Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Ngày 13-11-2021, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2021). Cùng dự có Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cùng chính quyền và bà con nhân dân địa phương.
Phát biểu tại ngày hội, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng xúc động với ký ức lịch sử vẻ vang của mảnh đất anh hùng Pò Hèn, nơi cách đây 42 năm các Anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Trước những đổi thay của mảnh đất biên cương Tổ quốc, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ sự vui mừng với diện mạo của thôn sát biên giới; sự ấm no, tinh thần đoàn kết, vững mạnh từ cơ sở tạo dựng niềm tin cho Đảng, Nhà nước ta.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khen ngợi thành tích phòng, chống dịch của tỉnh Quảng Ninh, là những mô hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch để các địa phương khác học tập khi giữ địa bàn 120 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, cũng như kiểm soát tốt các ca nhiễm mới trong những ngày gần đây. Đối với thôn Pò Hèn đến nay vẫn giữ được địa bàn an toàn, nhân dân thực hiện việc khai báo điện tử tốt để phục vụ cho công tác truy vết, tầm soát, bảo đảm thích ứng an toàn trong tình hình mới.
Tại ngày hội đại đoàn kết hôm nay, thôn Pò Hèn đã bổ sung vào hương ước 3 nội dung an toàn “An toàn cá nhân, cộng đồng, gia đình” đây là cách làm sáng tạo để kiểm soát và nâng cao tinh thần trách nhiệm phòng, chống dịch của mỗi cá nhân.
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng mong muốn nhân dân Pò Hèn phát huy kết quả đã đạt được, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng chống dịch, thực hiện mục tiêu mỗi thôn là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch. Chỉ có đẩy lùi dịch bệnh, có môi trường an toàn thì mới ổn định sản xuất, phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, bà con cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới; tích cực lao động sản xuất, có những sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng chí cũng nhấn mạnh: “Sức mạnh của lòng dân là từ ý thức của nhân dân. Là lá thép biên phòng vững chắc bảo vệ chủ quyền, cư dân tiếp tục xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác ổn định, ngăn chặn các tệ nạn xuyên biên giới”.
Pò Hèn là thôn trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Hải Sơn, có 3 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Dao, Sán Chỉ) với trên 75 % là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong nhiều thập kỷ qua, nhân dân thôn Pò Hèn đã luôn phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang, noi gương tinh thần chiến đấu kiên cường của các Anh hùng, liệt sỹ. Trên địa bàn thôn có Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Pò Hèn là một trong những địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biên giới Tổ quốc. Hệ thống chính trị thôn luôn trong sạch, vững mạnh; thôn 7 năm liên tục đạt danh hiệu thôn văn hóa. Những năm qua nhân dân Pò Hèn thực hiện hiệu quả công tác giao lưu, đối ngoại nhân dân, đặc biệt là kết nghĩa giữa thôn Pò Hèn xã Hải Sơn (Móng Cái- Việt Nam) với thôn Thán Sản, Trấn Na Lương (khu Phòng Thành tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa 2 địa phương biên giới.
Bằng nhiều các giải pháp trong thay đổi nhận thức và phát triển kinh tế, đến nay đời sống kinh tế của nhân dân luôn ổn định và từng bước phát triển: 75% hộ có mức sống trung bình trở lên. Trong đó trên 20% hộ khá; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng/người/năm. Đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao.
Bà Phùn Thị Vân, người dân tộc Dao, thôn Pò Hèn chia sẻ trong những năm gần đây, nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới nên đời sống của bà con được cải thiện hơn rất nhiều, các dân tộc anh em trong xã đoàn kết, chấp hành các quy định, cùng với chính quyền, bộ đội biên phòng gắn bó, bảo vệ chủ quyền biên giới của đất nước. Ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm nay tuy không được tổ chức rộng rãi bằng những năm trước vì dịch COVID-19, nhưng nhân dân chúng tôi vẫn rất phấn khởi và nỗ lực thực hiện các quy ước được thôn, xã đưa ra trong phòng, chống dịch bệnh.
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cùng đoàn công tác đã dâng hương tưởng nhớ công lao của các Anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tại Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Pò Hèn và tặng quà cho nhân dân các dân tộc thôn Pò Hèn./.
Linh Đăng (tổng hợp)
Tỉnh Quảng Ninh - đột phá bắt đầu từ tư duy lãnh đạo, tầm nhìn và khát vọng phát triển  (28/08/2021)
Ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh  (26/06/2021)
Ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh  (26/06/2021)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay