Không còn những “vùng cấm"
“Quá lớn để sụp đổ” (Too big to fail) vốn là một thành ngữ dùng để chỉ một trường hợp đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Đó là hiện tượng những doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô lớn, có sự liên kết với nhiều lĩnh vực khác nhau, có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia, khi đứng trước nguy cơ đổ vỡ, phá sản, thì chính phủ nước đó sẽ tìm cách “cứu”. Bằng những biện pháp như hỗ trợ vốn, trả nợ hoặc sáp nhập với các đơn vị khác hoặc chính nhà nước sẽ mua lại nhằm giữ vững hoạt động của doanh nghiệp, tập đoàn đó, tránh sự sụp đổ có tính dây chuyền tới các doanh nghiệp có liên kết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của quốc gia. Hơn nữa, khi một tập đoàn, doanh nghiệp “Too big” sụp đổ thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với nền kinh tế, mà còn đối với các lĩnh vực khác của xã hội, như làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, nợ xấu, gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, tâm lý của người dân… Trong lịch sử kinh tế, “Too big to fail” thường được nhắc đến khi nói về sự kiện khủng hoảng tài chính năm 2007 ở Mỹ.
Nhìn rộng ra, có thể thấy, các “Too big to fail” không chỉ tồn tại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chính trị đến văn hóa, xã hội, đạo đức; cũng không chỉ hiện diện ở một nơi, mà còn xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Xử lý các “Too big to fail” khi có sai phạm luôn là một vấn đề làm đau đầu chính phủ các quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật: có sai phạm trong quản lý của một số tập đoàn được coi là “con cưng” của nền kinh tế vì đóng góp lớn cho ngân sách; có cá nhân núp bóng quyền lực, thâu tóm thu lợi bất chính..., nhưng không xử lý được triệt để. Thời gian gần đây, khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban quyết liệt thực hiện từng bước, thận trọng, từ thanh tra, điều tra, đến kết luận, xử lý một số vụ việc thì tình hình đã có chuyển biến rõ rệt. Với tinh thần “Không để còn những vùng cấm” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết xử lý đến cùng những cá nhân và tập thể có sai phạm. Sai phạm đến đâu bị xử lý đến đó, xử lý về mặt Đảng trước, về mặt pháp luật sau; các cá nhân có sai phạm dù trốn ra nước ngoài vẫn không tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Một số vụ án, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp vốn được cho là “vùng cấm, nhạy cảm”, một số cán bộ cao cấp cả đương chức và đã nghỉ hưu, có vi phạm liên quan đến các vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng đã bị xử lý nghiêm cả về hình sự. “Không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không còn hạ cánh an toàn” đã trở thành phương châm trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở nước ta hiện nay. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là công tác phòng, chống tham nhũng là điểm nhấn thuyết phục, được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Từ năm 2013 - năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - đến nay, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hơn 11.700 vụ án về tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Trong số cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự, có cả Ủy viên Bộ Chính trị, một số Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, nguyên bộ trưởng, sĩ quan cấp tướng…
Khi sai phạm của những tổ chức có tính chất “Too big to fail” được mạnh dạn xử lý, có thể gây ra những tác động tiêu cực trong ngắn hạn về kinh tế, đồng thời trước mắt có thể làm tổn hại một phần niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế, bởi trong Đảng vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng về lâu dài, chắc chắn nền kinh tế sẽ phát triển bền vững và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ được củng cố hơn.
Nhận thức rõ những được - mất đó, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết tâm không để còn những vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người vi phạm là ai cũng bị xử phạt nghiêm minh và việc xử lý sai phạm không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Đó cũng là quyết tâm không để tồn tại những “Too big to fail”./.
Bệnh “xuyên tạc”  (13/08/2021)
Xu nịnh  (06/08/2021)
Nhận ra khi đã muộn  (24/07/2021)
Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội  (03/06/2021)
Đạo đức giả  (01/06/2021)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm