Liên minh Thái Bình Dương thông qua tuyên bố chung
22:54, ngày 28-01-2013
Trong nỗ lực nhằm tăng cường quá trình hội nhập ngày một sâu rộng hơn vì sự phát triển kinh tế - xã hội, chiều 27-1, đại diện 4 quốc gia thành viên Liên minh Thái Bình Dương gồm Mexico, Colombia, Peru và Chile đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung, trong đó nhất trí miễn thuế tới 90% lượng hàng hóa trao đổi nội khối trước ngày 31-3-2013.
Tuyên bố được đưa ra tại cuộc họp giữa 4 quốc gia trên bên lề Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) và Liên minh châu Âu (EU), vừa bế mạc tại Thủ đô Santiago của Chile.
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn phát biểu của Tổng thống Chile Sebastián Piñera, cho biết, 4 quốc gia thành viên của cơ chế hội nhập khu vực này cũng đã nhất trí soạn thảo lộ trình cắt giảm tiếp 10% hàng hóa còn lại trong thời gian tới, quyết tâm tháo gỡ mọi rào cản trong trao đổi thương mại, khuyến khích các cơ chế và sáng kiến mới nhằm nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của nhau và đặc biệt là ký thỏa thuận về những quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa trước ngày 31-3-2013.
Đại diện 4 nước bên bờ Thái Bình Dương cũng đặt mục tiêu trong 6 tháng tới sẽ hoàn thành cơ chế và kế hoạch mở cửa thị trường cho thương mại, biện pháp vệ sinh dịch tễ, hợp tác hải quan, trao đổi dịch vụ tài chính, giao thông vận tải, viễn thông, trao đổi đoàn cán bộ nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, liên kết thị trường chứng khoán và vốn đầu tư, tăng dự trữ cho Quỹ hợp tác Liên minh Thái Bình Dương và thành lập hệ thống học bổng để trao đổi sinh viên...
Liên minh Thái Bình Dương cũng nhất trí tiến hành hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5-2013 tại thành phố Cali (Colombia) và thống nhất công nhận Nhật Bản và Guatemala là hai quốc gia quan sát mới, trong khi cam kết xem xét đề nghị của Tây Ban Nha xin trở thành thành viên đầy đủ.
Được thành lập vào tháng 6-2012 theo sáng kiến của cựu Tổng thống Peru Alan Garcia nhằm củng cố quá trình hội nhập khu vực và mở rộng quan hệ với châu Á, Liên minh Thái Bình Dương tập hợp 4 nền kinh tế mở và năng động nhất Mỹ Latinh và trên thế giới với khoảng 215 triệu người tiêu dùng./.
Nhật Bản giúp quy hoạch bền vững nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long  (28/01/2013)
Thách thức và triển vọng của kinh tế Việt Nam năm 2013  (28/01/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến 27-01-2013  (28/01/2013)
Từng bước tạo tiền đề để Xín Mần cùng với các địa phương trong tỉnh Hà Giang phát triển với vị thế của tỉnh địa đầu Tổ quốc  (27/01/2013)
Hà Nam cần quan tâm hơn nữa đến xây dựng nông thôn mới  (27/01/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay