TCCS - Để Hà Nội an toàn hơn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần tôn trọng các quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Đồng thời đề ra nhiều chủ trương, thực hiện các giải pháp thiết thực, cụ thể, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời gian tới.
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp, chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, có quy mô dân số đông, nên chỉ một tác động của thời tiết cực đoan, thiên tai sẽ gây ra những tổn thất rất lớn. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều biện pháp, chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, như tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân về thiên tai, biến đổi khí hậu; dành nhiều nguồn lực đầu tư gia cố kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Người dân Thủ đô được trang bị những kỹ năng cơ bản để phòng, tránh một số hình thái thời tiết bất thường, nguy hiểm, nên hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai được nâng lên rõ rệt. Thực tế công tác phòng, chống thiên tai tại Hà Nội đang tồn tại một số bất cập, như nguy cơ lũ lụt giảm, nhưng lại gia tăng úng ngập mỗi khi xảy ra mưa lớn ở một số địa phương; nhiều trạm bơm dọc sông Hồng không thể lấy nước vụ xuân dù khối lượng nước xả đã tăng gấp đôi. Mặc dù Hà Nội có số lượng công trình thủy lợi, mạng lưới tiêu thoát nước đô thị thuộc nhóm lớn nhất quốc gia nhưng những năm gần đây người dân các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức vẫn phải hứng chịu và tiếp tục đối mặt nguy cơ ngập lụt khi xảy ra các trận mưa lớn, kéo dài. Hà Nội là địa phương có hệ thống đê sông lớn nhất miền Bắc nhưng cũng chỉ đáp ứng yêu cầu chống lũ theo thiết kế, khó trụ vững khi các hồ đập trên thượng nguồn xảy ra sự cố... Ngoài ra, hàng nghìn héc ta đất nông nghiệp thuộc địa bàn các huyện, thị xã: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây... có nguy cơ thiếu nước sản xuất vụ xuân nếu hồ thủy điện không điều tiết, bổ sung kịp thời nguồn nước cho sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống... Mặt khác, thành phố đã thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến pháp luật đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai. Thế nhưng thực tế, nhiều địa phương vẫn để xảy ra tình trạng xâm hại công trình thủy lợi, hệ thống đê điều gây cản trở dòng chảy. Một số đơn vị, địa phương chưa xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai cụ thể, sát thực tế. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở chưa nhận thức được tầm quan trọng, tính phức tạp, khẩn cấp của thiên tai, nên có lúc còn chủ quan, lơ là, dẫn tới sự lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa kịp thời, kiên quyết. Nguồn lực để thực thi các chương trình, dự án, đề án còn thiếu, trong khi nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa quan tâm đến yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai... Đây là tồn tại, vướng mắc chính gây nên những nghịch lý kể trên.
Để Hà Nội an toàn hơn trước thiên tai
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai, qua đó giảm tổn thất, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thời gian tới, thành phố Hà Nội đề ra nhiều chủ trương, giải pháp và những chương trình hành động thiết thực, giải pháp cụ thể.
Ngày 17-3-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 379/QĐ-TTg, phê duyệt, “Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Cùng với đó, ngày 17-3-2021, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình 05-CTr/TU, về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu: Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê tương ứng với mực nước lũ thiết kế trên các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Đáy...; bảo đảm thoát nước khu vực nội thành nhanh về các nguồn tiêu với trận mưa có cường độ dưới 100mm/2 giờ (đối với hệ thống cống) và dưới 310mm/2 ngày (đối với toàn bộ hệ thống); triển khai chống úng thắng lợi cho khu vực ngoại thành khi có mưa dưới 300mm/3 ngày vào giữa vụ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi ở mức thiết kế.
Thành phố Hà Nội sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành và Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy. Bố trí kinh phí, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm bơm: Phù Sa, Thanh Điềm, Ấp Bắc, Đông Mỹ, Yên Thái, Cụm công trình đầu mối Liên Mạc... để thích ứng mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp, hỗ trợ tiêu úng cho khu vực nội thành, giảm thời gian ngập lụt cho vùng thấp trũng khu vực ngoại thành; nạo vét các sông nội địa, như sông Nhuệ, sông Đáy, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích để tăng khả năng dẫn và tiêu nước khi vận hành các trạm bơm; tiếp tục củng cố, nâng cấp các tuyến đê sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Đuống, sông Tích, Bùi, Mỹ Hà, giúp chống lũ ở mức cao hơn, đáp ứng nhu cầu giao thông phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương hoàn thành 166 dự án nâng cao năng lực hệ thống chống lũ và úng ngập tại thành phố.
Biến đổi khí hậu đã khiến sông Hồng có tổng lượng nước 118 tỷ mét khối/năm, nhưng 70% tập trung vào mùa lũ trong khi mùa khô hạn thì lại thiếu. Và chỉ một trận lũ lớn đầu thế kỷ XXI đã khiến các sông: Đáy, Tích, Bùi phải “cõng” tới 40 tỷ mét khối nước, vượt gấp nhiều lần năng lực hiện có của các dòng sông. Chúng ta không thể chống lại sức mạnh của tự nhiên mà chỉ có thể ứng xử hài hòa và tôn trọng quy luật tự nhiên. Do vậy, ngoài nâng cao năng lực công trình phòng, chống thiên tai, Hà Nội sẽ quan tâm nhiều hơn các giải pháp phi công trình, như hợp tác chặt chẽ với cơ quan khí tượng thủy văn và cơ quan truyền thông để kịp thời cung cấp các bản tin dự báo, truyền tải thông tin cảnh báo thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân; tiếp tục thực hiện đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” đến năm 2025 và các năm tiếp theo. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong các trường học và tới các cộng đồng dễ bị tổn thương; qua đó, nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, kỹ năng cơ bản phòng tránh thiên tai cho người dân Thủ đô, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng./.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc giám sát, bảo đảm chính sách an sinh xã hội  (30/09/2021)
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội  (30/09/2021)
Chuyển biến nếp sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên (thành phố Hà Nội)  (29/09/2021)
Hà Nội đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững  (27/09/2021)
Một số kinh nghiệm bước đầu của Hà Nội trong phòng, chống dịch COVID-19  (26/09/2021)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay