Đồng sàng dị mộng
21:55, ngày 04-07-2013
TCCSĐT - Trong những ngày vừa qua có nhiều động thái mới liên quan đến đàm phán hòa bình cho Áp-ga-ni-xtan, đặc biệt từ sau khi Mỹ và NATO trao cho chính phủ nước này trách nhiệm bảo đảm an ninh cho toàn bộ đất nước mình. Sự kiện này được xem như một cú hích buộc tất cả các bên liên quan phải chuyển động, đặc biệt là phải chuẩn bị để có được vị thế thuận lợi nhất cho “cuộc chơi mới” ở đất nước này sau khi Mỹ rút hết quân trong năm 2014.
Việc mà các bên bây giờ cần làm là gấp rút tiến hành các cuộc đàm phán về giải pháp chính trị cho Áp-ga-ni-xtan từ sau năm 2014. Để làm việc đó, Ta-li-ban đã lựa chọn Ca-ta làm nơi đặt văn phòng liên lạc bởi tiểu quốc này được coi là nước trung lập, có quan hệ khá cân bằng với tất cả các bên liên quan và có vai vế nhất định trong thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, Ca-ta không phải một trong ba quốc gia đã công nhận Ta-li-ban thời lực lượng này lên nắm quyền ở Áp-ga-ni-xtan và bản thân Chính phủ Áp-ga-ni-xtan cũng không muốn Ta-li-ban chính thức công khai hiện diện và có đại diện ở Ca-ta.
Thực tế thì từ trước đó, cả Mỹ lẫn Chính phủ Áp-ga-ni-xtan đều đã bí mật tiếp xúc riêng với Ta-li-ban. Nhưng bây giờ, tất cả mới đưa nhau ra công khai, một phần vì đã đến lúc các bên buộc phải đàm phán với nhau và phần nữa là vì muốn tạo ra áp lực đối với cả hai phía. Giải pháp chính trị được tất cả các bên coi là mục tiêu cùng phấn đấu nhưng lợi ích của họ ở giải pháp này lại khác nhau. Sau hơn 12 năm, Mỹ và NATO cùng với Chính phủ Áp-ga-ni-xtan đã không tiêu diệt được lực lượng Ta-li-ban mà ngược lại, họ còn khiến phía Ta-li-ban ý thức được rằng, Mỹ và NATO cho dù rút hết quân về cũng sẽ không để lực lượng này tái lập thể chế như trước đây ở Áp-ga-ni-xtan. Do đó, giải pháp chính trị là cách để các bên ràng buộc và kiềm chế lẫn nhau.
Chính phủ Áp-ga-ni-xtan cần giải pháp chính trị này để phân hóa nội bộ Ta-li-ban, cô lập bộ phận cực đoan trong Ta-li-ban và tập hợp những lực lượng chính trị cũng như vũ trang khác ở Áp-ga-ni-xtan. Còn lực lượng Ta-li-ban lại muốn có giải pháp chính trị nhằm phân hóa giữa Mỹ và Chính phủ Áp-ga-ni-xtan cũng như phân hóa giữa Chính phủ Áp-ga-ni-xtan với Liên quân phương Bắc của lực lượng này để vừa bảo tồn tiềm lực quân sự lại vừa giành về vai trò chính trị quan trọng như vốn có. Trong khi Mỹ phải nỗ lực đạt tới giải pháp chính trị vì chỉ như vậy họ mới ngăn ngừa được nguy cơ nội chiến tái phát ở Áp-ga-ni-xtan, mới bảo vệ được chính thể mới ở đất nước này trước mối đe dọa về an ninh từ lực lượng Ta-li-ban, hay nói cách khác mới bảo tồn được lợi ích của Mỹ ở quốc gia này sau khi không còn binh lính trấn giữ những nơi trọng yếu ở Áp-ga-ni-xtan.
Chính vì thế mà bên nào cũng chơi trò bắt cá hai tay. Mỹ và Chính phủ Áp-ga-ni-xtan tìm đến khả năng đàm phán về thỏa thuận an ninh mới cho thời kỳ sau năm 2014 và phối hợp hành động ứng phó với lực lượng Ta-li-ban. Trong khi giải pháp chính trị chủ yếu của khu vực phải dựa trên kết quả đàm phán giữa Chính phủ Áp-ga-ni-xtan và Ta-li-ban, thì Mỹ đã tính đến việc phải làm cách nào để cho lợi ích của họ ở Áp-ga-ni-xtan hay trong khu vực không bị ảnh hưởng cũng như vai trò của Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan thời hậu chiến không bị suy giảm. Trong khi đó Ta-li-ban lại muốn sử dụng khuôn khổ diễn đàn đàm phán song phương với Mỹ và Chính phủ Áp-ga-ni-xtan làm đối trọng.
Ở thời hậu chiến, Ta-li-ban vẫn phải lo ngại và dè chừng Mỹ nhiều hơn Chính phủ Áp-ga-ni-xtan, tương tự như Mỹ phải đề phòng lực lượng này. Điều đó lý giải vì sao Chính phủ Áp-ga-ni-xtan rất sợ và phải nỗ lực ngăn ngừa khả năng Mỹ và Ta-li-ban "đi đêm" với nhau, dàn xếp mọi chuyện trên đầu mình và rồi áp đặt giải pháp cho quá trình đàm phán giữa Chính phủ nước này với lực lượng Ta-li-ban. Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai đã phải tuyên bố ngừng đàm phán về thỏa thuận an ninh mới với Mỹ khi thấy cường quốc này định đàm phán riêng lẻ với Ta-li-ban.
Trong bối cảnh chung và với sự khác biệt lợi ích như thế giữa các bên liên quan, quá trình đàm phán về giải pháp chính trị cho Áp-ga-ni-xtan tuy có thể sớm được bắt đầu ở các khuôn khổ diễn đàn khác nhau, nhưng không dễ sớm đi tới kết quả cuối cùng. Lòng tin lẫn nhau vẫn chưa có và chủ định thủ thế có lợi nhất cho thời mới vẫn đang chế ngự mọi suy tính lợi ích của các bên. Tình trạng “đồng sàng, dị mộng” này thật sự chẳng tốt lành chút nào cho tương lai của Áp-ga-ni-xtan cũng như an ninh, ổn định ở cả khu vực./.
Thực tế thì từ trước đó, cả Mỹ lẫn Chính phủ Áp-ga-ni-xtan đều đã bí mật tiếp xúc riêng với Ta-li-ban. Nhưng bây giờ, tất cả mới đưa nhau ra công khai, một phần vì đã đến lúc các bên buộc phải đàm phán với nhau và phần nữa là vì muốn tạo ra áp lực đối với cả hai phía. Giải pháp chính trị được tất cả các bên coi là mục tiêu cùng phấn đấu nhưng lợi ích của họ ở giải pháp này lại khác nhau. Sau hơn 12 năm, Mỹ và NATO cùng với Chính phủ Áp-ga-ni-xtan đã không tiêu diệt được lực lượng Ta-li-ban mà ngược lại, họ còn khiến phía Ta-li-ban ý thức được rằng, Mỹ và NATO cho dù rút hết quân về cũng sẽ không để lực lượng này tái lập thể chế như trước đây ở Áp-ga-ni-xtan. Do đó, giải pháp chính trị là cách để các bên ràng buộc và kiềm chế lẫn nhau.
Chính phủ Áp-ga-ni-xtan cần giải pháp chính trị này để phân hóa nội bộ Ta-li-ban, cô lập bộ phận cực đoan trong Ta-li-ban và tập hợp những lực lượng chính trị cũng như vũ trang khác ở Áp-ga-ni-xtan. Còn lực lượng Ta-li-ban lại muốn có giải pháp chính trị nhằm phân hóa giữa Mỹ và Chính phủ Áp-ga-ni-xtan cũng như phân hóa giữa Chính phủ Áp-ga-ni-xtan với Liên quân phương Bắc của lực lượng này để vừa bảo tồn tiềm lực quân sự lại vừa giành về vai trò chính trị quan trọng như vốn có. Trong khi Mỹ phải nỗ lực đạt tới giải pháp chính trị vì chỉ như vậy họ mới ngăn ngừa được nguy cơ nội chiến tái phát ở Áp-ga-ni-xtan, mới bảo vệ được chính thể mới ở đất nước này trước mối đe dọa về an ninh từ lực lượng Ta-li-ban, hay nói cách khác mới bảo tồn được lợi ích của Mỹ ở quốc gia này sau khi không còn binh lính trấn giữ những nơi trọng yếu ở Áp-ga-ni-xtan.
Chính vì thế mà bên nào cũng chơi trò bắt cá hai tay. Mỹ và Chính phủ Áp-ga-ni-xtan tìm đến khả năng đàm phán về thỏa thuận an ninh mới cho thời kỳ sau năm 2014 và phối hợp hành động ứng phó với lực lượng Ta-li-ban. Trong khi giải pháp chính trị chủ yếu của khu vực phải dựa trên kết quả đàm phán giữa Chính phủ Áp-ga-ni-xtan và Ta-li-ban, thì Mỹ đã tính đến việc phải làm cách nào để cho lợi ích của họ ở Áp-ga-ni-xtan hay trong khu vực không bị ảnh hưởng cũng như vai trò của Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan thời hậu chiến không bị suy giảm. Trong khi đó Ta-li-ban lại muốn sử dụng khuôn khổ diễn đàn đàm phán song phương với Mỹ và Chính phủ Áp-ga-ni-xtan làm đối trọng.
Ở thời hậu chiến, Ta-li-ban vẫn phải lo ngại và dè chừng Mỹ nhiều hơn Chính phủ Áp-ga-ni-xtan, tương tự như Mỹ phải đề phòng lực lượng này. Điều đó lý giải vì sao Chính phủ Áp-ga-ni-xtan rất sợ và phải nỗ lực ngăn ngừa khả năng Mỹ và Ta-li-ban "đi đêm" với nhau, dàn xếp mọi chuyện trên đầu mình và rồi áp đặt giải pháp cho quá trình đàm phán giữa Chính phủ nước này với lực lượng Ta-li-ban. Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai đã phải tuyên bố ngừng đàm phán về thỏa thuận an ninh mới với Mỹ khi thấy cường quốc này định đàm phán riêng lẻ với Ta-li-ban.
Trong bối cảnh chung và với sự khác biệt lợi ích như thế giữa các bên liên quan, quá trình đàm phán về giải pháp chính trị cho Áp-ga-ni-xtan tuy có thể sớm được bắt đầu ở các khuôn khổ diễn đàn khác nhau, nhưng không dễ sớm đi tới kết quả cuối cùng. Lòng tin lẫn nhau vẫn chưa có và chủ định thủ thế có lợi nhất cho thời mới vẫn đang chế ngự mọi suy tính lợi ích của các bên. Tình trạng “đồng sàng, dị mộng” này thật sự chẳng tốt lành chút nào cho tương lai của Áp-ga-ni-xtan cũng như an ninh, ổn định ở cả khu vực./.
Đổi điền, dồn thửa: nhìn từ thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa  (04/07/2013)
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 7  (03/07/2013)
Thành lập Lữ đoàn Không quân thuộc Quân chủng Hải quân  (03/07/2013)
Ban Chấp hành Đảng bộ các tỉnh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2013  (03/07/2013)
Bước tiến mới trong quan hệ láng giềng  (03/07/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên