BIDV tích cực triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất
TCCS - Với vai trò là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, BIDV đã tích cực triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngay từ những ngày đầu, sau khi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN được ban hành, BIDV đã chủ động tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để thực hiện đăng ký hạn mức hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 và năm 2023 với số tiền 3.820 tỷ đồng. Theo đó, ngày 13-6-2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 cho BIDV là 1.060 tỷ đồng.
Để kịp thời triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, BIDV đã xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN. Bên cạnh đó, ngân hàng tổ chức tập huấn hướng dẫn cán bộ trong toàn hệ thống về quy định hỗ trợ lãi suất, giải đáp vướng mắc trong quá trình triển khai bảo đảm thực hiện theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Một nội dung quan trọng khác được BIDV tập trung nguồn lực để thực hiện là xây dựng và vận hành chương trình quản lý khoản vay hỗ trợ lãi suất, giúp tính toán và thực hiện hỗ trợ lãi suất được minh bạch, góp phần tiết kiệm thời gian tác nghiệp. Đối với công tác truyền thông về chương trình hỗ trợ lãi suất, BIDV đã công bố thông tin công khai minh bạch về Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN đến khách hàng, đồng thời chủ động tiếp cận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay hỗ trợ lãi suất. Tính đến thời điểm ngày 30-10-2022, BIDV là một trong các ngân hàng thương mại tích cực nhất trong việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, xét về cả quy mô dư nợ được hỗ trợ lãi suất và số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.
Chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN là chương trình có ý nghĩa lớn đối với sự phục hồi và phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó, vai trò của BIDV nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung trong việc triển khai là rất quan trọng. BIDV yêu cầu các đơn vị trong hệ thống phối hợp chặt chẽ để kịp thời triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định, đối tượng, mục đích và an toàn. Bên cạnh đó, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất và công tác truyền thông đến khách hàng, bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững./.
Một số thông tin về Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
- Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng: 2%/năm.
- Thời hạn hỗ trợ lãi suất: đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi trong khoảng thời gian từ ngày khoản vay được BIDV chấp thuận hỗ trợ lãi suất đến ngày 31-12-2023.
- Điều kiện được hỗ trợ lãi suất:
+ Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp (theo quy định của Luật Doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân), hợp tác xã, hộ kinh doanh.
+ Khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2022 đến ngày 31-12-2023.
+ Khoản vay có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ/CP (Ví dụ, như hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin, xây dựng nhà ở xã hội…).
+ Khách hàng được ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ và có khả năng phục hồi theo quy định nội bộ của BIDV.
Phạm Tuyết (tổng hợp)
Giá trị thương hiệu BIDV tăng trưởng mạnh  (28/10/2022)
Tăng cường sức mạnh chuỗi cung ứng với giải pháp từ BIDV  (25/10/2022)
Dòng chảy kiến tạo phát triển 65 năm BIDV Hà Nội  (25/10/2022)
BIDV và VNPAY ký kết hợp tác toàn diện  (13/10/2022)
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Kỳ họp thứ 52 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp