Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: Vẫn tuyển sinh ngành tài chính, ngân hàng
22:54, ngày 28-01-2013
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời thắc mắc của thí sinh về thay đổi trong công tác đào tạo, ngành học trong năm 2013.
Chỉ dừng mở mới đào tạo ngành tài chính, ngân hàng
Theo dự báo của Trung tâm Cung ứng Nhân lực Quốc gia năm 2013, thời gian tới, có khoảng 120 sinh viên theo học các ngành về tài chính, kinh doanh ra trường không có việc làm.
Số lượng đào tạo sinh viên các chuyên ngành này mỗi năm dư khoảng 18% so với nhu cầu thực tế của xã hội.
Hiện tại, có 60% các trường đại học, vao đẳng trên cả nước có mở ngành đào tạo liên quan đến kinh tế. Đây là những con số mà đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra. Cung vượt quá cầu và sự suy thoái kinh tế trong năm qua, là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra khuyến cáo các trường đại học, cao đẳng hạn chế tuyển và mở mới những ngành này.
Thông tin đưa ra được dư luận hết sức quan tâm. Nhiều học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi chọn ngành tài chính, kinh doanh, ngân hàng đang thực sự hoang mang trước thông tin này. Thực tế thông tin khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào? Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 27-1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có câu trả lời nhằm giải đáp khúc mắc của không ít phụ huynh và thí sinh.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương ngừng đạo tạo các ngành tài chính ngân hàng, kinh doanh, kế toán. Các trường được phép mở chuyên ngành đào tạo này trong năm học 2013 vẫn tuyển sinh bình thường, ví dụ như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương… “Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành học này vẫn do hiệu trưởng các trường quyết định và dựa trên tiêu chí chất lượng mà Bộ ban hành”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là dừng mở mới các trường, các ngành đào tạo của lĩnh vực này nhằm điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực đào tạo vì hiện nay, quy mô đào tạo này rất lớn, số lượng sinh viên đã và đang ra trường rất nhiều. “Lời cảnh báo này giúp thí sinh thận trọng trong việc chọn ngành thi tuyển”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Luận, không chỉ có ngành ngân hàng, tài chính, kế toán mà hiện nay một số ngành học như xây dựng, điều dưỡng cũng đang có tình trạng cung vượt cầu, bởi vậy, Bộ trưởng Luận nói rõ rằng: “Tất cả các ngành sẽ được phát cảnh báo thường xuyên để các thí sinh chuẩn bị thi vào các trường đại học, cao đẳng có những con số thống kê chính xác, đồng thời các nhà trường cũng nhìn thấy khả năng tiếp nhận nguồn lao động mình cung cấp để có các giải pháp kịp thời. Bộ cũng sẽ đưa ra giải pháp để khuyến khích, cân đối các ngành học nhằm cung ứng nguồn lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động”.
Với ngành tài chính ngân hàng, kế toán là cảnh báo đầu tiên, tiếp theo sẽ có những cảnh báo với các ngành học khác mang tính định kỳ, thường xuyên. “Đây là nhiệm vụ Chính phủ đã giao trách nhiệm cho chúng tôi”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.
Chấn chỉnh đào tạo liên thông
Tại Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng giải đáp thắc mắc, lo lắng của thí sinh về vấn đề học liên thông đại học.
Đối với việc học liên thông Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương dừng đào tạo liên thông, nhưng thực hiện chấn chính công tác đào tạo này cho phù hợp với Luật Giáo dục - Đào tạo điều chỉnh có hiệu lực từ 1-1-2013.
Theo đó, với trường hợp đã tốt nghiệp được 3 năm, có thời gian làm việc trong cơ sở, có kinh nghiệm thực tiễn thì hoàn toàn có quyền thi liên thông vào học các trường đại học.
Với học sinh học nghề, trung cấp chuyên nghiệp mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn muốn thi liên thông ngay sau khi tốt nghiệp thì phải dự thi như các thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Đối với những thí sinh tốt nghiệp trung cấp đã có tích lũy kỹ năng mềm về nghề nghiệp, Bộ sẽ xây dựng môn thi phù hợp.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, hình thức đào tạo liên thông nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Việc Bộ siết chặt liên thông nhằm đưa đào tạo liên thông về đúng bản chất của nó, tránh việc nhận thức, tổ chức liên thông như một hệ đào tạo. Đồng thời, việc thay đổi này nhằm đưa Luật Giáo dục và Đào tạo đã có hiệu lực vào cuộc sống để bảo đảm chất lượng đầu ra./.
Theo dự báo của Trung tâm Cung ứng Nhân lực Quốc gia năm 2013, thời gian tới, có khoảng 120 sinh viên theo học các ngành về tài chính, kinh doanh ra trường không có việc làm.
Số lượng đào tạo sinh viên các chuyên ngành này mỗi năm dư khoảng 18% so với nhu cầu thực tế của xã hội.
Hiện tại, có 60% các trường đại học, vao đẳng trên cả nước có mở ngành đào tạo liên quan đến kinh tế. Đây là những con số mà đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra. Cung vượt quá cầu và sự suy thoái kinh tế trong năm qua, là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra khuyến cáo các trường đại học, cao đẳng hạn chế tuyển và mở mới những ngành này.
Thông tin đưa ra được dư luận hết sức quan tâm. Nhiều học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi chọn ngành tài chính, kinh doanh, ngân hàng đang thực sự hoang mang trước thông tin này. Thực tế thông tin khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào? Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 27-1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có câu trả lời nhằm giải đáp khúc mắc của không ít phụ huynh và thí sinh.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương ngừng đạo tạo các ngành tài chính ngân hàng, kinh doanh, kế toán. Các trường được phép mở chuyên ngành đào tạo này trong năm học 2013 vẫn tuyển sinh bình thường, ví dụ như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương… “Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành học này vẫn do hiệu trưởng các trường quyết định và dựa trên tiêu chí chất lượng mà Bộ ban hành”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là dừng mở mới các trường, các ngành đào tạo của lĩnh vực này nhằm điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực đào tạo vì hiện nay, quy mô đào tạo này rất lớn, số lượng sinh viên đã và đang ra trường rất nhiều. “Lời cảnh báo này giúp thí sinh thận trọng trong việc chọn ngành thi tuyển”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Luận, không chỉ có ngành ngân hàng, tài chính, kế toán mà hiện nay một số ngành học như xây dựng, điều dưỡng cũng đang có tình trạng cung vượt cầu, bởi vậy, Bộ trưởng Luận nói rõ rằng: “Tất cả các ngành sẽ được phát cảnh báo thường xuyên để các thí sinh chuẩn bị thi vào các trường đại học, cao đẳng có những con số thống kê chính xác, đồng thời các nhà trường cũng nhìn thấy khả năng tiếp nhận nguồn lao động mình cung cấp để có các giải pháp kịp thời. Bộ cũng sẽ đưa ra giải pháp để khuyến khích, cân đối các ngành học nhằm cung ứng nguồn lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động”.
Với ngành tài chính ngân hàng, kế toán là cảnh báo đầu tiên, tiếp theo sẽ có những cảnh báo với các ngành học khác mang tính định kỳ, thường xuyên. “Đây là nhiệm vụ Chính phủ đã giao trách nhiệm cho chúng tôi”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.
Chấn chỉnh đào tạo liên thông
Tại Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng giải đáp thắc mắc, lo lắng của thí sinh về vấn đề học liên thông đại học.
Đối với việc học liên thông Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương dừng đào tạo liên thông, nhưng thực hiện chấn chính công tác đào tạo này cho phù hợp với Luật Giáo dục - Đào tạo điều chỉnh có hiệu lực từ 1-1-2013.
Theo đó, với trường hợp đã tốt nghiệp được 3 năm, có thời gian làm việc trong cơ sở, có kinh nghiệm thực tiễn thì hoàn toàn có quyền thi liên thông vào học các trường đại học.
Với học sinh học nghề, trung cấp chuyên nghiệp mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn muốn thi liên thông ngay sau khi tốt nghiệp thì phải dự thi như các thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Đối với những thí sinh tốt nghiệp trung cấp đã có tích lũy kỹ năng mềm về nghề nghiệp, Bộ sẽ xây dựng môn thi phù hợp.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, hình thức đào tạo liên thông nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Việc Bộ siết chặt liên thông nhằm đưa đào tạo liên thông về đúng bản chất của nó, tránh việc nhận thức, tổ chức liên thông như một hệ đào tạo. Đồng thời, việc thay đổi này nhằm đưa Luật Giáo dục và Đào tạo đã có hiệu lực vào cuộc sống để bảo đảm chất lượng đầu ra./.
Đảng bộ Tập đoàn Dệt may Việt Nam triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013  (28/01/2013)
Liên minh Thái Bình Dương thông qua tuyên bố chung  (28/01/2013)
Nhật Bản giúp quy hoạch bền vững nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long  (28/01/2013)
Thách thức và triển vọng của kinh tế Việt Nam năm 2013  (28/01/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến 27-01-2013  (28/01/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay