Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Trước hết, thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin gửi tới toàn thể các đồng chí về dự Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng lời thăm hỏi và lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc các đồng chí luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành tích trên các cương vị công tác của mình.
Theo chương trình, Hội nghị Trung ương lần này sẽ:
1- Thảo luận và thông qua các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng gồm:
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020; Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.
2- Thảo luận về Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
3- Quyết định về số lượng và định hướng phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; và một số vấn đề khác.
Đây là những nội dung rất quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XI của Đảng. Trước khi Trung ương thảo luận, tôi xin phát biểu một số ý kiến.
Thưa các đồng chí:
Các văn kiện trình Hội nghị Trung ương lần này đã được gửi tới các đồng chí. Đây là những văn kiện đã được bổ sung, chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của Trung ương, các đồng chí nguyên là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ, của cán bộ chủ chốt các tỉnh ủy, thành ủy, của một số cán bộ lãnh đạo và quản lý lâu năm trong các lĩnh vực và của một số nhà khoa học trong Hội đồng Lý luận Trung ương và trong các chương trình khoa học cấp Nhà nước.
Nhiều nội dung văn kiện đã đạt được sự nhất trí cao, song cũng còn một số ý kiến cần được Hội nghị chúng ta nghiên cứu, thảo luận để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh. Những ý kiến đó đã được nêu trong các tờ trình của Bộ Chính trị trước Trung ương. Đối với dự thảo Cương lĩnh ( bổ sung, phát triển năm 2011) và dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, do đã được thảo luận qua 2 kỳ Hội nghị Trung ương, nên ý kiến khác nhau không nhiều, nhưng lại rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự thống nhất cao. Riêng Báo cáo Chính trị, theo quyết nghị của Hội nghị Trung ương X, sẽ bao gồm cả các phần về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và công tác xây dựng Đảng. Hội nghị Trung ương 11 đã thông qua Đề cương chi tiết, tại Hội nghị này chúng ta mới thảo luận và cho ý kiến toàn văn. Báo cáo Chính trị là một bước cụ thể hóa Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 trong giai đoạn 5 năm trước mắt. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, chúng ta sẽ kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đánh giá đúng thành tựu, ưu điểm, khuyết điểm và rút ra những bài học thiết thực, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản để phát triển đất nước trong 5 năm 2011-2015.
Thưa các đồng chí:
Tại Hội nghị Trung ương 11, chúng ta đã thảo luận và biểu thị sự thống nhất cao về sự cần thiết phải nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, về những vấn đề cần nghiên cứu và những quan điểm chỉ đạo quá trình nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Tại Hội nghị lần này, chúng ta sẽ đi sâu thảo luận Báo cáo Tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa X và xem xét, quyết nghị những nội dung đề nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng để lấy ý kiến đại hội các cấp trước khi trình Đại hội XI của Đảng. Đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng Đảng về tổ chức. Trong quá trình nghiên cứu, thảo luận vấn đề này, chúng ta phải quán triệt và vận dụng đúng đắn các quan điểm chỉ đạo, kiên định các nguyên tắc cơ bản về Đảng và xây dựng Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ bổ sung, sửa đổi những gì đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, cần thiết và phổ biến; phát huy dân chủ trí tuệ trong thảo luận, bảo đảm sự thống nhất cao trong toàn Đảng về những nội dung bổ sung, sửa đổi. Bổ sung, sửa đổi Điều lệ phải làm cho Đảng ta ngày càng phát triển vững mạnh thêm, ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo trong thời kỳ mới.
Thưa các đồng chí:
Chúng ta đã trải qua 1/4 thế kỷ thực hiện công cuộc đổi mới với những kết quả đạt được là to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Quá trình hội nhập quốc tế của đất nước có bước tiến quan trọng với thời cơ mới và cũng nhiều thách thức mới. Những năm sắp tới đối với chúng ta là thời kỳ mà cả thời cơ và thách thức đều rất lớn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là bầu Ban Chấp hành Trung ương để gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hoàn thành sứ mệnh vẻ vang đó. Vừa qua, trên cơ sở kế thừa công tác chuẩn bị nhân sự từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, Tiểu ban Nhân sự đã chuẩn bị dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ khóa XI. Tiểu ban Nhân sự đã tổ chức Hội nghị cán bộ để hướng dẫn và xin ý kiến ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tổ chức Hội nghị để các đồng chí nguyên lãnh đạo của Đảng, Nhà nước góp ý. Sau đó, Tiểu ban tiếp thu các ý kiến đóng góp và báo cáo Bộ Chính trị xem xét, hoàn chỉnh văn bản, trình Hội nghị Trung ương lần này.
Vấn đề đặt ra là phải từ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, từ thực tế tình hình đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, đặc biệt là phải trên cơ sở xác định yêu cầu về xây dựng Ban Chấp hành Trung ương đủ phẩm chất và năng lực, tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, có số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa, phát triển, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng để chúng ta xây dựng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới. Vì vậy đề nghị các đồng chí cần tập trung phân tích, làm rõ các nội dung về tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, độ tuổi, về quy trình giới thiệu và lựa chọn nhân sự để qua đó chúng ta xây dựng được phương hướng công tác nhân sự phù hợp, làm cơ sở lựa chọn và bầu được những đồng chí tiêu biểu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, xây dựng được Ban Chấp hành Trung ương có đủ năng lực về lý luận và thực tiễn, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sáng, được tín nhiệm cao trong Đảng cũng như với nhân dân, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thưa các đồng chí:
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng( khóa X).
Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp
Xin trân trọng cảm ơn./.
Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”  (22/03/2010)
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khu dân cư  (20/03/2010)
Đảng bộ Tân Hiệp lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn  (20/03/2010)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay