Xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"
TCCS - Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định rõ: Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội
Ngày 5-5-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ, quan điểm, mục tiêu thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Theo đó, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Cùng với đó là tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô. Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng từ 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt từ 12.000 - 13.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Để đạt được những mục tiêu trên, nghị quyết đề ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu: Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Hai là, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Ba là, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô. Bốn là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Năm là, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thủ đô trong mọi tình huống. Sáu là, đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô. Bảy là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tám là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.
Nghị quyết cũng nêu rõ, trên cơ sở tổng kết, bổ sung, sửa đổi Luật Thủ đô, khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô; xác lập rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trên một số lĩnh vực nhằm tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực; các chương trình, dự án kết nối liên vùng, liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết nối hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực của vùng… Sớm tổng kết mô hình thí điểm việc thực hiện không tổ chức hội đồng nhân dân cấp phường trên địa bàn Hà Nội, hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới…
Hiện thực hóa Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô
Ngay sau khi Nghị quyết số 15-NQ/TW được ban hành, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức tốt Hội nghị trực tuyến toàn quốc về học tập, quán triệt nghị quyết, với sự tham dự của hơn 34.000 đại biểu tham dự tại các điểm cầu. Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định 4 mục đích, yêu cầu, các nhóm chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 và 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong đó chú trọng phần nội dung về tổ chức thực hiện. Chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt, là cơ sở pháp lý, điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển Thủ đô từ nay đến năm 2030 và 2045, với định hướng lớn: Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.
Nội dung chương trình hành động bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra tại nghị quyết của Bộ Chính trị và được cụ thể hóa bằng trên 130 nhiệm vụ, đề án được xác định cụ thể để ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Từng nhiệm vụ được phân công thực hiện gắn với trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và thời hạn hoàn thành. Qua đó, nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô Hà Nội, quyết tâm đưa nghị quyết đi vào cuộc sống, tạo bước phát triển toàn diện, bứt phá của Thủ đô Hà Nội.
Để nghị quyết thấm sâu đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, các cấp ủy từ thành phố đến cơ sở, hệ thống tuyên giáo Thủ đô chủ động, tích cực triển khai việc phổ biến, quán triệt nghị quyết, nhất là về vị trí, vai trò, các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị đối với Thủ đô Hà Nội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, một cách bài bản và nhiều sáng tạo, đem lại hiệu quả cao, sức lan tỏa sâu rộng đến với cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, trước hết là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức Hội thi tìm hiểu Nghị quyết số 15-NQ/TW và triển khai rộng rãi tới cán bộ, đảng viên, nhân dân theo hình thức thi trắc nghiệm trên nền tảng trực tuyến và cả hình thức sân khấu hóa. Đây là một hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn thành phố để thiết thực góp phần đưa nghị quyết của Bộ Chính trị sớm đi vào cuộc sống, đồng thời phát huy ý thức trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu học tập, nghiên cứu nghị quyết.
Sau một tháng triển khai đã có hơn 1 triệu lượt thí sinh thi tìm hiểu Nghị quyết số 15-NQ/TW, thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới nghị quyết, cũng như sự lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Thông qua đó nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, học tập nghị quyết và thể hiện sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và quyết tâm chính trị hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Hà Nội đang bước vào những tháng cuối cùng của năm. Trong 10 tháng năm 2022, Hà Nội có mức tăng trưởng GRDP đạt 9,69%. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố tăng 8,6%; khu vực dịch vụ phục hồi tích cực, cung ứng hàng hóa ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 21,3%, thu ngân sách nhà nước tăng 13,7%. Cả hệ thống chính trị thành phố đang vào cuộc, quyết tâm thực hiện các giải pháp ổn định, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Hiện, thành phố cũng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để xây dựng Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô. Đây là dự án chiến lược, được kỳ vọng thay đổi diện mạo đô thị cũng như giải quyết một số bất cập của hệ thống hạ tầng giao thông. Việc triển khai dự án quan trọng này chính là hiện thực hóa quyết tâm khơi dậy khát vọng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Năm 2023 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2020 - 2025 và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đây còn là năm đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy năm 2023 là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn nữa. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp. Huy động cả hệ thống chính trị để tham gia thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ công tác. Với sự vào cuộc đồng bộ, bài bản, sáng tạo của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị, cùng với Chương trình hành động số 16-CTr/TU Thành ủy Hà Nội được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ, đề án cụ thể, được phân công thực hiện gắn với trách nhiệm rõ ràng và thời hạn hoàn thành tới từng cấp, từng ngành, chắc chắn Đảng bộ Hà Nội sẽ thực hiện hiệu quả cao, toàn diện Nghị quyết số 15-NQ/TW góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra./.
Đảng bộ thành phố Hà Nội: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh  (25/11/2022)
Hà Nội đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật then chốt  (20/11/2022)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam