Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 20 đến 26-5-2019)
22:38, ngày 30-05-2019
TCCSĐT - Hà Lan ngày 21-5 thông báo lần đầu tiên phát hành "trái phiếu xanh", chính thức tham gia thị trường đầu tư vào các dự án môi trường đang ngày càng phát triển. Như vậy, Hà Lan là quốc gia thứ 5 trong Liên minh châu Âu (EU) phát hành trái phiếu thân thiện với môi trường sau các nước Ba Lan, Pháp, Bỉ và Ireland.
Kiểm toán 15 dự án BT và BOT, kiến nghị tài chính hàng nghìn tỷ đồng
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án BOT là hơn 16 năm. Trong khi ấy, với các dự án BT, cơ quan kiểm toán đã kiến nghị xử lý hàng nghìn tỷ đồng. Đây là những đánh giá vừa được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu lên trong báo cáo kết quả kiểm toán năm 2018 chiều 20-5.
Theo kết quả kiểm toán 8 dự bán BOT, hầu hết các dự án thực hiện chỉ định nhà đầu tư, chỉ định nhà thầu thi công; xác định sai, tăng tổng mức đầu tư. Ví dụ, dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C theo hình thức hợp đồng BOT đã tăng 20,17 tỷ đồng. Hoặc dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí theo hình thức hợp đồng BOT cũng tăng mức đầu tư là 98,7 tỷ đồng,…
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, có tình trạng phê duyệt dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ không đúng nội dung được sử dụng theo Nghị quyết. Đáng chú ý, theo Kiểm toán Nhà nước, các dự án sử dụng doanh thu từ trạm thu phí bổ sung vốn chủ sở hữu Nhà đầu tư trong giai đoạn thi công dự án chưa hợp lý, đơn cử là "Dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - thành phố Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT".
Phía Kiểm toán Nhà nước chỉ ra việc chưa quy định khung giá vé đối với dự án đầu tư của công trình đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ. Cái tên được nhắc tới là Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức hợp đồng BOT, BT.
Với tình trạng nghiệm thu, thanh toán sai, báo cáo tổng kết, kết quả kiểm toán các dự án BOT trong năm 2018 đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 836,4 tỷ đồng, gồm: Sai khối lượng 115,4 tỷ đồng, sai đơn giá 228,2 tỷ đồng và sai khác 492,8 tỷ đồng. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án là 16,2 năm so với phương án tài chính ban đầu và giảm giá trị đầu tư 1.059 tỷ đồng.
Ở hướng khác, với kết quả kiểm toán 7 dự án BT, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đánh giá, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn lực ngân sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, việc không quy định đây phải là dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành.
Theo ông, hầu hết các dự án chỉ định thầu, đề xuất dự án không thông qua hội đồng nhân dân. Ví dụ được nêu lên là Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).
Kiểm toán Nhà nước đánh giá, việc lựa chọn nhà đầu tư thiếu năng lực tài chính (dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương), thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt là nguyên nhân gây thất thoát ngân sách lớn.
Báo cáo kiểm toán nhắc tới trường hợp, có hợp đồng ký sai quy định gây thất thoát ngân sách Nhà nước như dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Cụ thể, nội dung phụ lục hợp đồng xác định giá trị quyết toán dự án nhà đầu tư chuyển nhượng cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Việc này chưa phù hợp quy định hiện tại dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp vào ngân sách đến ngày 31-12-2017 là 282,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, phía Kiểm toán Nhà nước chỉ ra, việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư là trái với quy định của Luật đất đai. Chưa kể, việc không quy định cụ thể thời điểm giao đất dẫn đến có dự án được giao đất trước khi thực hiện dự án BT, có dự án được giao đất trong khi thực hiện dự án BT hoặc có dự án đã hoàn thành nhưng chưa giao đất.
Báo cáo nêu lên, việc tạm tính tiền sử dụng đất để xác định giá trị đối ứng khi giao đất cho dự án BT tại thời điểm thực hiện dự án BT dễ dẫn đến thất thoát ngân sách. Ví dụ, tại dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương, do tạm xác định theo tổng mức đầu tư được duyệt nên giá trị hợp đồng BT thường cao hơn thực tế thực hiện. Thời gian thi công các dự án BT dài và tiền sử dụng đất tạm tính chưa sát nên tiền sử dụng đất Nhà đầu tư phải nộp ngân sách tại thời điểm thực hiện dự án thường thấp hơn giá trị khi quyết toán công trình BT.
Qua kiểm toán, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 29% giá trị được kiểm toán (dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương với tổng kiến nghị xử lý tài chính 391,6 tỷ đồng).
Công bố quyết định kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện
Chiều 24-5, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam chủ trì công bố quyết định của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20-3, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định số 390/QĐ-TTCP ngày 21-5-2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20-3, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; thời gian kiểm tra là 35 ngày làm việc thực tế.
Đoàn kiểm tra gồm 12 thành viên (trong đó có sự tham gia của một số thành viên đến từ Bộ Tài chính, Bộ Công Thương) do ông Lê Quang Tiệp, Thanh tra viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn.
Tổ giám sát Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Thanh tra viên cao cấp Phòng nghiệp vụ 1, Vụ Giám sát, Thẩm định xử lý sau thanh tra làm Tổ trưởng Tổ giám sát.
Phát biểu tại buổi công bố, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đề nghị Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cùng phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra để trao đổi, phối hợp và triển khai kiểm tra, làm rõ những nội dung cần thiết liên quan tới việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh giá bán điện thời điểm ngày 20-3-2019, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua.
Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Ngày 22-5, các đại biểu thảo luận ở tổ về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2019 và Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2017. Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (đoàn Cần Thơ) cho rằng, trong thời gian tới, việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ cần thực hiện các giải pháp đồng bộ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong dài hạn, đẩy mạnh dự án trọng điểm quốc gia.
Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ “giấy phép con,” thu hút có chọn lọc đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Chủ tịch Quốc hội cho rằng có nhiều vướng mắc hiện nay là do tổ chức thực thi không tốt, chứ “không đổ thừa cho Luật được”.
Một số đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia; ưu tiên vốn ngân sách Nhà nước cho chương trình giảm nghèo và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Bên cạnh đó, tăng cường sự chủ động và phối hợp của các bộ, ngành và địa phương trong xử lý nợ xấu; xử lý tình trạng “tín dụng đen” trong đó sớm hoàn thiện chế tài xử phạt, chú trọng các giải pháp phát triển nền tài chính toàn diện tập trung vào tài chính vi mô, tài chính tiêu dùng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn.
Việc tăng giá bán lẻ điện thêm 8,36% là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nhấn mạnh cử tri rất quan tâm vấn đề điều chỉnh giá điện, xăng dầu; dù Bộ Công Thương đã có giải trình về cơ chế tính nhưng cần làm rõ hơn để người dân yên tâm. Đại biểu đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc kiểm toán lại giá điện và giá xăng dầu xem có đúng như đề xuất của các cơ quan hay không.
Bảo vệ môi trường: Hà Lan lần đầu tiên phát hành "trái phiếu xanh"
Hà Lan ngày 21-5 thông báo lần đầu tiên phát hành "trái phiếu xanh", chính thức tham gia thị trường đầu tư vào các dự án môi trường đang ngày càng phát triển. Như vậy, Hà Lan là quốc gia thứ 5 trong Liên minh châu Âu (EU) phát hành trái phiếu thân thiện với môi trường sau các nước Ba Lan, Pháp, Bỉ và Ireland.
Theo ngân hàng HSBC - một trong những ngân hàng xử lý hoạt động đầu tư trong lĩnh vực trên, Chính phủ Hà Lan đặt mục tiêu đến tháng 7-2040 huy động được từ 4 - 6 tỷ euro (4,5 tỷ - 6,7 tỷ USD) qua phát hành "trái phiếu xanh".
Đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Wopke Hoekstra nêu rõ Hà Lan là nước được xếp hạng tín nhiệm AAA đầu tiên phát hành "trái phiếu xanh", theo đó nước này hướng đến nền kinh tế "xanh" hơn.
Biến đổi khí hậu và môi trường đang là vấn đề cấp bách đối với Hà Lan, nơi ít nhất 1/3 diện tích của nước này dưới mực nước biển. Các nhà đầu tư cho biết họ ủng hộ "trái phiếu xanh" của Hà Lan, đặc biệt bởi đây là trái phiếu xanh chính phủ đầu tiên với các quy định nghiêm ngặt.
Trái phiếu xanh, được Ngân hàng Thế giới phát hành lần đầu tiên 10 năm trước đây, là một trong những kênh thu hút vốn hiệu quả cho các giải pháp nhằm thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ "trái phiếu xanh" trên thị trường tài chính toàn cầu vẫn thấp, chỉ chiếm khoảng 2% thị trường trái phiếu toàn cầu, tương đương 156,8 tỷ USD.
3/4 chương trình hỗ trợ kinh tế của IMF phát huy tác dụng
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 20-5 công bố báo cáo cho biết 3/4 chương trình hỗ trợ của quỹ trong giai đoạn 6 năm qua đã đạt các mục tiêu đề ra, song còn một số vấn đề, trong đó có những dự báo tăng trưởng "màu hồng".
Từ năm 2011 - 2017, IMF giám sát 133 chương trình hỗ trợ kinh tế cho các nước thành viên. Kết quả hoạt động này đã được nêu trong báo cáo đánh giá trên. Đây là lần đầu tiên IMF tiến hành đánh giá các chương trình của mình kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Theo báo cáo 3/4 số chương trình của IMF đã thành công, một phần hoặc hoàn toàn, trong việc đạt các mục tiêu đề ra, như giải quyết vấn đề cán cân thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn thế, các hỗ trợ đã trở thành "chất xúc tác" giúp những nước nhận có thể có thêm khoản hỗ trợ tài chính từ các nhà cho vay chính thức khác, cũng như các nhà tài trợ. Điều này giúp bảo vệ các nền kinh tế của các quốc gia đó tránh bị đứt gãy lớn hơn.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án BOT là hơn 16 năm. Trong khi ấy, với các dự án BT, cơ quan kiểm toán đã kiến nghị xử lý hàng nghìn tỷ đồng. Đây là những đánh giá vừa được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu lên trong báo cáo kết quả kiểm toán năm 2018 chiều 20-5.
Theo kết quả kiểm toán 8 dự bán BOT, hầu hết các dự án thực hiện chỉ định nhà đầu tư, chỉ định nhà thầu thi công; xác định sai, tăng tổng mức đầu tư. Ví dụ, dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C theo hình thức hợp đồng BOT đã tăng 20,17 tỷ đồng. Hoặc dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí theo hình thức hợp đồng BOT cũng tăng mức đầu tư là 98,7 tỷ đồng,…
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, có tình trạng phê duyệt dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ không đúng nội dung được sử dụng theo Nghị quyết. Đáng chú ý, theo Kiểm toán Nhà nước, các dự án sử dụng doanh thu từ trạm thu phí bổ sung vốn chủ sở hữu Nhà đầu tư trong giai đoạn thi công dự án chưa hợp lý, đơn cử là "Dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - thành phố Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT".
Phía Kiểm toán Nhà nước chỉ ra việc chưa quy định khung giá vé đối với dự án đầu tư của công trình đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ. Cái tên được nhắc tới là Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức hợp đồng BOT, BT.
Với tình trạng nghiệm thu, thanh toán sai, báo cáo tổng kết, kết quả kiểm toán các dự án BOT trong năm 2018 đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 836,4 tỷ đồng, gồm: Sai khối lượng 115,4 tỷ đồng, sai đơn giá 228,2 tỷ đồng và sai khác 492,8 tỷ đồng. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án là 16,2 năm so với phương án tài chính ban đầu và giảm giá trị đầu tư 1.059 tỷ đồng.
Ở hướng khác, với kết quả kiểm toán 7 dự án BT, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đánh giá, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn lực ngân sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, việc không quy định đây phải là dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành.
Theo ông, hầu hết các dự án chỉ định thầu, đề xuất dự án không thông qua hội đồng nhân dân. Ví dụ được nêu lên là Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).
Kiểm toán Nhà nước đánh giá, việc lựa chọn nhà đầu tư thiếu năng lực tài chính (dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương), thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt là nguyên nhân gây thất thoát ngân sách lớn.
Báo cáo kiểm toán nhắc tới trường hợp, có hợp đồng ký sai quy định gây thất thoát ngân sách Nhà nước như dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Cụ thể, nội dung phụ lục hợp đồng xác định giá trị quyết toán dự án nhà đầu tư chuyển nhượng cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Việc này chưa phù hợp quy định hiện tại dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp vào ngân sách đến ngày 31-12-2017 là 282,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, phía Kiểm toán Nhà nước chỉ ra, việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư là trái với quy định của Luật đất đai. Chưa kể, việc không quy định cụ thể thời điểm giao đất dẫn đến có dự án được giao đất trước khi thực hiện dự án BT, có dự án được giao đất trong khi thực hiện dự án BT hoặc có dự án đã hoàn thành nhưng chưa giao đất.
Báo cáo nêu lên, việc tạm tính tiền sử dụng đất để xác định giá trị đối ứng khi giao đất cho dự án BT tại thời điểm thực hiện dự án BT dễ dẫn đến thất thoát ngân sách. Ví dụ, tại dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương, do tạm xác định theo tổng mức đầu tư được duyệt nên giá trị hợp đồng BT thường cao hơn thực tế thực hiện. Thời gian thi công các dự án BT dài và tiền sử dụng đất tạm tính chưa sát nên tiền sử dụng đất Nhà đầu tư phải nộp ngân sách tại thời điểm thực hiện dự án thường thấp hơn giá trị khi quyết toán công trình BT.
Qua kiểm toán, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 29% giá trị được kiểm toán (dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương với tổng kiến nghị xử lý tài chính 391,6 tỷ đồng).
Công bố quyết định kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện
Chiều 24-5, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam chủ trì công bố quyết định của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20-3, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định số 390/QĐ-TTCP ngày 21-5-2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20-3, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; thời gian kiểm tra là 35 ngày làm việc thực tế.
Đoàn kiểm tra gồm 12 thành viên (trong đó có sự tham gia của một số thành viên đến từ Bộ Tài chính, Bộ Công Thương) do ông Lê Quang Tiệp, Thanh tra viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn.
Tổ giám sát Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Thanh tra viên cao cấp Phòng nghiệp vụ 1, Vụ Giám sát, Thẩm định xử lý sau thanh tra làm Tổ trưởng Tổ giám sát.
Phát biểu tại buổi công bố, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đề nghị Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cùng phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra để trao đổi, phối hợp và triển khai kiểm tra, làm rõ những nội dung cần thiết liên quan tới việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh giá bán điện thời điểm ngày 20-3-2019, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua.
Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Ngày 22-5, các đại biểu thảo luận ở tổ về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2019 và Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2017. Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (đoàn Cần Thơ) cho rằng, trong thời gian tới, việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ cần thực hiện các giải pháp đồng bộ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong dài hạn, đẩy mạnh dự án trọng điểm quốc gia.
Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ “giấy phép con,” thu hút có chọn lọc đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Chủ tịch Quốc hội cho rằng có nhiều vướng mắc hiện nay là do tổ chức thực thi không tốt, chứ “không đổ thừa cho Luật được”.
Một số đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia; ưu tiên vốn ngân sách Nhà nước cho chương trình giảm nghèo và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Bên cạnh đó, tăng cường sự chủ động và phối hợp của các bộ, ngành và địa phương trong xử lý nợ xấu; xử lý tình trạng “tín dụng đen” trong đó sớm hoàn thiện chế tài xử phạt, chú trọng các giải pháp phát triển nền tài chính toàn diện tập trung vào tài chính vi mô, tài chính tiêu dùng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn.
Việc tăng giá bán lẻ điện thêm 8,36% là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nhấn mạnh cử tri rất quan tâm vấn đề điều chỉnh giá điện, xăng dầu; dù Bộ Công Thương đã có giải trình về cơ chế tính nhưng cần làm rõ hơn để người dân yên tâm. Đại biểu đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc kiểm toán lại giá điện và giá xăng dầu xem có đúng như đề xuất của các cơ quan hay không.
Bảo vệ môi trường: Hà Lan lần đầu tiên phát hành "trái phiếu xanh"
Hà Lan ngày 21-5 thông báo lần đầu tiên phát hành "trái phiếu xanh", chính thức tham gia thị trường đầu tư vào các dự án môi trường đang ngày càng phát triển. Như vậy, Hà Lan là quốc gia thứ 5 trong Liên minh châu Âu (EU) phát hành trái phiếu thân thiện với môi trường sau các nước Ba Lan, Pháp, Bỉ và Ireland.
Theo ngân hàng HSBC - một trong những ngân hàng xử lý hoạt động đầu tư trong lĩnh vực trên, Chính phủ Hà Lan đặt mục tiêu đến tháng 7-2040 huy động được từ 4 - 6 tỷ euro (4,5 tỷ - 6,7 tỷ USD) qua phát hành "trái phiếu xanh".
Đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Wopke Hoekstra nêu rõ Hà Lan là nước được xếp hạng tín nhiệm AAA đầu tiên phát hành "trái phiếu xanh", theo đó nước này hướng đến nền kinh tế "xanh" hơn.
Biến đổi khí hậu và môi trường đang là vấn đề cấp bách đối với Hà Lan, nơi ít nhất 1/3 diện tích của nước này dưới mực nước biển. Các nhà đầu tư cho biết họ ủng hộ "trái phiếu xanh" của Hà Lan, đặc biệt bởi đây là trái phiếu xanh chính phủ đầu tiên với các quy định nghiêm ngặt.
Trái phiếu xanh, được Ngân hàng Thế giới phát hành lần đầu tiên 10 năm trước đây, là một trong những kênh thu hút vốn hiệu quả cho các giải pháp nhằm thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ "trái phiếu xanh" trên thị trường tài chính toàn cầu vẫn thấp, chỉ chiếm khoảng 2% thị trường trái phiếu toàn cầu, tương đương 156,8 tỷ USD.
3/4 chương trình hỗ trợ kinh tế của IMF phát huy tác dụng
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 20-5 công bố báo cáo cho biết 3/4 chương trình hỗ trợ của quỹ trong giai đoạn 6 năm qua đã đạt các mục tiêu đề ra, song còn một số vấn đề, trong đó có những dự báo tăng trưởng "màu hồng".
Từ năm 2011 - 2017, IMF giám sát 133 chương trình hỗ trợ kinh tế cho các nước thành viên. Kết quả hoạt động này đã được nêu trong báo cáo đánh giá trên. Đây là lần đầu tiên IMF tiến hành đánh giá các chương trình của mình kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Theo báo cáo 3/4 số chương trình của IMF đã thành công, một phần hoặc hoàn toàn, trong việc đạt các mục tiêu đề ra, như giải quyết vấn đề cán cân thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn thế, các hỗ trợ đã trở thành "chất xúc tác" giúp những nước nhận có thể có thêm khoản hỗ trợ tài chính từ các nhà cho vay chính thức khác, cũng như các nhà tài trợ. Điều này giúp bảo vệ các nền kinh tế của các quốc gia đó tránh bị đứt gãy lớn hơn.
Báo cáo cũng phát hiện rằng hầu hết các nước thành viên không cần cắt giảm chi tiêu xã hội, vì hơn 1/3 chương trình là dành cho các nước có thu nhập thấp, cần tăng chi tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo.
Mặt khác, các gói hỗ trợ phải đối mặt với nhiều trở ngại, như các dự báo tăng trưởng kinh tế quá lạc quan. Vì vậy, các tác giả báo cáo trên khuyến cáo cần thận trọng hơn khi sử dụng các dự báo như vậy và cần phân tích sâu hơn về tác động các chương trình của quỹ đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Hơn nữa, cần sự phán đoán "thận trọng hơn" khi cân nhắc tái cơ cấu nợ, và việc hiểu rõ hơn các thể chế và khả năng chính trị của các quốc gia có thể giúp tránh tình trạng nhắm vào "các mục tiêu phi thực tế". Các tác giả cũng kêu gọi tiếp xúc hiệu quả hơn với công chúng nói chung, cho rằng đây là một "khía cạnh đang bị đánh giá thấp" của thành công./.
Mặt khác, các gói hỗ trợ phải đối mặt với nhiều trở ngại, như các dự báo tăng trưởng kinh tế quá lạc quan. Vì vậy, các tác giả báo cáo trên khuyến cáo cần thận trọng hơn khi sử dụng các dự báo như vậy và cần phân tích sâu hơn về tác động các chương trình của quỹ đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Hơn nữa, cần sự phán đoán "thận trọng hơn" khi cân nhắc tái cơ cấu nợ, và việc hiểu rõ hơn các thể chế và khả năng chính trị của các quốc gia có thể giúp tránh tình trạng nhắm vào "các mục tiêu phi thực tế". Các tác giả cũng kêu gọi tiếp xúc hiệu quả hơn với công chúng nói chung, cho rằng đây là một "khía cạnh đang bị đánh giá thấp" của thành công./.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thực hiện các biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông do uống rượu, bia  (30/05/2019)
Chính phủ trình Quốc hội dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)  (29/05/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nga, Na Uy và Thụy Điển  (29/05/2019)
Tiếp tục củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp Việt Nam - Campuchia  (29/05/2019)
Hoạt động trong ngày của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh  (29/05/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên