Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Lời hịch non sông
21:40, ngày 22-12-2016
TCCSĐT - Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng đến một mục đích duy nhất là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do. Không ai có thể quên được những lời cháy bỏng tinh thần yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(1).
Toàn văn lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có gần 200 từ, nhưng ẩn chứa trong đó là lòng nhân ái sâu sắc, sự khát khao cháy bỏng về một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào, cơm áo cho nhân dân. Lối viết của Người trong sáng, giản dị nhưng lắng đọng, dễ đi sâu vào lòng người. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tựa như lời hịch non sông, là bản tuyên ngôn quyết tử vì hòa bình, độc lập của dân tộc. Ẩn sâu đằng sau lời hịch, lời thề quyết tử đó còn chứa đựng một niềm khát khao hòa bình của một dân tộc.
Nhớ lại những năm tháng hào hùng của dân tộc, chúng ta không khỏi xúc động khi nhớ về hình ảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng vững trước những phong ba bão táp, thách thức của lịch sử lúc đó. Một mặt ta phải đối phó quân Tưởng ở miền Bắc từ vĩ tuyến 16 với chủ đích diệt cộng cầm Hồ, mặt khác ta phải ứng phó với lực lượng quân Pháp sẽ thay thế quân Tưởng ở miền Bắc theo hiệp định Hoa - Pháp (28-02-1946). Nhằm tránh cuộc chiến tranh giữa ta và Pháp có thể sớm nổ ra trong điều kiện bất lợi cho ta, giành lấy thời gian hòa bình để xây dựng đất nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải nhân nhượng với Pháp. Bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 06-3-1946, công nhận nước Việt Nam độc lập tự do chỉ còn là một “quốc gia tự do” trong khối Liên hiệp Pháp và miền Nam, máu thịt của Việt Nam phải thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý để lựa chọn thuộc về Việt Nam hay về Pháp. Bản Tạm ước ngày 14-9-1946 lại là một bước nhân nhượng mới nữa của Việt Nam với thực dân Pháp nhằm duy trì nền hòa bình mong manh để kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng đương đầu với cuộc chiến tranh biết trước là không thể tránh khỏi. Ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Nguyên do là bởi những người cầm đầu chính phủ Pháp lúc bấy giờ dù có nhiều quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề Đông Dương song chúng có chung một mục đích là giành lại quyền thống trị trên bán đảo Đông Dương bằng bất cứ giá nào. Thực dân Pháp từng bước phá vỡ những cố gắng duy trì nền hòa bình của ta. Đỉnh điểm là trong tháng 12-1946, chúng tăng cường quân trái phép ở Đà Nẵng và Hải Dương, tăng viện quân vào Hải Phòng, đánh chiếm Đồ Sơn và Đình Lập, gây nhiều vụ xung đột ở Hà Nội...
Lúc này Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì tìm cách duy trì hòa bình, tránh chiến tranh. Người đã tuyên bố với báo Paris - Sài Gòn rằng: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hoà bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập, nhưng nước Việt Nam độc lập ở khối Liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi. Nước Pháp có những phương tiện ghê gớm, và cuộc chiến đấu sẽ khốc hại, nhưng dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do. Dù sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi tới cách giải quyết ấy. Cả nước Pháp lẫn nước Việt Nam đều không thể phí sức gây một cuộc chiến tranh khốc hại, và nếu phải kiến thiết trên đống hoang tàn thì thật là một điều tai hại”(2)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng cố gắng cứu vãn, duy trì nền hòa bình mong manh, hạn chế chiến tranh bằng những bức thư kêu gọi Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp, cử phái viên gặp gỡ, trao đổi với những người cầm đầu quân Pháp ở Đông Dương tìm cách cứu vãn tình thế tránh đổ máu. Nhưng thực dân Pháp vẫn lấn tới, đỉnh điểm là sự kiện ngày 18-12, tướng Morliere chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ các công sự và chướng ngại vật trên các đường phố... Thực dân Pháp đã sẵn sàng châm ngòi ngọn lửa chiến tranh xâm lược của chúng trên toàn quốc.
Nhân nhượng hay đấu tranh? Độc lập - Tự do hay nô lệ? Tình thế cấp bách lúc đó buộc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sự lựa chọn lịch sử, kịp thời có quyết định chiến lược để xoay chuyển vận nước. Tình thế lúc này không có chỗ cho sự chần chừ. Quân và dân ta ở Hà Nội và các thành phố, thị xã khác sẽ lại trở thành nạn nhân của “kịch bản” đảo chính của quân đội Pháp. Không còn con đường hay sự lựa chọn nào khác. Dân tộc Việt Nam không bao giờ muốn trở lại vòng nô lệ, đã đến lúc đứng lên chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cũng chính vì lẽ đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc, hạ lệnh kháng chiến toàn quốc vào 20 giờ ngày 19-12-1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng kêu gọi:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!”(3)
Mở đầu Lời kêu gọi, Người đã nói rõ nguyên nhân của cuộc kháng chiến là do âm mưu của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta một lần nữa. Ngay đầu lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên bản chất xâm lược, hiếu chiến của thực dân Pháp, chúng từng bước leo thang đẩy những cố gắng thương lượng, duy trì hòa bình của chúng ta đến bờ vực chiến tranh. Người đã gián tiếp kết án đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược của thực dân Pháp. Về phía ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ thiện chí hòa bình của nhân dân, của Đảng và Chính phủ ta, vì muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Hơn ai hết, sau hơn 80 năm bị ách đô hộ của thực dân Pháp và hàng nghìn năm bị phong kiến thống trị, nhân dân ta luôn khát khao, luôn mong muốn một nền hòa bình để xây dựng đất nước. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tựa như lời hịch của non sông đã nói lên nỗi lòng chung của toàn dân tộc.
Song trước những lợi ích thiết thân của dân tộc, trước sự an nguy của quốc gia, chúng ta quyết “không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Đó là lời khẳng định, Hồ Chí Minh đã nêu lên tinh thần dân tộc, lòng quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập dân tộc cho dù có phải hy sinh tất cả.
Đọc lời hịch non sông năm 1946 này ta nhớ lại tinh thần dân tộc trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII với hội nghị Diên Hồng và tinh thần bô lão đồng lòng “đánh”, với tinh thần “Sát thát” của binh lính Đại Việt, với Hịch tướng sĩ động viên nhắc nhở của vị Tổng tư lệnh Trần Quốc Tuấn, ta chợt nhớ tới bốn câu thơ bất hủ đầy khí phách, hiên ngang mà có sức kêu gọi mạnh mẽ của Trần Quang Khải:
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Ta nhớ đến nếu như Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi thế kỷ XV là một bản tổng kết sâu sắc về toàn bộ cuộc kháng chiến chống quân Minh của dân tộc thì lời hịch non sông - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ mong muốn của nhân dân Việt Nam, mục đích đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ đầu đến cuối là vì nền hòa bình, vì độc lập của dân tộc. Chính tinh thần, mục tiêu đấu tranh này về sau được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết thành chân lý của thời đại: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những vấn đề căn bản của đường lối, chủ trương kháng chiến của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đó là: “toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”. Người chỉ rõ: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Một lần nữa, ta thấy rõ tư tưởng đoàn kết dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một cách dễ hiểu, giản dị, mộc mạc, dễ đi vào lòng người với mọi tầng lớp nhân dân. Hồ Chủ tịch đã khêu gợi được tinh thần dân tộc tự cường của người Việt Nam, đó là tinh thần yêu nước, truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng sự quyết tâm, niềm lạc quan cách mạng. Đây cũng là văn kiện lịch sử to lớn, đánh dấu một sự mở đầu của chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Lời hịch non sông - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng nói của non sông đất nước, tiếng nói của dân tộc khát khao hòa bình, là mệnh lệnh thiêng liêng giục giã quân dân ta anh dũng tiến lên giành thắng lợi. Thực hiện lời kêu gọi ấy, quân và dân ta trên khắp mọi miền của đất nước đã đoàn kết đứng lên, anh dũng chiến đấu làm nên những chiến công vang dội, từng bước đánh bại mọi mưu đồ của kẻ thù. Bảy mươi năm đã qua kể từ thời điểm toàn quốc kháng chiến, thời điểm không chỉ là sự khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp mà còn là sự khởi đầu của cuộc trường chinh chiến đấu và chiến thắng hai đế quốc thực dân lớn với tinh thần sắt son của dân tộc “không có gì quý hơn độc lập tự do”, làm nên thắng lợi vẻ vang, chấn động địa cầu trong phong trào giải phóng dân tộc trong lịch sử cận hiện đại trên thế giới./.
---------------------------------------------------------
(1) , (2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.534, 526, 534
Nhớ lại những năm tháng hào hùng của dân tộc, chúng ta không khỏi xúc động khi nhớ về hình ảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng vững trước những phong ba bão táp, thách thức của lịch sử lúc đó. Một mặt ta phải đối phó quân Tưởng ở miền Bắc từ vĩ tuyến 16 với chủ đích diệt cộng cầm Hồ, mặt khác ta phải ứng phó với lực lượng quân Pháp sẽ thay thế quân Tưởng ở miền Bắc theo hiệp định Hoa - Pháp (28-02-1946). Nhằm tránh cuộc chiến tranh giữa ta và Pháp có thể sớm nổ ra trong điều kiện bất lợi cho ta, giành lấy thời gian hòa bình để xây dựng đất nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải nhân nhượng với Pháp. Bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 06-3-1946, công nhận nước Việt Nam độc lập tự do chỉ còn là một “quốc gia tự do” trong khối Liên hiệp Pháp và miền Nam, máu thịt của Việt Nam phải thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý để lựa chọn thuộc về Việt Nam hay về Pháp. Bản Tạm ước ngày 14-9-1946 lại là một bước nhân nhượng mới nữa của Việt Nam với thực dân Pháp nhằm duy trì nền hòa bình mong manh để kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng đương đầu với cuộc chiến tranh biết trước là không thể tránh khỏi. Ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Nguyên do là bởi những người cầm đầu chính phủ Pháp lúc bấy giờ dù có nhiều quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề Đông Dương song chúng có chung một mục đích là giành lại quyền thống trị trên bán đảo Đông Dương bằng bất cứ giá nào. Thực dân Pháp từng bước phá vỡ những cố gắng duy trì nền hòa bình của ta. Đỉnh điểm là trong tháng 12-1946, chúng tăng cường quân trái phép ở Đà Nẵng và Hải Dương, tăng viện quân vào Hải Phòng, đánh chiếm Đồ Sơn và Đình Lập, gây nhiều vụ xung đột ở Hà Nội...
Lúc này Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì tìm cách duy trì hòa bình, tránh chiến tranh. Người đã tuyên bố với báo Paris - Sài Gòn rằng: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hoà bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập, nhưng nước Việt Nam độc lập ở khối Liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi. Nước Pháp có những phương tiện ghê gớm, và cuộc chiến đấu sẽ khốc hại, nhưng dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do. Dù sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi tới cách giải quyết ấy. Cả nước Pháp lẫn nước Việt Nam đều không thể phí sức gây một cuộc chiến tranh khốc hại, và nếu phải kiến thiết trên đống hoang tàn thì thật là một điều tai hại”(2)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng cố gắng cứu vãn, duy trì nền hòa bình mong manh, hạn chế chiến tranh bằng những bức thư kêu gọi Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp, cử phái viên gặp gỡ, trao đổi với những người cầm đầu quân Pháp ở Đông Dương tìm cách cứu vãn tình thế tránh đổ máu. Nhưng thực dân Pháp vẫn lấn tới, đỉnh điểm là sự kiện ngày 18-12, tướng Morliere chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ các công sự và chướng ngại vật trên các đường phố... Thực dân Pháp đã sẵn sàng châm ngòi ngọn lửa chiến tranh xâm lược của chúng trên toàn quốc.
Nhân nhượng hay đấu tranh? Độc lập - Tự do hay nô lệ? Tình thế cấp bách lúc đó buộc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sự lựa chọn lịch sử, kịp thời có quyết định chiến lược để xoay chuyển vận nước. Tình thế lúc này không có chỗ cho sự chần chừ. Quân và dân ta ở Hà Nội và các thành phố, thị xã khác sẽ lại trở thành nạn nhân của “kịch bản” đảo chính của quân đội Pháp. Không còn con đường hay sự lựa chọn nào khác. Dân tộc Việt Nam không bao giờ muốn trở lại vòng nô lệ, đã đến lúc đứng lên chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cũng chính vì lẽ đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc, hạ lệnh kháng chiến toàn quốc vào 20 giờ ngày 19-12-1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng kêu gọi:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!”(3)
Mở đầu Lời kêu gọi, Người đã nói rõ nguyên nhân của cuộc kháng chiến là do âm mưu của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta một lần nữa. Ngay đầu lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên bản chất xâm lược, hiếu chiến của thực dân Pháp, chúng từng bước leo thang đẩy những cố gắng thương lượng, duy trì hòa bình của chúng ta đến bờ vực chiến tranh. Người đã gián tiếp kết án đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược của thực dân Pháp. Về phía ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ thiện chí hòa bình của nhân dân, của Đảng và Chính phủ ta, vì muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Hơn ai hết, sau hơn 80 năm bị ách đô hộ của thực dân Pháp và hàng nghìn năm bị phong kiến thống trị, nhân dân ta luôn khát khao, luôn mong muốn một nền hòa bình để xây dựng đất nước. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tựa như lời hịch của non sông đã nói lên nỗi lòng chung của toàn dân tộc.
Song trước những lợi ích thiết thân của dân tộc, trước sự an nguy của quốc gia, chúng ta quyết “không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Đó là lời khẳng định, Hồ Chí Minh đã nêu lên tinh thần dân tộc, lòng quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập dân tộc cho dù có phải hy sinh tất cả.
Đọc lời hịch non sông năm 1946 này ta nhớ lại tinh thần dân tộc trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII với hội nghị Diên Hồng và tinh thần bô lão đồng lòng “đánh”, với tinh thần “Sát thát” của binh lính Đại Việt, với Hịch tướng sĩ động viên nhắc nhở của vị Tổng tư lệnh Trần Quốc Tuấn, ta chợt nhớ tới bốn câu thơ bất hủ đầy khí phách, hiên ngang mà có sức kêu gọi mạnh mẽ của Trần Quang Khải:
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Ta nhớ đến nếu như Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi thế kỷ XV là một bản tổng kết sâu sắc về toàn bộ cuộc kháng chiến chống quân Minh của dân tộc thì lời hịch non sông - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ mong muốn của nhân dân Việt Nam, mục đích đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ đầu đến cuối là vì nền hòa bình, vì độc lập của dân tộc. Chính tinh thần, mục tiêu đấu tranh này về sau được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết thành chân lý của thời đại: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những vấn đề căn bản của đường lối, chủ trương kháng chiến của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đó là: “toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”. Người chỉ rõ: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Một lần nữa, ta thấy rõ tư tưởng đoàn kết dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một cách dễ hiểu, giản dị, mộc mạc, dễ đi vào lòng người với mọi tầng lớp nhân dân. Hồ Chủ tịch đã khêu gợi được tinh thần dân tộc tự cường của người Việt Nam, đó là tinh thần yêu nước, truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng sự quyết tâm, niềm lạc quan cách mạng. Đây cũng là văn kiện lịch sử to lớn, đánh dấu một sự mở đầu của chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Lời hịch non sông - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng nói của non sông đất nước, tiếng nói của dân tộc khát khao hòa bình, là mệnh lệnh thiêng liêng giục giã quân dân ta anh dũng tiến lên giành thắng lợi. Thực hiện lời kêu gọi ấy, quân và dân ta trên khắp mọi miền của đất nước đã đoàn kết đứng lên, anh dũng chiến đấu làm nên những chiến công vang dội, từng bước đánh bại mọi mưu đồ của kẻ thù. Bảy mươi năm đã qua kể từ thời điểm toàn quốc kháng chiến, thời điểm không chỉ là sự khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp mà còn là sự khởi đầu của cuộc trường chinh chiến đấu và chiến thắng hai đế quốc thực dân lớn với tinh thần sắt son của dân tộc “không có gì quý hơn độc lập tự do”, làm nên thắng lợi vẻ vang, chấn động địa cầu trong phong trào giải phóng dân tộc trong lịch sử cận hiện đại trên thế giới./.
---------------------------------------------------------
(1) , (2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.534, 526, 534
Vĩnh Phúc: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (22/12/2016)
Vĩnh Phúc: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (22/12/2016)
Vĩnh Phúc: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (22/12/2016)
Nguồn vốn ODA góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc  (22/12/2016)
Nguồn vốn ODA góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc  (22/12/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên