ lên mức "Đối tác toàn diện"  (10/09/2018)
Việt Nam mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường chuyển giao công nghệ  (10/09/2018)
Xu thế già hóa dân số ở nước ta hiện nay và yêu cầu nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi  (10/09/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 03 đến ngày 09-9-2018  (10/09/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-9-2018)  (10/09/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay