Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thị trường lao động ngoài nước
TCCS - Năm 2022, thị trường lao động trong nước đã có nhiều khởi sắc với tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm mạnh; số lượng lao động có việc làm chính thức tăng; thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện; đời sống an sinh xã hội dần được bảo đảm.
Tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều rủi ro do thiếu hụt lao động cục bộ; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào, chi phí sản xuất cao; lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn thấp…
Đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) mới tập trung vào hỗ trợ cho người lao động nghèo, yếu thế để giúp họ có điều kiện vay vốn đi làm việc ở nước ngoài nâng cao thu nhập, hỗ trợ gia đình cải thiện đời sống. Các chương trình đào tạo cho lao động đi làm việc tại nước ngoài chú trọng nhiều đến đào tạo trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật cơ bản, chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo chuyên sâu cho từng đối tượng, lĩnh vực lao động; thời gian bồi dưỡng nâng cao ý thức kỷ luật lao động và hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động của quốc gia tiếp nhận lao động còn ít.
Thực tế, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động của Việt Nam ở nhiều nơi chưa bao phủ rộng đến cấp cơ sở, đến mọi quy mô doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, việc tiếp nhận thông tin, tuân thủ, thi hành pháp luật lao động cũng như tự bồi dưỡng, tìm hiểu pháp luật lao động của người lao động, trong đó có lao động làm việc ở nước ngoài, còn rất hạn chế. Các cấp, ngành, các đơn vị làm dịch vụ xuất khẩu lao động chưa quan tâm đúng mức tới công tác phổ biến, bồi dưỡng nâng cao ý thức kỷ luật lao động, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg, ngày 31-12-2021, của Thủ tướng Chính phủ, về việc tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước xác định, tổ chức thông tin, tuyên truyền về thị trường lao động ngoài nước, chính sách, quy định, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính sách hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (Quỹ) cho người lao động.
Công tác thông tin, tuyên truyền này để phát huy hiệu quả cần đạt các mục tiêu sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về chính sách, quy định, pháp luật của nước tiếp nhận lao động; chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục ở mức độ sâu, chuyên biệt hơn về ý thức thực hiện pháp luật lao động, tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động; đồng thời tuyên truyền, giáo dục về các giá trị, lợi ích cho người động khi hình thành và nâng cao ý thức thực hiện pháp luật lao động, tạo nên những hình ảnh đẹp của người lao động Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nâng cao hiểu biết về văn hóa, môi trường làm việc, tác phong công nghiệp cho lao động Việt Nam tại các quốc gia tiếp nhận lao động. Kịp thời biểu dương những gương người tốt, những cá nhân, tập thể tiêu biểu, đồng thời, phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật lao động để góp phần giáo dục ý thức và kỹ năng lao động chuyên nghiệp.
Thứ hai, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê chính xác về lao động làm việc ở nước ngoài một cách đồng bộ, thống nhất (từ cấp xã đến trung ương, liên kết cơ sở dữ liệu giữa các ngành công an, biên phòng, lao động, tư pháp)… Cập nhật thông tin về số lao động di chuyển hằng năm, đặc điểm cá nhân, mức lương, điều kiện lao động, thời gian di chuyển… suốt quá trình đăng ký xuất khẩu lao động đến khi trở về, góp phần giúp cho việc quản lý, hỗ trợ người lao động hiệu quả trong cả quá trình đi làm việc ở nước ngoài và khi hồi hương. Đồng thời, cung cấp cho người lao động cũng như học sinh, sinh viên thông tin về đào tạo, phát triển nhân lực, việc làm của quốc gia, ngành và địa phương…
Thứ ba, tổ chức thông tin, tuyên truyền để người lao động đi làm việc ở nước ngoài và doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiểu rõ chính sách hỗ trợ từ Quỹ, hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm đóng góp Quỹ.
Để thực hiện được các mục tiêu trên cần:
Thứ nhất, tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông, cơ quan báo chí triển khai các chương trình tuyên truyền trong công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ; có hình thức trao đổi nội dung tuyên truyền định kỳ tháng hoặc quý với các cơ quan truyền thông để chia sẻ, định hướng thông tin; đồng thời bố trí nguồn kinh phí hợp lý để hỗ trợ các cơ quan báo chí duy trì thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về xuất khẩu lao động; thường xuyên, chủ động mời phóng viên báo chí tới tham dự các cuộc hội thảo, tập huấn, họp báo, các chuyến đi thực tế cả trong và ngoài nước để truyên truyền về lĩnh vực này. Đồng thời mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã nhằm đưa thông tin về XKLĐ một cách đầy đủ và chính xác đến được với người lao động, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thứ hai, tăng cường phối hợp tuyên truyền với các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo, dạy nghề cho người lao động chuẩn bị đi làm việc tại nước ngoài, đưa các nội dung tuyên truyền cần thiết vào chương trình giáo dục, đào tạo. Nâng cao sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp, để học viên sau khi ra trường có thể ra nước ngoài tiếp tục học tập, nâng cao tay nghề và làm việc được ở môi trường chuyên nghiệp. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người lao động. Ngay từ trong hệ đào tạo phổ thông, cần nâng thời lượng tiết học, dung lượng nội dung đào tạo theo hướng nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội.
Thứ ba, nhanh chóng xây dựng và phát triển cổng thông tin điện tử của Quỹ, duy trì sàn giao dịch việc làm ngoài nước trực tuyến cho người lao động thuận tiện tìm hiểu, đăng ký đi làm việc ở nước ngoài và tìm việc làm sau khi về nước, thực hiện trực tuyến việc đóng góp vào Quỹ./.
Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, phát triển và ổn định thị trường lao động  (16/11/2022)
Giải cơn khát vốn cho miền đất thiếu mưa, thừa nắng gió  (31/05/2021)
Thi đua yêu nước - Động lực để EVN hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ  (14/09/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay