TCCS - Thị xã Quảng Yên là một trong những địa phương trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Cấp ủy, chính quyền thị xã luôn quyết liệt, sáng tạo trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ. Ngay sau khi hoàn thành đại hội đảng bộ các cấp, Ðảng bộ thị xã đã sớm triển khai đưa nghị quyết vào cuộc sống bằng những việc cụ thể, nhằm tạo chuyển biến và hiệu quả ngay từ đầu nhiệm kỳ.
Một trong những mục tiêu Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thị xã Quảng Yên đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là xây dựng Quảng Yên thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics. Mục tiêu này xuất phát từ lợi thế về vị trí địa lý nằm ở trung tâm tam giác kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), liền kề với Uông Bí, Hạ Long và thành phố Hải Phòng là những trung tâm đô thị, du lịch lớn, thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt. Để cụ thể hóa mục tiêu trên, thị xã đã tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ cảng biển - logistics, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, điện tử; sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghệ thông tin; công nghiệp vật liệu mới; công nghiệp chế tạo thân thiện với môi trường, tạo nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.
Khu công nghiệp Đông Mai hiện nay đã thu hút được 19 dự án với vốn đầu tư đăng ký trên 350 triệu USD. Trong đó, nhiều dự án thứ cấp đã hoàn thành đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, có sản phẩm xuất khẩu, tạo năng lực mới cho tăng trưởng của tỉnh, như: Dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn; Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và các cụm thiết bị điện ôtô Yazaki; Nhà máy sản xuất loa và tai nghe Tonly Technology Limited; Nhà máy Bumjin Electronics... tạo việc làm cho hơn 7.400 lao động. Dự kiến, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp này sẽ đạt gần 1 tỷ USD trong năm 2021. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Quảng Yên còn có 4 khu công nghiệp là Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Sông Khoai, Bạch Đằng đều có vị trí đắc địa, mặt bằng rộng, cùng cơ chế, chính sách ưu đãi nhất, tạo được sức hút lớn với các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế.
Cùng với tập trung thực hiện mục tiêu trên, Quảng Yên cũng đề ra, triển khai các đầu việc cụ thể, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã, bằng các giải pháp đồng bộ, như hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách vào phát triển các ngành có tiềm năng như dịch vụ logistics, hậu cần cảng biển, du lịch, thương mại... để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cảng Tiền Phong (Nam Tiền Phong và Bắc Tiền Phong); thu hút đầu tư xây dựng, phát triển trung tâm logistics tại Khu công nghiệp dịch vụ đa năng Đầm Nhà Mạc; ưu tiên phát triển hệ thống kho, bến, bãi phục vụ hoạt động trung chuyển hàng hóa qua địa bàn, cung ứng nguyên liệu, cất giữ sản phẩm của các khu công nghiệp.
Để xây dựng Quảng Yên thành điểm du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Quảng Ninh - Hải Phòng - Cát Bà, thị xã đã tích cực hỗ trợ các tập đoàn kinh tế lớn đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp trên địa bàn. Tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch kết hợp với các hoạt động quảng bá, hợp tác để nhanh chóng đưa các công trình vào khai thác. Cùng với đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành ngân sách; đa dạng hóa nguồn lực để đầu tư phát triển; điều chỉnh quy hoạch chung của thị xã cho phù hợp với định hướng phát triển mới; huy động tối đa mọi nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ...
Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Quảng Yên luôn đạt ở mức cao. Năm 2020, dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 16,5%; thu ngân sách nhà nước đạt 799,5 tỷ đồng, tăng 42,8% so với dự toán tỉnh giao, cao nhất từ trước đến nay. Trong 5 tháng đầu năm 2021, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực tăng mạnh. Giá trị sản xuất 5 tháng đạt 68,1% kế hoạch; thu ngân sách nhà nước đạt 64,6% dự toán, tăng 131,4% so với cùng kỳ. Kết cấu hạ tầng của địa phương, nhất là hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn được ưu tiên đầu tư, gắn với việc phát triển xây dựng Quảng Yên trở thành một trung tâm kinh tế mới của tỉnh Quảng Ninh./.
Huyện Đầm Hà tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao  (16/11/2021)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay