Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-6-2018
Tập trung kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế, hoạt động công vụ
Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức năm 2019 trước ngày 20-7-2018. Xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu biên chế ngành y tế và giáo dục của một số địa phương cho phù hợp với mức tăng dân số do cơ học, bảo đảm phù hợp với Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra, kiểm tra công tác bổ nhiệm cán bộ sai quy định.
Tổ công tác kiểm tra công vụ của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh hoạt động, trong đó tập trung kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ; chế độ tiếp công dân định kỳ; quản lý, sử dụng biên chế; thực hiện văn hóa công sở.
Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp kéo dài, không để xảy ra tình trạng công dân tập trung khiếu kiện đông người ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện nghiêm túc các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hằng tháng và cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương thực hiện cắt giảm thực chất các thủ tục kiểm tra chuyên ngành như đã cam kết, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng.
Các thành viên Chính phủ chủ động theo dõi, tập trung chỉ đạo giải quyết ngay các vấn đề bức xúc thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách đã được Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, cử tri kiến nghị và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp cuối năm.
Bắc Ninh: Cải cách hành chính tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp
Để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Tỉnh đã có hệ thống trung tâm hành chính cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và bộ phận một cửa cấp xã. Mọi yêu cầu của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận, giải quyết nhanh, chính xác, đúng quy định, hạn chế thấp nhất sự phiền hà, nhũng nhiễu, được cộng đồng doanh nghiệp và người dân ghi nhận. Nhờ đó Bắc Ninh luôn nằm trong top đầu những địa phương có chỉ số cải cách hành chính cao nhất cả nước.
Tháng 6-2017, Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động, góp phần quan trọng vào việc nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của cấp chính quyền. Theo đó, tất cả các sở, ban, ngành và một số cơ quan ngành dọc của trung ương đều thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ tại trung tâm. Việc thành lập Trung tâm được coi là bước đột phá về công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, thay đổi phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh và các địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước với tổ chức, cá nhân, làm tăng hiệu quả làm việc trong quá trình hoạt động, giảm phiền hà, chi phí, công sức cho nhân dân. Người dân, doanh nghiệp chỉ cần đến một nơi, một lần để giải quyết thủ tục hành chính. Các sở, ngành cử cán bộ chuyên trách đến làm việc tại trung tâm để trực tiếp hướng dẫn, tiếp nhận, và trả kết quả tại trung tâm. Trung tâm kết hợp với các công ty viễn thông để gửi tin nhắn cho người dân về cách thức tiếp nhận kết quả, nếu họ yêu cầu tiếp nhận kết quả qua bưu điện, Trung tâm sẽ thực hiện chuyển phát nhanh đến tận tay người dân, doanh nghiệp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm đã tiếp nhận trực tiếp 11.135 hồ sơ, giải quyết được hơn 10.100 hồ sơ. Trong đó, số hồ sơ giải quyết sớm và đúng hạn đạt tỷ lệ 88%.
Ngoài trung tâm hành chính công của tỉnh, các trung tâm hành chính công cấp huyện, thị xã, thành phố đã đồng loạt đi vào hoạt động, tiếp nhận và giải quyết hàng chục nghìn lượt hồ sơ giải quyết công việc liên quan đến thủ tục hành chính. Đối với cấp xã, 100% UBND cấp xã đã triển khai áp dụng thực hiện một cửa liên thông hiện đại.
Theo thống kê, trước đây, bình quân các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh một năm phải sử dụng từ 800 đến 1.000 cuốn biên lai, tốn khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, hiện nay việc thu phí được thực hiện bằng hình thức tự động in biên lai điện tử tại các Trung tâm hành chính, cách làm này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các đơn vị. Đồng thời, với hình thức hoạt động quy về một mối như hiện nay tiết kiệm được nhiều thời gian cho cả tổ chức và người dân. Hằng ngày, Trung tâm còn gửi tổng hợp, thông báo công khai số hồ sơ phải trả kết quả cùa từng cơ quan, đơn vị theo ngày trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và gửi trực tiếp đến các cơ quan có liên quan, qua thông báo này đã giúp Thủ trưởng các cơ quan có cơ sở kiểm soát, đôn đốc nhắc nhở các bộ phận chuyên môn triển khai thực hiện nhiệm vụ qua đó đã giảm đến mức tối đa tình trạng hồ sơ trễ hẹn so với quy định.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Phương Bắc cho rằng để nâng cao chất lượng dịch vụ công, cần đổi mới tư duy nhìn nhận chất lượng quản trị công theo quan điểm marketing. Thực chất của việc này là làm thế nào để cung ứng dịch vụ hành chính công tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng – những người thụ hưởng dịch vụ bao gồm cả công dân và doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội như đúng yêu cầu của hệ thống quản lý nhà nước. Trong bối cảnh phải sử dụng hầu như toàn bộ nguồn nhân lực cũ để thực hiện việc cải cách, đổi mới như hiện nay đã đặt ra vấn đề là làm sao để thay đổi tư duy, thói quen làm việc theo định hướng mới. Trước đây, các đơn vị tự đánh giá về chỉ số cải cách hành chính của đơn vị mình. Hiện nay, để khách quan, tỉnh Bắc Ninh giao cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội theo dõi và đánh giá theo các chỉ số về sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ công của các sở, ngành, địa phương.
Với những nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, Bắc Ninh luôn nằm trong top đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính. Đối với một tỉnh công nghiệp như Bắc Ninh, cải cách hành chính có vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Yên Bái: Tạo bước đột phá về cải cách hành chính tại tỉnh Yên Bái
Ngày 08-6, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đi vào hoạt động sẽ tạo bước đột phá về cải cách hành chính, hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại, với mục tiêu đem đến sự minh bạch, kịp thời trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái là đầu mối thực hiện việc tiếp nhận, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho cá nhân, tổ chức, thực hiện theo nguyên tắc 4 tại chỗ: Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả. Trung tâm có 18 bộ phận một cửa của 16 sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và 2 cơ quan trực thuộc Trung ương đóng tại địa phương. Giai đoạn I sẽ có 795 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh được thực hiện tại Trung tâm, chiếm gần 70% thủ tục hành chính cấp tỉnh. Các thủ tục hành chính đưa vào Trung tâm đều được quy trình hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; 100% hồ sơ, được giám sát chặt chẽ từ khâu tiếp nhận, xử lý đến hoàn trả kết quả; 100% hồ sơ được số hóa xử lý trên môi trường mạng.
Trung tâm có cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, hiện đại cùng hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với công chức thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, toàn bộ khu vực làm việc đều được lắp đặt hệ thống camera giám sát nhằm đảm bảo công khai, minh bạch khi giải quyết thủ tục hành chính.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Đức Duy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu, các sở, ngành, địa phương cần xác định, cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và thuộc trách nhiệm của mọi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Thừa Thiên - Huế: Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi
Xác định cải cách hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đề ra mục tiêu là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện quy trình liên thông các thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Đầu tư, đất đai, cấp phép xây dựng, lao động thương binh và xã hội...
Năm 2018, Thừa Thiên - Huế xác định thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về cải cách thủ tục hành chính: Rút ngắn thời gian nộp thuế còn không quá 117 giờ/năm; thời gian nộp bảo hiểm xã hội không quá 49 giờ/năm; cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày (bao gồm giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cấp giấy phép xây dựng 19 ngày.
Tỉnh quy định, thời gian giải quyết thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng từ 82 ngày xuống còn tối đa 63 ngày (giảm 19 ngày); trong đó, thẩm định thiết kế cơ sở giảm tối thiểu 5 ngày, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công giảm tối thiểu 4 ngày và cấp phép xây dựng giảm tối thiểu 10 ngày... Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xuống còn tối đa 20 ngày (giảm 10 ngày); giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy 10 ngày; giảm thời gian thực hiện kết nối cấp điện, cấp thoát nước 7 ngày và giảm thời gian đăng ký tài sản sau hoàn công là 10 ngày.
Tỉnh tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3,4 trong hầu hết các lĩnh vực, gắn kết với triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước; phấn đấu 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Các ngành, địa phương nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe, an ninh và an toàn vệ sinh môi trường các khu, địa điểm du lịch.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2015; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích; vận hành hiệu quả Trung tâm hành chính công tỉnh, cấp huyện, mô hình một cửa hiện đại cấp xã. Các ngành, địa phương thực hiện công tác thanh tra kiểm tra đồng bộ nhằm giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kể cả thanh tra chuyên ngành.
Nghệ An thực hiện tinh gọn biên chế, giảm đầu mối các cơ quan, đơn vị
Tỉnh Nghệ An đang tích cực thực hiện việc tinh giản biên chế, giảm đầu mối các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, hiệu quả công việc.
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đang thực hiện giảm 648 biên chế thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2021 giảm 300 biên chế và giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 giảm tiếp 348 biên chế. Cùng với đó, Ngành giáo dục Nghệ An cũng đang phối hợp với các ngành, địa phương liên quan có kế hoạch từ nay đến năm 2021 giảm 94 điểm trường (tương đương 225 biên chế) và đến năm 2025 giảm tiếp 90 điểm trường (tương đương 200 biên chế).
Tỉnh cũng đang rà soát, tiến tới sáp nhập các Ban quản lý dự án tại các địa phương cấp huyện và các sở, ngành theo hướng mỗi đơn vị tối đa chỉ có một Ban quản lý dự án.
Hiện Sở Y tế Nghệ An đang xây dựng phương án sáp nhập 6 đơn vị trực thuộc Sở (Trung tâm phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Tư vấn dân số kế hoạch hóa gia đình; Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Truyền thông giáo dục, sức khỏe) thành Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc đang thực hiện mô hình xã đội phó kiêm Thường vụ Đoàn xã, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã kiêm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ và hầu hết Bí thư các xóm trong xã đều kiêm xóm trưởng hoặc kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận của xóm.
Tại Nghệ An, hoạt động của nhiều đơn vị, địa phương đang bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc. Tại một số xã, việc bố trí công chức bất hợp lý, trong đó có những xã nguồn thu chỉ khoảng 150 triệu đồng/năm nhưng vẫn bố trí 2 công chức tài chính – kế toán. Một số đơn vị cấp tỉnh, huyện có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chồng chéo về nội dung công việc cần giải quyết.
Cùng với tích cực thực hiện việc tinh giản biên chế, giảm đầu mối các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn, tỉnh Nghệ An cũng đang tập trung xử lý những vướng mắc, kiến nghị ở các đơn vị, địa phương trong thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sáp nhập tổ chức, bộ máy. Đơn cử, xã Thanh Hòa, huyện Thanh Chương đang kiến nghị nên bố trí mô hình Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch UBND, Phó Công an xã kiêm Tư pháp - hộ tịch, kế toán tài chính kiêm văn phòng, thống kê…/.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-6-2018)  (11/06/2018)
Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu  (11/06/2018)
Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu  (11/06/2018)
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII  (11/06/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Canada  (11/06/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên