Giáo dục về lý tưởng để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa XI) đã nêu ba vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó trọng tâm xuyên suốt và cấp bách nhất là khắc phục tình trạng: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với những biểu hiện khác nhau về phai nhạt lý tưởng”. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là biểu hiện về sự phai nhạt lý tưởng; bởi vậy, phải hết sức coi trọng giải pháp về giáo dục lý tưởng. Phải từ hiểu đúng lý tưởng của người cộng sản mới kiểm điểm được những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, mới có vốn hiểu biết từ gốc đến tu dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống…
Trong điều lệ Đảng hiện hành ở chương I, điều 2, khoản 1 có quy định nhiệm vụ hàng đầu của đảng viên là “Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng…”, nhưng trong văn bản “Quy định thi hành điều lệ Đảng” của Ban Chấp hành Trung ương, ban hành ngày 1-11-2011 chỉ nêu “Đảng viên phải gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước” chưa đề cập kỹ đến vấn đề nhiệm vụ hàng đầu này là vấn đề hiện nay trong cán bộ, đảng viên còn có sự hiểu biết rất khác nhau về 2 chữ lý tưởng, về mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng.
Có người cho rằng, lý tưởng là lẽ sống con người. Hiểu như vậy không thật đúng. Lý tưởng không phải là quan niệm về cuộc sống con người nói chung. Lý tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới. Ví như khi nói đến lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là nói đến mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất của Đảng mà các thế hệ đảng viên của Đảng nối tiếp nhau quyết phấn đấu để đạt tới, đó là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.
Có người hiểu về mục đích lý tưởng của Đảng là xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh, không có người bóc lột người. Hiểu như vậy chỉ đúng một phần. Mục đích của Đảng nêu trong Điều lệ Đảng ngoài phần đó còn nêu tiếp theo hai phần. Đó là thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Trong cương lĩnh của Đảng, còn nêu cụ thể những đặc trưng và phương hướng cơ bản về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Lý tưởng của Đảng được Bác Hồ nêu gọn trong sáu chữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, tức là giành độc lập là để thực hiện cuộc sống hạnh phúc cho dân. Đó là cuộc sống của nhân dân có quyền làm chủ trong một nước Việt Nam độc lập, cùng nhau xây dựng chế độ xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.
Lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa được hiểu một cách tóm lược có 3 mặt, đó là lý tưởng xã hội, lý tưởng đạo đức và lý tưởng thẩm mỹ.
Lý tưởng xã hội của người cộng sản là một xã hội tương lai, như nêu trong bài Quốc tế ca. Đó là một xã hội mà con người ta sống không còn phải phân biệt ranh giới quốc gia, là một thế giới đại đồng không còn người bóc lột người, không còn phân chia giai cấp, không còn nhà nước vì nhà nước đã bị tiêu vong. Đó là một thế giới của những con người được sống bằng lao động, lao động sáng tạo và tự giác, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao, với thời gian làm việc theo nghĩa vụ được giảm dần. Đó là một thế giới có một nền kinh tế phát triển rất cao, của cải làm ra cho cuộc sống con người rất dồi dào lại không còn phải chi phí lớn để nuôi bộ máy nhà nước, các lực lượng vũ trang… nên đủ sức thực hiện ước mơ của con người là được làm việc theo sở trường và được phân phối theo nhu cầu. Con người chỉ còn lo đến cuộc sống chung, không phải lo đến thu nhập riêng, có điều kiện bảo đảm quyền tự do học tập, đạt đến trình độ hiểu biết rất cao, và quyền tự do vui chơi giải trí lành mạnh, đó là một xã hội mà con người sống chỉ biết thương yêu giúp đỡ nhau, và không còn phải phục tùng quyền lực của đồng tiền, quyền lực của nhà nước, quyền lực của thánh thần (thiên thần, nhiên thần, nhân thần). Con người sống chỉ còn tự giác phục tùng một quyền lực duy nhất là lẽ phải.
Đến đây, mới bắt đầu trang sử về con người thực sự là người.
Về lý tưởng đạo đức của người cộng sản là đạo đức ở trình độ cao được hình thành trên cơ sở đạo đức làm người.
Việt Nam có tiếng gọi “con người” thật hay trong đó, có con và người. “Con” là loài muông thú, hễ đói, thấy có gì ăn được là ăn; “người” thì khác với thú. Đói nhưng không phải ai cho gì, cho cách nào cũng ăn; trong quan hệ vợ chồng không chỉ là quan hệ tình dục mà còn quan hệ về tâm lý, tình cảm, chí hướng, còn phải sống chung thủy, có lý, có tình... Sống không phải là sợ chết mà còn phải chết vinh hơn sống nhục… Đạo đức làm người có nhiều mặt nhưng trước hết là tu dưỡng để nhân tính vượt qua thú tính.
Phải từ việc xây dựng nền tảng của đạo đức là đạo đức làm người mà tu dưỡng để có phẩm chất đạo đức con người chiến sỹ đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. Đó là đạo đức của chủ nghĩa tập thể, tinh thần tương trợ đồng chí, chủ nghĩa quốc tế, lòng yêu người, ý thức cao cả về chủ nghĩa xã hội; lòng chân thật, tính khiêm tốn… Đại phúc cho chúng ta là có Bác Hồ đã nêu tấm gương vô cùng sáng đẹp về lý tưởng đạo đức về cách mạng cao cả, chúng ta cần cố sức học tập và làm theo.
Về lý tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa cộng sản là một giai đoạn cao nhất và mới về chất trong sự phát triển thẩm mỹ của loài người. Cơ sở của lý tưởng thẩm mỹ ấy là sự phát triển toàn diện và hoàn chỉnh của sức sáng tạo của mỗi người, kết hợp trong mình một cách hài hòa sự phong phú về tinh thần, sự trong sạch về đạo đức và hoàn thiện về thể chất. Trong nghệ thuật lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập trung nhất ở hình tượng nghệ thuật được sáng tạo trong mọi hoạt động của con người, được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật. Trong xã hội có giai cấp, lý tưởng thẩm mỹ mang tính giai cấp. Con người có quan hệ với lợi ích giai cấp khác nhau thì quan niệm về cái đẹp cũng khác nhau. Nhưng ngoài tính giai cấp cũng có những quan niệm chung giống nhau về cái đẹp mang tính nhân văn, vẻ đẹp về nhân cách, vẻ đẹp về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, về tính cách chung của con người.
Có hiểu đúng, hiểu sâu sắc về mục đích lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mới có lập trường chính trị kiên định là giữ vững độc lập tự do, dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Có thực tự hào về người cộng sản là người có lý tưởng cao đẹp mới biết giữ cho mình tránh được những vi phạm về đạo đức, lối sống thấp hèn xấu xa./.
Tạo thế và lực mới để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững  (29/04/2012)
Tuần Du lịch Hạ Long Quảng Ninh 2012  (29/04/2012)
Hậu khủng hoảng - Thế giới đối mặt với những vấn đề gì?  (29/04/2012)
Sóc Trăng đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất  (29/04/2012)
Ưu tiên lo nhà ở cho gia đình thương binh liệt sĩ trong năm 2012  (29/04/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay