Liên hợp quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh
Ngày 13-10, tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã có buổi làm việc với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách Cục Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (DPKO) ông Jean-Piere Lacroix và Giám đốc Cơ quan Hành động mìn của Liên hợp quốc (UNMAS) bà Agnes Marcaillou.
Tại các buổi làm việc, hai bên tập trung thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác, trao đổi, tăng cường hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hai bên đã nhất trí sớm tiến hành đàm phán chính thức để ký kết bản ghi nhớ (MOU) về việc triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 (BVDCC2) tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan, ngay sau khi Việt Nam cử đoàn khảo sát tới Phái bộ Nam Sudan (từ ngày 15 đến 25-10-2017).
DPKO nhất trí tạo điều kiện, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan liên quan của Việt Nam trong triển khai các thủ tục pháp lý, công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc triển khai BVDCC2.
DPKO cũng ưu tiên dành cho Việt Nam 2 - 3 vị trí sỹ quan tham mưu tại Sở chỉ huy Phái bộ Nam Sudan và Phân khu Bắc để tham gia hỗ trợ quá trình chuẩn bị và triển khai ban đầu của BVDCC2.
Ngoài ra, DPKO cam kết sẽ tạo điều kiện để Việt Nam sớm cử đại diện làm việc tại các cơ quan của DPKO và Cục Hỗ trợ thực địa; đồng thời nghiên cứu việc Việt Nam cử lực lượng dân sự tham gia các phái bộ. Việt Nam sẽ được hướng dẫn và tạo điều kiện để triển khai một đội công binh đến phái bộ phù hợp, có thể tại Nam Sudan, nơi có BVDCC2 đang hoạt động.
DPKO sẽ sớm ký văn bản hợp tác giữa Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và DPKO nhằm tăng cường phối hợp và hợp tác nâng cao năng lực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Việt Nam trong thời gian tới.
Về phần mình, Việt Nam sẵn sàng đón Đoàn kiểm tra tiền triển khai của Liên hợp quốc (PDV) dự kiến vào tháng 12-2017 để đánh giá về năng lực BVDCC2, sẽ thay thế cho BVDCC2 của Anh tại Bentiu, Nam Sudan.
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động tại New York, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã hội đàm với ông Haoliang Xu, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
Trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, ông Haoling Xu đánh giá cao những nỗ lực và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh. Đồng thời, UNDP cũng nhận thấy những nhu cầu của Việt Nam trong việc tăng cường năng lực để tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
UNDP cam kết sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực: xây dựng năng lực để tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; hỗ trợ tìm kiếm các đối tác tài trợ quốc tế để Việt Nam có thể đóng góp to lớn hơn đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, nhất là các hoạt động mang tính nhân đạo; tư vấn chiến lược dài hạn để Việt Nam phát triển Trung tâm gìn giữ hòa bình thành một cơ sở đào tạo, huấn luyện về gìn giữ hòa bình cấp khu vực và quốc tế; xây dựng năng lực trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn và khắc phục hậu quả chất độc hóa học để phản ánh và giải quyết được những thử thách dài hạn liên quan đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người tại các khu vực bị ảnh hưởng./.
Chủ tịch Quốc hội đến Saint Petersburg, Liên bang Nga tham dự IPU-137  (14/10/2017)
Chính phủ sẽ hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp  (13/10/2017)
Chính phủ đề nghị áp dụng sách giáo khoa mới từ năm học 2019 - 2020  (13/10/2017)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên