Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 14 đến 20-8-2017)
22:22, ngày 23-08-2017
TCCSĐT - Cố vấn chiến lược của Tổng thống Mỹ Steve Bannon khẳng định Mỹ đang trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc; đồng thời cảnh báo rằng mặc dù Washington đang bị thất thế trong cuộc chiến này, song sẽ đáp trả mạnh mẽ đối với những hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Cải cách ngành lúa gạo Việt Nam theo định hướng thị trường
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). Một trong những mục tiêu của Chiến lược là giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo. Như vậy, ngành lúa gạo sẽ phải tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Theo Chiến lược, giai đoạn 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng từ 4,5-5 triệu tấn vào năm 2020, trị giá bình quân khoảng từ 2,2-2,3 tỷ USD/năm. Giai đoạn 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hằng năm khoảng 4 triệu tấn, trị giá xuất khẩu đạt từ 2,3-2,5 tỷ USD/năm. Đồng thời, tiến hành chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Đến năm 2020, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng sản lượng gạo xuất khẩu, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%; tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 30%, gạo nếp chiếm khoảng 20%.
Các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo chiếm khoảng 5%. Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu Việt Nam.
Thực hiện Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát, xác định các vùng trồng lúa có lợi thế để điều chỉnh quy hoạch sản xuất, chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang mục đích khác. Xây dựng kế hoạch, lộ trình điều chỉnh quy mô sản xuất, sản lượng phù hợp với nhu cầu trong nước, thế giới và năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam.
Song song với đó, quy hoạch và tổ chức sản xuất theo vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu sang các thị trường cụ thể với sự liên kết, liên doanh, đặt hàng của doanh nghiệp. Tại vùng này, từ khâu chọn giống đến quy trình canh tác, sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm đều thực hiện theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Chọn lọc, thống nhất đưa vào sử dụng bộ giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường tiêu thụ.
Từ nay đến cuối năm, thị trường xuất khẩu gạo đang được dự báo sẽ rất khởi sắc. Ngành nông nghiệp đang quyết liệt triển khai các giải pháp cho vụ lúa Thu Đông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để chớp thời cơ thuận lợi này.
Thủ tướng phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lộ trình có nội dung nhằm mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung-cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, bảo đảm thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả; chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Theo Lộ trình trên, cả nước phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.
Cùng với đó, phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6-7 năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7-8 năm; tăng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030; tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ hoàn thiện khung khổ chính sách về thị trường trái phiếu; phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp; phát triển và đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư; phát triển định chế trung gian và dịch vụ thị trường...
Cụ thể, về thị trường sơ cấp, đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư, thiết lập các sản phẩm tài chính và đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường tài chính; tiếp tục tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo phương thức đấu thầu.
Về thị trường thứ cấp, cải tiến mô hình tổ chức thị trường và hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán phù hợp với tính chất giao dịch thỏa thuận, bảo đảm chế độ báo cáo giao dịch kịp thời, chính xác để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường; tăng cường trách nhiệm của thành viên thị trường thứ cấp trong công tác báo cáo giao dịch; nghiên cứu xây dựng chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch Chứng khoán để cung cấp thông tin về tình hình phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, thúc đẩy giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp.
Giai đoạn 2017 - 2020: 436 doanh nghiệp nhà nước thực hiện thoái vốn
Theo dự thảo Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, sẽ có 436 doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020.
Riêng năm 2017 thoái vốn tại 161 doanh nghiệp; năm 2018 là 185 doanh nghiệp; năm 2019 là 65 doanh nghiệp; năm 2020 là 25 doanh nghiệp gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước, không rà soát doanh nghiệp từ cấp 2 trở xuống.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ước tính tổng số vốn dự kiến thoái trong cả giai đoạn 2017-2020 là 64.457,4 tỷ đồng (tính theo mệnh giá). Trong đó, năm 2017 dự kiến thoái 19.779 tỷ đồng. Tính sơ bộ theo giá trị niêm yết trên sàn có thể đạt hơn 29.000 tỷ đồng (tại thời điểm 10-7-2017).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đối với những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn có thể thực hiện thoái vốn thành một số đợt. Tuy nhiên, tỷ lệ thoái vốn mỗi đợt phải ở mức từ 20-36% tổng số vốn cần thoái để tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trường hợp cần thiết, nhà nước chỉ nắm giữ tối đa 51% vốn điều lệ. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và phục vụ chiến lược ngành, nhà nước chỉ nắm giữ tối đa 36% vốn điều lệ.
Năm 2017, trung bình mỗi bộ, ngành địa phương có từ 1-4 doanh nghiệp thoái vốn. Một số bộ, địa phương có số doanh nghiệp cần thoái vốn nhiều là Bộ Công Thương bốn doanh nghiệp; Bộ Giao thông Vận tải bảy doanh nghiệp, Bộ Xây dựng chín doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội 17 doanh nghiệp; Bắc Giang 11 doanh nghiệp...
Các doanh nghiệp bộ, ngành địa phương chuyển về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để tiến hành thoái vốn là 11 doanh nghiệp; trong đó, một số doanh nghiệp lớn sẽ thoái vốn như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ thoái 20% vốn điều lệ. Tổng công ty Sông Hồng thoái 35% vốn điều lệ; Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC) thoái 49,65% vốn điều lệ, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 47,8%...
Cũng theo dự thảo, có nhiều đơn vị thực hiện thoái vốn theo phương án riêng, không đưa vào danh mục này. Đó là các công ty nông, lâm nghiệp và các công ty thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, SCIC, Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, Bệnh viện Giao thông vận tải, Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình số vệ tinh Việt Nam, Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp khác có danh sách kèm theo.
Để đạt kết quả theo danh mục được phê duyệt, Dự thảo quy rõ trách nhiệm cho các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm quy định, các lãnh đạo có quyền điều chỉnh sớm tiến độ và tăng tỷ lệ thoái vốn so với tỷ lệ tối thiểu hằng năm đã được phê duyệt; bổ sung thêm doanh nghiệp thực hiện thoái vốn sớm hơn nhưng cần đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt, tỷ lệ thoái và tổng số thu từ thoái vốn vào cuối kỳ đạt đúng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự thảo cũng nêu rõ trong điều kiện thị trường không thuận lợi, tính đặc thù khách quan của từng bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh dẫn đến việc không thể thực hiện thoái vốn theo kế hoạch, bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, trước ngày 25 tháng cuối của quý và trước ngày 25-12 hằng năm, các đơn vị này phải gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện đến Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm hàng năm thực hiện rà soát và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 cho phù hợp.
Đàm phán về Anh rời khỏi Liên minh châu Âu có thể hoãn đến tháng 12
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). Một trong những mục tiêu của Chiến lược là giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo. Như vậy, ngành lúa gạo sẽ phải tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Theo Chiến lược, giai đoạn 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng từ 4,5-5 triệu tấn vào năm 2020, trị giá bình quân khoảng từ 2,2-2,3 tỷ USD/năm. Giai đoạn 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hằng năm khoảng 4 triệu tấn, trị giá xuất khẩu đạt từ 2,3-2,5 tỷ USD/năm. Đồng thời, tiến hành chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Đến năm 2020, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng sản lượng gạo xuất khẩu, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%; tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 30%, gạo nếp chiếm khoảng 20%.
Các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo chiếm khoảng 5%. Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu Việt Nam.
Thực hiện Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát, xác định các vùng trồng lúa có lợi thế để điều chỉnh quy hoạch sản xuất, chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang mục đích khác. Xây dựng kế hoạch, lộ trình điều chỉnh quy mô sản xuất, sản lượng phù hợp với nhu cầu trong nước, thế giới và năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam.
Song song với đó, quy hoạch và tổ chức sản xuất theo vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu sang các thị trường cụ thể với sự liên kết, liên doanh, đặt hàng của doanh nghiệp. Tại vùng này, từ khâu chọn giống đến quy trình canh tác, sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm đều thực hiện theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Chọn lọc, thống nhất đưa vào sử dụng bộ giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường tiêu thụ.
Từ nay đến cuối năm, thị trường xuất khẩu gạo đang được dự báo sẽ rất khởi sắc. Ngành nông nghiệp đang quyết liệt triển khai các giải pháp cho vụ lúa Thu Đông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để chớp thời cơ thuận lợi này.
Thủ tướng phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lộ trình có nội dung nhằm mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung-cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, bảo đảm thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả; chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Theo Lộ trình trên, cả nước phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.
Cùng với đó, phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6-7 năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7-8 năm; tăng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030; tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ hoàn thiện khung khổ chính sách về thị trường trái phiếu; phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp; phát triển và đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư; phát triển định chế trung gian và dịch vụ thị trường...
Cụ thể, về thị trường sơ cấp, đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư, thiết lập các sản phẩm tài chính và đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường tài chính; tiếp tục tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo phương thức đấu thầu.
Về thị trường thứ cấp, cải tiến mô hình tổ chức thị trường và hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán phù hợp với tính chất giao dịch thỏa thuận, bảo đảm chế độ báo cáo giao dịch kịp thời, chính xác để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường; tăng cường trách nhiệm của thành viên thị trường thứ cấp trong công tác báo cáo giao dịch; nghiên cứu xây dựng chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch Chứng khoán để cung cấp thông tin về tình hình phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, thúc đẩy giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp.
Giai đoạn 2017 - 2020: 436 doanh nghiệp nhà nước thực hiện thoái vốn
Theo dự thảo Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, sẽ có 436 doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020.
Riêng năm 2017 thoái vốn tại 161 doanh nghiệp; năm 2018 là 185 doanh nghiệp; năm 2019 là 65 doanh nghiệp; năm 2020 là 25 doanh nghiệp gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước, không rà soát doanh nghiệp từ cấp 2 trở xuống.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ước tính tổng số vốn dự kiến thoái trong cả giai đoạn 2017-2020 là 64.457,4 tỷ đồng (tính theo mệnh giá). Trong đó, năm 2017 dự kiến thoái 19.779 tỷ đồng. Tính sơ bộ theo giá trị niêm yết trên sàn có thể đạt hơn 29.000 tỷ đồng (tại thời điểm 10-7-2017).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đối với những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn có thể thực hiện thoái vốn thành một số đợt. Tuy nhiên, tỷ lệ thoái vốn mỗi đợt phải ở mức từ 20-36% tổng số vốn cần thoái để tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trường hợp cần thiết, nhà nước chỉ nắm giữ tối đa 51% vốn điều lệ. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và phục vụ chiến lược ngành, nhà nước chỉ nắm giữ tối đa 36% vốn điều lệ.
Năm 2017, trung bình mỗi bộ, ngành địa phương có từ 1-4 doanh nghiệp thoái vốn. Một số bộ, địa phương có số doanh nghiệp cần thoái vốn nhiều là Bộ Công Thương bốn doanh nghiệp; Bộ Giao thông Vận tải bảy doanh nghiệp, Bộ Xây dựng chín doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội 17 doanh nghiệp; Bắc Giang 11 doanh nghiệp...
Các doanh nghiệp bộ, ngành địa phương chuyển về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để tiến hành thoái vốn là 11 doanh nghiệp; trong đó, một số doanh nghiệp lớn sẽ thoái vốn như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ thoái 20% vốn điều lệ. Tổng công ty Sông Hồng thoái 35% vốn điều lệ; Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC) thoái 49,65% vốn điều lệ, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 47,8%...
Cũng theo dự thảo, có nhiều đơn vị thực hiện thoái vốn theo phương án riêng, không đưa vào danh mục này. Đó là các công ty nông, lâm nghiệp và các công ty thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, SCIC, Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, Bệnh viện Giao thông vận tải, Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình số vệ tinh Việt Nam, Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp khác có danh sách kèm theo.
Để đạt kết quả theo danh mục được phê duyệt, Dự thảo quy rõ trách nhiệm cho các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm quy định, các lãnh đạo có quyền điều chỉnh sớm tiến độ và tăng tỷ lệ thoái vốn so với tỷ lệ tối thiểu hằng năm đã được phê duyệt; bổ sung thêm doanh nghiệp thực hiện thoái vốn sớm hơn nhưng cần đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt, tỷ lệ thoái và tổng số thu từ thoái vốn vào cuối kỳ đạt đúng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự thảo cũng nêu rõ trong điều kiện thị trường không thuận lợi, tính đặc thù khách quan của từng bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh dẫn đến việc không thể thực hiện thoái vốn theo kế hoạch, bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, trước ngày 25 tháng cuối của quý và trước ngày 25-12 hằng năm, các đơn vị này phải gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện đến Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm hàng năm thực hiện rà soát và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 cho phù hợp.
Đàm phán về Anh rời khỏi Liên minh châu Âu có thể hoãn đến tháng 12
Sputnik và truyền thông ngày 16-8 cho biết giai đoạn tiếp theo của các cuộc đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi Brexit, khó có thể diễn ra trước tháng 12-2017.
Theo kênh Sky News, vòng đàm phán này sẽ tập trung vào các vấn đề tài chính, các quyền của công dân Liên minh châu Âu (EU) và biên giới với Ireland. Dự kiến vòng đàm phán được tổ chức vào tháng 10, nhưng nhiều khả năng sẽ bị hoãn đến tháng 12.
Các nguồn tin của đài Sky News tiết lộ, việc trì hoãn này có thể có liên quan đến cuộc bầu cử liên bang ở Đức vào tháng 9 tới. Hiện một số thành viên nội các Anh mong đợi khả năng có sự thay đổi trong liên minh của Thủ tướng Đức Angela Merkel để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán Brexit tiếp tục diễn ra dễ dàng hơn.
Các cuộc đàm phán Brexit, hiện đang ở vòng thứ 2, được khởi động từ ngày 19-6-2017 và dự kiến hoàn tất vào ngày 30-3-2019.
Mỹ xác nhận đang trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc
Cố vấn chiến lược của Tổng thống Mỹ Steve Bannon khẳng định Mỹ đang trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc; đồng thời cảnh báo rằng mặc dù Washington đang bị thất thế trong cuộc chiến này, song sẽ đáp trả mạnh mẽ đối với những hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Trong bài phỏng vấn được đăng trên trang tin tức prospect.org ngày 16-8, Cố vấn Bannon đã xác nhận về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, nhận định rằng nếu Mỹ tiếp tục để thua trong cuộc chiến này, trong vòng tối đa là 10 năm nữa, nước này sẽ rơi vào tình trạng khó phục hồi.
Ông Banon tuyên bố Mỹ sẽ sử dụng Khoản 301 trong Đạo luật Thương mại 1974 nhằm chống lại việc Trung Quốc ép buộc các tập đoàn Mỹ đang kinh doanh tại nước này chuyển giao công nghệ và sau đó là khiếu nại về hành vi bán phá giá mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc.
Theo ông Bannon, Mỹ không cần phải nhượng bộ với Trung Quốc để giành được sự ủng hộ của Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên, bởi Bắc Kinh sẽ không hành động để kiềm chế Bình Nhưỡng.
Ông cho biết có thể sẽ cân nhắc một thỏa thuận, trong đó Trung Quốc ép Triều Tiên ngưng phát triển hạt nhân và Mỹ sẽ rút quân khỏi Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy dường như là xa vời. Quan chức này cũng bác bỏ khả năng Mỹ sẽ dùng giải pháp quân sự đối với Triều Tiên.
Về phần mình, phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại Trung Quốc - Mỹ trong việc mang lại lợi ích cho đôi bên. Theo bà, thực tế cho thấy sự hợp tác lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ đã đem lại những lợi ích thực sự cho người dân cả hai nước.
Bà nêu rõ sẽ không có bên nào thắng trong cuộc chiến thương mại này và bày tỏ hy vọng rằng các bên liên quan sẽ chấm dứt việc nhìn nhận các vấn đề của thế kỷ 21 với tinh thần thế kỷ 19 hoặc 20.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14-8 vừa qua đã ký một sắc lệnh ủy quyền tiến hành điều tra cáo buộc về những vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ của Trung Quốc.
Theo sắc lệnh này, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer được chỉ đạo xác định liệu các chính sách thương mại của Trung Quốc có ép buộc các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho nước này hay không.
Đáp lại, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ hy vọng Đại diện Thương mại Mỹ sẽ tôn trọng thực tế và hành động thận trọng. Nếu phía Mỹ không tôn trọng các sự thực cơ bản và các quy định về thương mại đa phương, có các hành động gây tổn hại tới quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước, Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả phù hợp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình./.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình hiện nay  (23/08/2017)
Tuần lễ An ninh lương thực và Đối thoại chính sách cao cấp APEC 2017  (23/08/2017)
Hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cộng hòa Indonesia  (23/08/2017)
Cuộc họp chung của các Nhóm công tác APEC hướng đến Tuyên bố Cần Thơ  (23/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay