Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Hà Nội
TCCSĐT - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chuẩn tiếp cận pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 và việc thực hiện kế hoạch số 237/KH-UBND, ngày 27-12-2016, của Ủy ban nhân dân thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017 đã đạt được những kết quả quan trọng.
Thực hiện chủ đề “Năm kỷ cương hành chính 2017”, ngay từ đầu năm 2017 các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện đã đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thành phố; chế độ công vụ, công chức, cải cách hành chính; trật tự xây dựng; các quy định về trật tự, văn minh đô thị cho cán bộ công chức, viên chức và nhân dân thông qua nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị. Qua đó, đã nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô.
Công tác tuyên truyền trật tự an toàn giao thông được Công an Thành phố đẩy mạnh với việc tổ chức 58 buổi tuyên truyền trực tiếp Luật Giao thông đường bộ, đường sắt với tổng số 25. 811 lượt người tham gia; tổ chức phát 1.680 tờ rơi tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người tham gia giao thông; tuyên truyền lưu động 1.545 lượt bằng loa cảnh sát trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ… qua đó bước đầu đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác quản lý, điều hành, thi hành công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân Thủ đô. Sáu tháng đầu năm 2017, các cấp, các ngành của thành phố, trong đó nòng cốt là lực lượng Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về công tác phòng cháy, chữa cháy bằng nhiều hình thức và biện pháp có chiều sâu, cụ thể đã mở 3 đợt tuyên truyền tại khu dân cư, các loại hình cơ sở trọng điểm về cháy nổ, như nhà cao tầng, chung cư mini, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ tổ chức sự kiện, các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa (karaoke, vũ trường, quán bar, khách sạn, nhà nghỉ…) cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí gas, cơ sở kinh doanh kho, bãi….; tổ chức 604 buổi tuyên truyền, nói chuyện về phòng cháy, chữa cháy với hơn 17.850 người tham dự; mở 857 lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho 3.629 cơ sở; phát hành 166.000 tờ gấp khuyến cáo an toàn về phòng cháy, chữa cháy tới các cơ sở trọng điểm về cháy nổ, các hộ gia đình; tổ chức tuyên truyền trên chuyên mục “An toàn phòng cháy, chữa cháy”, “Sống an toàn” và “Chào buổi sáng” của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trên hệ thống loa an toàn giao thông tại 22 nút giao thông trọng điểm; hướng dẫn các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy tại nơi làm việc, đặc biệt là sinh hoạt tại gia đình. Đặc biệt, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy” dưới hình thức thi sân khấu.
Trong tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng nếp sống văn hóa, an toàn thực phẩm, phòng, chống tội phạm, các cấp, các ngành của thành phố đã tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo, về xây dựng nếp sống văn minh đô thị; tăng cường kiểm tra xử lý các hoạt động quảng cáo, rao vặt gây mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn Thủ đô. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Tổ chức cuộc thi ảnh báo chí “Người Hà Nội ứng xử văn minh, thanh lịch năm 2017” cho mọi công dân Việt Nam, người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài đang sống, học tập và làm việc tại Việt Nam và cuộc thi ảnh “Hà Nội đẹp và chưa đẹp”; thành lập và triển khai các đội hình: đội hình tuyên truyền, giữ gìn vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị và đội hình Camera 360 trẻ; tổ chức “Tọa đàm Thanh niên Thủ đô - ứng xử văn hóa, hành động văn minh”, với sự tham gia của 200 đoàn viên, thanh niên Thủ đô đến từ khối các trường trung học phổ thông, khối đại học, cao đẳng, học viên và khối dân cư trên địa bàn; in ấn 20.000 cuốn sổ tay quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quy tắc ứng xử nơi công cộng triển khai tại các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
Một trong những giải pháp được thành phố Hà Nội tập trung nhằm hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn là đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của Luật An toàn thực phẩm, các văn bản pháp luật về vệ sinh phòng dịch, vệ sinh trong giết mổ, vận chuyển, buôn bán thực phẩm gia súc, gia cầm; Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Pháp lệnh Giống cây trồng và các quy định về sản xuất, kinh doanh rau an toàn; tác hại của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe con người. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm của người dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả trên địa bàn Thành phố.
Công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành của Thành phố tổ chức thông qua các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống tội phạm, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua hoạt động phong trào nhân dân tự quản, các cuộc họp tổ dân phố, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động của các cụm liên kết…; tổ chức tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn mới của các loại tội phạm; gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên các báo, đài và trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn. Triển khai các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố triển khai, như Cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật dân sự 2015”, “Người tốt, việc tốt” trong việc thực hiện kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy” dưới hình thức thi sân khấu.
Trong 6 tháng đầu năm triển khai Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố đã tham mưu giúp UBND Thành phố thường xuyên tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật mới ban hành cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp, tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố, như Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Tiếp công dân, Luật Bán đấu giá tài sản, Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng chống HIV/AIDS. Các quận, huyện thường xuyên tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật mới nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của quận, huyện, thị xã và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn. Đến nay, thành phố đã có 143 báo cáo viên pháp luật, tăng 14 người so với năm 2016; số báo cáo viên pháp luật quận, huyện, thị xã là 636 người và đội ngũ tuyên truyền pháp luật các xã, phường, thị trấn là 8.799 người.
Các cấp, các ngành của thành phố thực hiện nền nếp hiệu quả “Ngày pháp luật” hằng tháng tại cơ quan, đơn vị, đặc biệt tập trung vào các văn bản pháp luật mới ban hành và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan để phục vụ tốt hơn công tác chuyên môn.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai có hiệu quả ở các cấp học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi nghiêm túc thực hiện pháp luật của cán bộ, giáo viên, học sinh, góp phần ổn định trật tự xã hội và môi trường giáo dục.
Thành phố cũng đã tích cực triển khai các đề án, như “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội”; đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020”; đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2017 - 2020”…/.
“Vành đai, con đường”: Hướng tới “Giấc mộng Trung Hoa”  (02/08/2017)
Năm mươi năm ASEAN: Cơ hội vàng cho một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng  (02/08/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 24 đến ngày 30-7-2017)  (02/08/2017)
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 6  (02/08/2017)
Rà soát, đánh giá kỹ lưỡng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a  (01/08/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên