Tăng cường công tác phòng, chống dịch tay chân miệng
TCCSĐT - Nhằm chủ động phòng chống dịch tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, chiều 01-10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn số 1030/DP-DT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.
Nội dung công văn nêu rõ, các Sở Y tế phải tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn, tập trung vào những vùng có số ca mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch. Đồng thời, các địa phương thực hiện nghiêm Công văn số 4962/BYT-DP của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè thu, trong đó có dịch tay chân miệng.
Các địa phương tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng bằng nhiều hình thức.
Các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoạt động truyền thông sâu rộng phòng, chống dịch tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo; bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện cho người chăm sóc trẻ em rửa tay thường xuyên, làm sạch các bề mặt đồ chơi bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý kịp thời.
Công văn cũng yêu cầu ngành chức năng giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện các ổ dịch mới phát sinh; khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội phòng, chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.
Các bệnh viện tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, lưu ý với các bệnh nhân nặng, hạn chế các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong; thực hiện tốt việc phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện và các cơ sở điều trị, đặc biệt giữa bệnh tay chân miệng và bệnh sởi, viêm phổi, viêm đường hô hấp khác.
Các địa phương chủ động kinh phí để bảo đảm nhu cầu thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát, phát hiện, điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế.
Ngành chức năng tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch; có biện pháp chỉ đạo kịp thời để khắc phục tồn tại của địa phương, tập trung cao độ các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn dịch tay chân miệng lan rộng, kéo dài.
Theo thông báo giám sát bệnh truyền nhiễm trong 9 tháng năm 2018, cả nước ghi nhận hơn 53.500 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số ca mắc cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%, tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội… Dự báo, dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới và chưa có vắc xin phòng bệnh./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng sản phẩm nội địa tăng 7,89% so cùng kỳ  (02/10/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng sản phẩm nội địa tăng 7,89% so cùng kỳ  (02/10/2018)
Tập trung vào các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu chính sách dân số và phát triển  (02/10/2018)
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần  (02/10/2018)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 24 đến ngày 30-9-2018)  (02/10/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 24 đến 30-9-2018  (01/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên