TCCS - Quảng Ninh đang đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển toàn diện cả về nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng hiện đại. Bởi vậy, việc huy động mọi nguồn lực đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được chú trọng.
Nhiều năm qua, huyện Hải Hà đầu tư hạ tầng hệ thống tưới tiêu khá hoàn chỉnh để phục vụ phát triển nông nghiệp với hồ chứa nước có dung tích 15 triệu mét khối, tưới cho hơn 2.400ha diện tích canh tác của nhiều xã trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện còn 11 công trình kênh đập khác, với hơn 475km kênh cấp 2 và cấp 3, trong đó bê-tông hóa 287km. Hiện nay, hệ thống hồ, kênh đập này đang phục vụ rất tốt cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện. Mặc dù Cái Chiên là xã đảo, nhưng nhờ có hồ Khe Dầu và hồ Khe Đình, cùng với hệ thống kênh mương dẫn nước được bê-tông hóa, nên 80ha đất canh tác được bảo đảm. Cùng với huyện Hải Hà, nhiều năm qua, hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tiếp tục được quan tâm. Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hơn 300km tuyến đường huyện, trên 970km đường xã và hơn 30 cầu các loại, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khu vực nông thôn tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, giúp họ thuận lợi trong việc xúc tiến, tiêu thụ nông sản. Cả 98 xã trên địa bàn tỉnh đều có đường nhựa, đường bê-tông, cứng hóa đến các thôn.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đầu tư hệ thống tưới tiêu phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông, lâm ngư nghiệp của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 180 hồ chứa nước, 442 đập dâng lớn, vừa và nhỏ, 3.243km kênh mương các loại (trong đó kiên cố hóa được gần 2.000km), hệ thống sông suối, ao hồ nhỏ khá đa dạng..., qua đó cung cấp nước tưới cho 38.854,8ha đất canh tác. Tỉnh còn đầu tư hơn 100km đê biển, kè, và gần 40 cống tiêu dưới đê nhằm bảo vệ người dân ven biển cùng hàng chục nghìn héc ta đất sản xuất nông nghiệp và kết cấu hạ tầng. Hiện nay, hệ thống đê điều tại tỉnh Quảng Ninh đã giúp tăng năng lực chống chọi bão lũ, giảm nhẹ các thiên tai gây ra, giảm thiệt hại về mùa màng.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tỉnh cũng chú trọng đầu tư hệ thống lưới điện nông thôn. Quảng Ninh đã phối hợp triển khai một loạt dự án điện như đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô; cấp điện lưới cho đảo Trần (huyện Cô Tô) và đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà); cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi... Hiện, tất cả các hộ dân trên địa bàn tỉnh đều được sử dụng điện. Hạ tầng nông nghiệp được đầu tư đồng bộ góp phần giúp tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP)... Hiện nay, cả 98 xã trên địa bàn tỉnh đều đạt chuẩn nông thôn mới. Cấp huyện có 9/13 địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, 4 địa phương còn lại đang hoàn thiện hồ sơ và hoàn thiện một số tiêu chí phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2022, qua đó góp phần giúp tỉnh thực hiện mục tiêu tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
Việc đầu tư đồng bộ hạ tầng gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới... đã tác động lớn đến quy mô sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển ổn định; tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm 2022 đạt 3,86%, chiếm tỷ trọng 4,8% trong GRDP. Tỉnh Quảng Ninh còn thực hiện nhiều giải pháp về phát triển lâm nghiệp bền vững, tăng cường quản lý quy hoạch 3 loại rừng, tỷ lệ che phủ rừng đến nay đạt 55% (cả nước đạt 42%). Thủy sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến; mở rộng các vùng nuôi trồng tập trung bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2022 đạt gần 116.000 tấn, tăng 2,63% so với cùng kỳ 2021. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đông Triều; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản của Tập đoàn Việt - Úc tại xã Tân Lập, huyện Đầm Hà. Quảng Ninh cũng là địa phương đi đầu trong triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm và được Trung ương nhân rộng ra cả nước. Đến nay, toàn tỉnh có 499 sản phẩm OCOP, trong đó có 264 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao trở lên. Chương trình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt; tạo việc làm mới, tăng thu nhập, phát triển sản xuất, là một giải pháp thoát nghèo bền vững.
Ngành nông nghiệp Quảng Ninh đang từng bước hội nhập, đổi mới, phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp, dự án đầu tư vào khu vực nông thôn, nông nghiệp trên địa bàn; từ đó nâng cao đời sống kinh tế cho người dân, nhất là người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo./.
Nông nghiệp hữu cơ Quảng Ninh - cần nhiều giải pháp để bứt phá  (28/10/2022)
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh  (28/10/2022)
Thành phố Hạ Long nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP  (27/10/2022)
Huyện Cô Tô tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững  (26/10/2022)
Tỉnh Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số  (20/10/2022)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay