Tập trung tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
TCCS - Ngày 31-7-2024, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác xuất bản 6 tháng đầu năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024. Các đồng chí: Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì hội nghị.
Thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp chặt chẽ, chủ động trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản; thực hiện nghiêm nguyên tắc một đầu mối trong chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng, nội dung xuất bản phẩm; bảo đảm việc chỉ đạo, định hướng thống nhất, kịp thời và thuyết phục.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, các nhà xuất bản đã xuất bản 25.510 cuốn, với gần 397,8 triệu bản (tăng gần 19% về cuốn và tăng 31% về bản). Trong đó, xuất bản phẩm dạng sách in đạt 23.066 cuốn, với hơn 370 triệu bản (tăng 20% về cuốn và tăng hơn 29% về bản); xuất bản phẩm dạng điện tử đạt 1.550 xuất bản phẩm (tăng 1,4%); xuất bản phẩm khác dạng đĩa CD, DVD, bản đồ, bưu ảnh, lịch các loại đạt 894 xuất bản phẩm, với hơn 27,2 triệu bản (tăng 29% về số xuất bản phẩm và tăng gần 63% về bản). Qua đó cho thấy, hoạt động của ngành xuất bản về cơ bản vẫn duy trì nhịp độ tăng ổn định, đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
Nội dung xuất bản phẩm và hoạt động xuất bản bám sát định hướng của cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản; hoạt động xuất bản đạt nhiều kết quả nổi bật: Thứ nhất, xuất bản nhiều ấn phẩm chất lượng, có giá trị lý luận và thực tiễn, phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của đất nước, ngành, địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; thứ hai, xuất bản các ấn phẩm đa dạng về đề tài, chuyên sâu về nội dung, phát huy vai trò định hướng giáo dục, thẩm mỹ cho bạn đọc; thứ ba, tăng cường khai thác bản quyền, xuất bản các đầu sách dịch; đưa xuất bản phẩm Việt Nam ra quốc tế, phục vụ công tác thông tin đối ngoại Đảng, Nhà nước; thứ tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa quy trình biên tập và quản lý xuất bản phẩm theo chuẩn quốc tế; thứ năm, triển khai tích cực các chương trình sách quốc gia.
Việc triển khai thực hiện Quy định số 100-QĐ/TW, ngày 28-2-2023, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo nhà xuất bản; Hướng dẫn số 115-HD/BTGTW, ngày 15-9-2023, của Ban Tuyên giáo Trung ương, về triển khai thực hiện Quy định số 100-QĐ/TW về quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện, hiệp y bổ nhiệm lãnh đạo nhà xuất bản được thực hiện đúng quy định; công tác đào tạo, quy hoạch lãnh đạo nhà xuất bản được quan tâm, chú trọng và đi vào nền nếp; công tác tổng kết thi hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật về xuất bản được quan tâm. Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành kế hoạch tổng thể, kèm đề cương chi tiết; kế hoạch khảo sát tiến hành đánh giá, tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25-8-2004, của Ban Bí thư khóa IX về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản để kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền những chủ trương, quan điểm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động xuất bản trong tình hình mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xuất bản vẫn còn một số hạn chế, như: tình trạng những xuất bản phẩm có chất lượng kém, có những nội dung vi phạm về tư tưởng chính trị đến mức phải xử lý; tình trạng buông lỏng hoạt động liên kết làm giảm vai trò, uy tín, thương hiệu nhà xuất bản. Tình trạng thiếu hụt nguồn cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản vẫn còn diễn ra... Trong 6 tháng đầu năm 2024, cơ quan quản lý nhà nước đã xử lý 10 xuất bản phẩm vi phạm về nội dung với mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, so với quy mô nhập khẩu sách, dòng chảy xuất khẩu sách còn rất nhỏ bé, khiêm tốn; thiếu một chiến lược đầu tư dịch thuật, quảng bá xuất bản phẩm ra nước ngoài.
Tại hội nghị, lãnh đạo một số nhà xuất bản đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và phương hướng để công tác xuất bản ngày càng phát triển hơn trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà ngành xuất bản đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024. Thời gian tới, cần chú trọng một số nội dung sau: (i) tập trung đánh giá, tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản để kịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành văn bản mới thay thế, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động xuất bản trong tình hình mới; (ii) Các nhà xuất bản thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tập trung triển khai kế hoạch, đề tài, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; sáng tạo, đổi mới các hình thức xuất bản phẩm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ để phục vụ tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; (iii) Tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; (iv) Tích cực triển khai các chương trình sách quốc gia, nhất là việc tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII theo hướng nâng tầm vị thế, uy tín của Giải theo chức năng, nhiệm vụ. Tạo ra các liên kết quốc tế để mở rộng thị trường xuất bản và truyền bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp trong lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản, nhất là trong triển khai thực hiện Quy định số 100-QĐ/TW, Hướng dẫn số 115-HD/BTGTW về thực hiện một số điều trong quy định về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo nhà xuất bản; quản lý nội dung xuất bản phẩm, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành; xây dựng, triển khai chiến lược phát triển nhà xuất bản, chiến lược chuyển đổi số xuất bản; hoàn thiện đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản giai đoạn 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; phối hợp tổ chức tốt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII./.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng trong giai đoạn mới (03/08/2023)
Tạp chí Quản lý nhà nước kỷ niệm 30 năm xuất bản số đầu và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (26/05/2023)
Phát triển xuất bản số ở Việt Nam (27/10/2022)
Phát huy vai trò các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học - nghệ thuật khu vực miền Trung - Tây Nguyên (17/07/2022)
Tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong quân đội (04/06/2022)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay