Lộc giời?
21:01, ngày 29-08-2017
TCCSĐT - Từ hơn ba năm trước, Thông chỉ là một nông dân trồng ổi. Giống ổi cao sản du nhập vào địa phương cũng giúp vợ chồng Thông có thu nhập ổn định. Những năm ổi được giá, thu nhập cao hơn tý chút thì gia đình vui lắm. Ấy nhưng, những năm giá ổi xuống thấp, tiền chi mua phân bón và công chăm sóc tăng, vợ chồng buồn chẳng muốn hái ổi, thậm chí cả buổi chẳng thèm nói với nhau câu nào.
Bây giờ thì Thông không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, xới, chăm bón, lo tỉa hoa cắt cành cho từng gốc ổi như trước đây nữa. Nói chính xác, Thông đã tạm biệt hơn một nghìn mét vuông đất trồng ổi chỉ để rong ruổi, hưởng “lộc giời”.
Người đời truyền nhau câu nghèo lâu, giàu mấy quả không sai. Thông là trường hợp điển hình. Đang phát ngán vì giá ổi xuống thấp thì ông anh họ bên nhà vợ đến ép vợ chồng Thông phải làm ông chủ bãi tha ma. Thoạt nghe tưởng chuyện lạ xưa nay, nhưng là có thật. Từ ấy, lộc giời rơi vào đầu Thông như là một lẽ đương nhiên của cuộc sống. Này nhé, mỗi gia đình ở địa phương cần cải táng hoặc hỏa táng đem hài cốt, tro cốt về chôn cất là Thông có tiền triệu trong tay. Nào là tiền đất, tiền xây, tiền hoàn thiện công trình, đến chăm sóc phần mộ... Đấy là chưa tính những dự án xây dựng trên diện tích đất thuộc những nghĩa địa khác có nhu cầu chuyển đến. Mỗi năm, ước ra Thông thu lời mấy trăm triệu. Trồng ổi mười năm chắc cũng chẳng được như thế. Mỗi khi vi vu trên xe hơi hiệu Forcus bóng lộn, êm du mới sắm, Thông lại mỉm cười một mình. Thông nhớ lại chuyện gần 3 năm trước.
Độ ấy, vào đúng dịp tháng bảy, mùa thu hoạch ổi thời tiết nóng như đổ lửa thì ông anh họ đằng vợ bất ngờ xuất hiện như ông bụt trong chuyện cổ tích. Ông anh chui ngay vào cái lều trồng ổi chật chội ẩm mốc và bảo vợ chồng Thông ký vào một loạt các giấy tờ gì đó đã làm sẵn để có thu nhập hơn trồng ổi, có của ăn của để và nhanh giàu. Làm sao mà Thông dám từ chối, dám hỏi han nguyên nhân, lý do cho được cơ chứ khi ông anh làm việc ở cơ quan tài chính của quận nhiều năm, thông thạo pháp luật lại có tiếng nói, uy tín cao trong gia đình, dòng họ. Hơn nữa, Thông trộm nghĩ, anh em trong nhà, chắc chẳng bắt nhau đi tù vì chữ ký.
Thời gian ngắn sau, ông anh đằng vợ gọi Thông sang nhà. Ông anh ngọt nhạt, tỷ tê, rỉ tai với Thông kế hoạch tuyệt mật. Số là, miếng đất mà người dân gọi là “đuôi lươn” của phường vốn bị bỏ hoang hóa từ lâu chẳng ai ngó ngàng tới nay được xếp vào quy hoạch, trở thành khu công viên vĩnh hằng. Nói thế cho oai chứ thực chất là nơi an táng, an nghỉ của những người quá cố. Theo lệ xưa thì, đất công của làng nào, phố nào do người dân ở đấy được quyền sử dụng và quyết định. Nay đã thành đô thị, đất thuộc quyền quản lý, định đoạt của quận, của thành phố. Để thực hiện dự án thì phải tổ chức đấu thầu mới đúng quy định địa phương và đúng pháp luật hiện hành. Vấn đề làm thế nào để trúng thầu mới là câu hỏi hóc búa. Một nông dân thứ thiệt học chưa hết cấp 3 như Thông thì quả là khó. Nhưng được cái bố mẹ đặt tên là Thông cũng không thừa. Thông cho rằng, từ khi sinh ra và lớn lên, cái tên Thông với hy vọng là thông thái, thông tuệ, hiểu người, hiểu đời hôm ấy mới được phát huy tác dụng. Thông ngọt nhạt với ông anh rằng, em nông dân chân chất, ít học, ít va chạm, biết gì, bác thuộc tuýp người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu lòng người. Việc lo, việc nghĩ đâu đến phần em. Em cứ thực hiện theo lệnh của bác. Bác bảo em chặt to, em chặt to, bác bảo em bổ nhỏ thì em bổ nhỏ. Đấy, bác nói thế nào em làm đúng như vậy.
- Được. Nhưng cấm chú tiết lộ thông tin đấy nhé.
- Vâng. Thời nay, thông tin là vàng là bạc. Đấy, như cái món trồng ổi của em đấy thôi. Chỉ cần lộ thông tin phun thuốc sâu sát thời điểm hái quả thì ổi có ngọt và ngon cỡ mấy cũng chẳng có khách tới mua. Thậm chí cho người ta cũng không lấy chứ nói gì đến bán rẻ.
- Chú nghĩ thế là phải. Giờ thì nghe này. Hôm tổ chức đấu thầu thì cậu cứ đến, cứ ngồi im, bảo gì làm lấy. Tôi nhắn vào điện thoại số bao nhiêu thì ghi đúng số đấy. Bây giờ tập nhé.
Ông anh lấy tờ lịch cũ và đưa cho Thông chiếc bút bi.
- Xong chưa, nhìn vào máy điện thoại và đợi tin nhắn.
- Vâng.
Sau tiếng báo tin nhắn kêu bít, Thông mở máy và đọc to: Ba trăm sáu mươi triệu.
- Chết, ngu ơi là ngu!
- Sao vậy anh, cái này em học từ bé, đơn giản mà. Em đọc đúng hàng triệu, trăm, nghìn và đơn vị đấy thây.
- Mày ngu lắm em ạ. Khi đấu thầu, mỗi người đều có một con số để ghi vào. Ai bỏ thầu giá cao sẽ trúng. Chú đọc to thế, nhỡ người ta nghe được, cho thêm số 1 vào thì chú có trúng thầu được không?
- À ra vậy. Em hiểu rồi.
- Ừ, chú nhẩm ở trong đầu thôi, sau đó ghi ra giấy nhé.
- Vâng.
- Nào, ta làm lại.
Ngay hôm sau, buổi đấu thầu diễn ra như kế hoạch và Thông cũng làm đúng như những gì mà ông anh bên nhà vợ đã tập huấn. Mãi sau này Thông mới biết, người ngoài khó mà có thể chen chân được miếng ngon như vậy. Bởi như sau này ông anh chia sẻ, nếu người địa phương trúng thầu sẽ dễ quản lý hơn, tránh được sự va chạm với người khác khi sử dụng dịch vụ. Thế nên, Thông là nhân vật số 1 mà ông anh chọn. Trong buổi đấu thầu ấy, ngoài Thông thì chẳng có ma nào ở phường biết được thông tin này. Bởi như Thông suy đoán, ai mà rỗi hơi tìm hiểu mấy cái thông tin kia. Với lại, đặc nông dân, biết gì mà làm giấy tờ, biết gì mà làm hồ sơ dự thầu cơ chứ? Đời người có số. Và Thông là một minh chứng. Chỉ một con số chẳng có nghĩa gì Thông đã đổi đời. Từ nông dân xịn trở thành ông chủ công viên vĩnh hằng. Tuy nhỏ, nhưng ý nghĩa lắm. Cũng may nhờ ông anh quan hệ rộng, nhiều quyền uy hơn người, chỉ đạo quân xanh bỏ thầu thấp nên Thông mới được như ngày hôm nay. Thời buổi đất chật người đông, của ít nên cái gì cũng phải mưu mẹo, khôn ranh và lanh lợi. Thông đang dự định bàn với ông anh đằng vợ, xây thêm nhà để tro cốt người quá cố. Mục đích là tạo ra các ô ngăn như ở Đài Loan hoặc Hồng Công, vừa đẹp vừa lịch sự lại tiện lợi, văn minh. Sau này, các chung cư mọc lên, người đến ở đông hơn, nhu cầu lắm chắc chắn sẽ hốt bạc.
Đấy, số đỏ là đấy chứ đâu. Ấy nhưng, để việc này được thông đồng bén giọt, Thông cũng phải chi ra tấm ra món. Buôn có bạn, bán có phường. Lộc giời mà hưởng tất đâu được. Từ ngày lên ông chủ, Thông hiểu ra, có tiền, có quan hệ, được các quan bao bọc và bật đèn xanh, nắm chắc thông tin, xử lý chính xác thì chẳng sợ nghèo./.
Đức Tâm
Người đời truyền nhau câu nghèo lâu, giàu mấy quả không sai. Thông là trường hợp điển hình. Đang phát ngán vì giá ổi xuống thấp thì ông anh họ bên nhà vợ đến ép vợ chồng Thông phải làm ông chủ bãi tha ma. Thoạt nghe tưởng chuyện lạ xưa nay, nhưng là có thật. Từ ấy, lộc giời rơi vào đầu Thông như là một lẽ đương nhiên của cuộc sống. Này nhé, mỗi gia đình ở địa phương cần cải táng hoặc hỏa táng đem hài cốt, tro cốt về chôn cất là Thông có tiền triệu trong tay. Nào là tiền đất, tiền xây, tiền hoàn thiện công trình, đến chăm sóc phần mộ... Đấy là chưa tính những dự án xây dựng trên diện tích đất thuộc những nghĩa địa khác có nhu cầu chuyển đến. Mỗi năm, ước ra Thông thu lời mấy trăm triệu. Trồng ổi mười năm chắc cũng chẳng được như thế. Mỗi khi vi vu trên xe hơi hiệu Forcus bóng lộn, êm du mới sắm, Thông lại mỉm cười một mình. Thông nhớ lại chuyện gần 3 năm trước.
Độ ấy, vào đúng dịp tháng bảy, mùa thu hoạch ổi thời tiết nóng như đổ lửa thì ông anh họ đằng vợ bất ngờ xuất hiện như ông bụt trong chuyện cổ tích. Ông anh chui ngay vào cái lều trồng ổi chật chội ẩm mốc và bảo vợ chồng Thông ký vào một loạt các giấy tờ gì đó đã làm sẵn để có thu nhập hơn trồng ổi, có của ăn của để và nhanh giàu. Làm sao mà Thông dám từ chối, dám hỏi han nguyên nhân, lý do cho được cơ chứ khi ông anh làm việc ở cơ quan tài chính của quận nhiều năm, thông thạo pháp luật lại có tiếng nói, uy tín cao trong gia đình, dòng họ. Hơn nữa, Thông trộm nghĩ, anh em trong nhà, chắc chẳng bắt nhau đi tù vì chữ ký.
Thời gian ngắn sau, ông anh đằng vợ gọi Thông sang nhà. Ông anh ngọt nhạt, tỷ tê, rỉ tai với Thông kế hoạch tuyệt mật. Số là, miếng đất mà người dân gọi là “đuôi lươn” của phường vốn bị bỏ hoang hóa từ lâu chẳng ai ngó ngàng tới nay được xếp vào quy hoạch, trở thành khu công viên vĩnh hằng. Nói thế cho oai chứ thực chất là nơi an táng, an nghỉ của những người quá cố. Theo lệ xưa thì, đất công của làng nào, phố nào do người dân ở đấy được quyền sử dụng và quyết định. Nay đã thành đô thị, đất thuộc quyền quản lý, định đoạt của quận, của thành phố. Để thực hiện dự án thì phải tổ chức đấu thầu mới đúng quy định địa phương và đúng pháp luật hiện hành. Vấn đề làm thế nào để trúng thầu mới là câu hỏi hóc búa. Một nông dân thứ thiệt học chưa hết cấp 3 như Thông thì quả là khó. Nhưng được cái bố mẹ đặt tên là Thông cũng không thừa. Thông cho rằng, từ khi sinh ra và lớn lên, cái tên Thông với hy vọng là thông thái, thông tuệ, hiểu người, hiểu đời hôm ấy mới được phát huy tác dụng. Thông ngọt nhạt với ông anh rằng, em nông dân chân chất, ít học, ít va chạm, biết gì, bác thuộc tuýp người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu lòng người. Việc lo, việc nghĩ đâu đến phần em. Em cứ thực hiện theo lệnh của bác. Bác bảo em chặt to, em chặt to, bác bảo em bổ nhỏ thì em bổ nhỏ. Đấy, bác nói thế nào em làm đúng như vậy.
- Được. Nhưng cấm chú tiết lộ thông tin đấy nhé.
- Vâng. Thời nay, thông tin là vàng là bạc. Đấy, như cái món trồng ổi của em đấy thôi. Chỉ cần lộ thông tin phun thuốc sâu sát thời điểm hái quả thì ổi có ngọt và ngon cỡ mấy cũng chẳng có khách tới mua. Thậm chí cho người ta cũng không lấy chứ nói gì đến bán rẻ.
- Chú nghĩ thế là phải. Giờ thì nghe này. Hôm tổ chức đấu thầu thì cậu cứ đến, cứ ngồi im, bảo gì làm lấy. Tôi nhắn vào điện thoại số bao nhiêu thì ghi đúng số đấy. Bây giờ tập nhé.
Ông anh lấy tờ lịch cũ và đưa cho Thông chiếc bút bi.
- Xong chưa, nhìn vào máy điện thoại và đợi tin nhắn.
- Vâng.
Sau tiếng báo tin nhắn kêu bít, Thông mở máy và đọc to: Ba trăm sáu mươi triệu.
- Chết, ngu ơi là ngu!
- Sao vậy anh, cái này em học từ bé, đơn giản mà. Em đọc đúng hàng triệu, trăm, nghìn và đơn vị đấy thây.
- Mày ngu lắm em ạ. Khi đấu thầu, mỗi người đều có một con số để ghi vào. Ai bỏ thầu giá cao sẽ trúng. Chú đọc to thế, nhỡ người ta nghe được, cho thêm số 1 vào thì chú có trúng thầu được không?
- À ra vậy. Em hiểu rồi.
- Ừ, chú nhẩm ở trong đầu thôi, sau đó ghi ra giấy nhé.
- Vâng.
- Nào, ta làm lại.
Ngay hôm sau, buổi đấu thầu diễn ra như kế hoạch và Thông cũng làm đúng như những gì mà ông anh bên nhà vợ đã tập huấn. Mãi sau này Thông mới biết, người ngoài khó mà có thể chen chân được miếng ngon như vậy. Bởi như sau này ông anh chia sẻ, nếu người địa phương trúng thầu sẽ dễ quản lý hơn, tránh được sự va chạm với người khác khi sử dụng dịch vụ. Thế nên, Thông là nhân vật số 1 mà ông anh chọn. Trong buổi đấu thầu ấy, ngoài Thông thì chẳng có ma nào ở phường biết được thông tin này. Bởi như Thông suy đoán, ai mà rỗi hơi tìm hiểu mấy cái thông tin kia. Với lại, đặc nông dân, biết gì mà làm giấy tờ, biết gì mà làm hồ sơ dự thầu cơ chứ? Đời người có số. Và Thông là một minh chứng. Chỉ một con số chẳng có nghĩa gì Thông đã đổi đời. Từ nông dân xịn trở thành ông chủ công viên vĩnh hằng. Tuy nhỏ, nhưng ý nghĩa lắm. Cũng may nhờ ông anh quan hệ rộng, nhiều quyền uy hơn người, chỉ đạo quân xanh bỏ thầu thấp nên Thông mới được như ngày hôm nay. Thời buổi đất chật người đông, của ít nên cái gì cũng phải mưu mẹo, khôn ranh và lanh lợi. Thông đang dự định bàn với ông anh đằng vợ, xây thêm nhà để tro cốt người quá cố. Mục đích là tạo ra các ô ngăn như ở Đài Loan hoặc Hồng Công, vừa đẹp vừa lịch sự lại tiện lợi, văn minh. Sau này, các chung cư mọc lên, người đến ở đông hơn, nhu cầu lắm chắc chắn sẽ hốt bạc.
Đấy, số đỏ là đấy chứ đâu. Ấy nhưng, để việc này được thông đồng bén giọt, Thông cũng phải chi ra tấm ra món. Buôn có bạn, bán có phường. Lộc giời mà hưởng tất đâu được. Từ ngày lên ông chủ, Thông hiểu ra, có tiền, có quan hệ, được các quan bao bọc và bật đèn xanh, nắm chắc thông tin, xử lý chính xác thì chẳng sợ nghèo./.
Đức Tâm
Phát động phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”  (29/08/2017)
Việt Nam và Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tòa án  (28/08/2017)
Hợp tác an ninh ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Australia  (28/08/2017)
Sự chân thành và thiện chí hợp tác trong chuyến thăm của Tổng Bí thư  (28/08/2017)
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên