Một mô hình kết hợp hiệu quả giữa văn hóa - thông tin và kinh tế
Điểm bưu điện Văn hóa Cẩm Tâm - Cẩm Thủy (Thanh Hóa) - Ảnh: Đức Cảnh |
Qua 10 năm hoạt động, các điểm bưu điện - văn hóa xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang góp phần tích cực vào công tác xây dựng văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần và dân trí cho nhân dân, phục vụ kịp thời cho sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Hơn nữa, đây còn là bước đi quan trọng nhằm khai thác thị trường vùng nông thôn, đưa dịch vụ bưu chính - viễn thông đến gần với người dân, kích thích nhu cầu sử dụng thông tin liên lạc, tạo việc làm cho hàng trăm thanh niên, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nhằm cụ thể hóa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mà Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VI) đã đề ra và đẩy mạnh chương trình phát triển bưu chính - viễn thông xuống nông thôn, từ năm 1998 đến nay, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam triển khai xây dựng các điểm bưu điện - văn hóa (BĐVH) xã trên phạm vi toàn quốc. Nhận thức vai trò và ý nghĩa của các điểm BĐVH xã đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, với tinh thần chủ động, sáng tạo, tập thể lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên Bưu điện tỉnh Thanh Hóa bắt tay ngay vào triển khai thực hiện. Sau 10 năm, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng được 565 điểm BĐVH xã, trong đó có 380 điểm ở đồng bằng và 185 điểm ở miền núi. Hiện nay, các điểm BĐVH xã này đang hoạt động hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: văn hóa, thông tin và kinh tế.
Điểm sáng văn hóa nông thôn
Trong khi hệ thống các nhà văn hóa, thư viện nông thôn trên cả nước nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng, còn hạn chế thì sự ra đời của điểm BĐVH xã tạo ra một hệ thống phòng đọc rộng khắp trong cộng đồng, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần và dân trí cho người dân, trở thành một công trình văn hóa - xã hội rất có ý nghĩa, tăng cường thiết chế văn hóa ở cơ sở và được đánh giá là “Một điểm sáng về văn hóa ở nông thôn”.
Cầu nối thông tin giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
Minh chứng rõ ràng nhất là trong dịp tháng 4-2006 và tháng 5-2007 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Bầu cử Quốc hội khóa XII), tại các điểm BĐVH xã ở Thanh Hóa đã nhận được những bức tâm thư góp ý, bày tỏ quan điểm, tình cảm của người dân gửi tới Đảng, Quốc hội và Nhà nước qua đường bưu chính miễn phí.
Một mô hình kinh tế hiệu quả
Nhiều năm qua, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa chưa đặt ra yêu cầu cao về doanh thu ở các điểm BĐVH xã, song do làm tốt công tác phục vụ nên hiệu quả kinh doanh tại các điểm BĐVH xã khá cao. Năm 2006, tổng doanh thu các điểm BĐVH xã trên toàn tỉnh đạt 20,3 tỉ đồng, bình quân 3,1 triệu đồng/điểm/tháng. Được biết, Thanh Hóa là địa phương có doanh thu từ các điểm BĐVH xã xếp vào diện cao so với nhiều địa phương khác. Bưu điện tỉnh trả tiền hoa hồng cho nhân viên là 10% trên doanh thu, nếu điểm nào có doanh thu thấp thì Bưu điện tỉnh phải bù đắp, bảo đảm cho nhân viên có mức thu nhập từ 400 nghìn đồng trở lên. Để khuyến khích người lao động, Bưu điện tỉnh đề ra quy chế khen thưởng cho những điểm có doanh thu cao và chất lượng phục vụ tốt, khích lệ họ say sưa, tận tâm với công việc, với ngành. Hằng năm, ngành còn tổ chức cuộc thi nhân viên bưu điện văn hóa xã giỏi, được các địa phương tích cực hưởng ứng. Qua những cuộc thi, không ít nhân viên BĐVH xã đã được ký hợp đồng, đưa đi đào tạo chuyên ngành, được tuyển vào làm việc trong doanh nghiệp.
Tại các điểm BĐVH xã của Thanh Hóa đều được mở hầu hết các dịch vụ bưu chính - viễn thông như: bưu phẩm thường, nhận gửi và phát bưu phẩm ghi số trong nước, bán tem, nhận đặt mua báo chí dài hạn và bán lẻ. Điện thoại trong nước, quốc tế, fax, nhận điện báo trong nước. Nhiều điểm đã mở thêm dịch vụ thư chuyển tiền và các dịch vụ mới như: bán thẻ Vina card, In-tơ-nét, thu bưu điện phí, nhận hợp đồng lắp đặt điện thoại... Những dịch vụ này không những là nguồn thu đáng kể mà còn tạo thu nhập cho nhân viên điểm BĐVH xã, giúp người dân tiếp cận với nhiều dịch vụ hiện đại, tiện ích.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ thăm chính thức Vê-nê-du-ê-la và tham dự Hội nghị APEC lần thứ 16  (13/11/2008)
Thông cáo số 23 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (13/11/2008)
Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII  (13/11/2008)
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở nước ta hoạt động hiệu quả  (13/11/2008)
Hội thảo quốc tế về giao thông đô thị lần thứ 13  (13/11/2008)
Hội thảo quốc tế về giao thông đô thị lần thứ 13  (13/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên