Tích cực đưa chính sách tái canh cà phê đi vào cuộc sống
16:06, ngày 10-03-2017
TCCSĐT - Thời gian vừa qua, Agribank cùng ngành ngân hàng tích cực triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Với 87% tổng dư nợ Agribank đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, trong đó dành nguồn vốn phát triển cây cà phê, Agribank đã và đang tích cực góp phần đưa chính sách tái canh cà phê đi vào cuộc sống.
Giúp người dân Tây Nguyên làm giàu từ cây cà phê
Với lợi thế về địa hình, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, cà phê được xác định là một trong những cây chủ lực của các địa phương khu vực Tây Nguyên. Những năm qua, ngành ngân hàng đã quan tâm đầu tư nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên để phát triển kinh tế, trong đó điển hình là chương trình cho vay đối với cây cà phê. Đến cuối năm 2016, dư nợ cho vay ngành ngân hàng đối với cà phê tại khu vực Tây Nguyên đạt trên 45.000 tỷ đồng, tăng 13,53% so với 31-12-2015 (chiếm 92,4% dư nợ cho vay đối với ngành cà phê toàn quốc).
Với thị phần chiếm 1/3 nguồn vốn của ngành ngân hàng đầu tư cho khu vực Tây Nguyên, 87% nguồn vốn tại khu vực này được Agribank dành đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, riêng tín dụng đối với ngành cà phê, đến 31-12-2016, dư nợ cho vay đối với ngành cà phê tại Tây Nguyên của Agribank đạt 13.397 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay ngành cà phê của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên. Trong đó, cho vay trồng, chăm sóc cây cà phê đạt 8.942 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 67% tổng dư nợ cho vay cà phê. Cho vay thu mua chế biến đạt 3.531 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% tổng dư nợ cho vay cà phê. Cho vay xuất khẩu đạt 178 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,3% tổng dư nợ cho vay cà phê. Riêng cho vay tái canh cà phê, đến cuối năm 2016, Agribank đã cho vay tái canh cà phê tại khu vực Tây Nguyên 746 tỷ đồng, tăng 1,18% so với cuối năm 2015. Diện tích tái canh 10.436 ha (tăng 1.928 ha so với cuối năm 2015). 5.716 khách hàng (12 tổ chức và 5.704 cá nhân) đã được tiếp cận nguồn vốn lãi suất ưu đãi để thực hiện tái canh.
Gần 02 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cho vay tái canh cây cà phê, với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của Agribank, chính sách cho vay tái canh cà phê đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, giúp các hộ dân tái canh cây cà phê, bảo đảm sinh kế lâu bền.
Bảo đảm tính bền vững của chính sách
Cà phê là một trong những cây trồng mà nhiều hộ dân Tây Nguyên chọn để xóa đói giảm nghèo và khởi đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa, bởi suất đầu tư thấp chỉ 150 triệu đồng/ha, trong khi đó những cây trồng khác, như hồ tiêu, suất đầu tư cao hơn gấp 3 - 5 lần. Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, tổng diện tích trồng cà phê cả nước ổn định khoảng 600 nghìn ha. Trong đó vùng trọng điểm phát triển cà phê gồm 4 tỉnh Tây Nguyên với khoảng 530 nghìn ha (Đăk Lăk 190 nghìn ha, Lâm Đồng 150 nghìn ha, Gia Lai 75 nghìn ha, Đăk Nông 115 nghìn ha). Các vùng cà phê khác gồm 7 tỉnh, khoảng 70 nghìn ha (gồm Đồng Nai, Bình Phước, Kon Tum...). Ngoài ra sẽ quy hoạch một số vùng cà phê, chè chất lượng cao (cà phê nuôi chồn và cà phê hữu cơ) tại Lâm Đồng, Kon Tum, Sơn La, Điện Biên. Tuy nhiên theo thống kê thì đến nay, cả nước đã có khoảng 650 nghìn ha cà phê, được trồng ở 105 huyện của 22 tỉnh, thành phố, bao gồm 5 vùng sản xuất chính là Tây Nguyên (5 tỉnh, 53 huyện), Đông Nam bộ (6 tỉnh, 27 huyện), Nam Trung bộ (3 tỉnh, 4 huyện), Bắc Trung bộ (4 tỉnh, 8 huyện) và trung du miền núi phía Bắc (3 tỉnh, 12 huyện, thị xã).
Kế hoạch tái canh cà phê ở Tây Nguyên đến năm 2020, theo Quyết định Phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21-10-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, giai đoạn 2014-2020 trồng và ghép cải tạo khoảng 120.000 ha cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trong đó trồng tái canh khoảng 90.000 ha, ghép cải tạo khoảng 30.000 ha.
Để thực hiện tái canh cho diện tích cà phê nêu trên cần một lượng vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, ước khoảng 13 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng của Agribank. Trong quá trình triển khai cho vay tái canh cà phê, muốn đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần sớm tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc vốn xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân khách quan.
Đối với các hộ trồng cà phê, đa số diện tích cây cà phê trồng sau năm 1990, năng suất, sản lượng đang còn cao, chưa có nhu cầu tái canh. Mặt khác, thời gian vừa qua, giá cà phê giảm đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Trong khi đó, hiện nay giá cây hồ tiêu, cây bơ cao, hiệu quả kinh tế hơn so với cây cà phê do đó người dân cũng lựa chọn phương án trồng mới cây tiêu, bơ hoặc trồng xen hồ tiêu, bơ trên diện tích cà phê già cỗi hơn là thực hiện tái canh cà phê. Riêng tại các tỉnh Tây Nguyên, các hộ nông dân trồng cà phê chưa mạnh dạn thực hiện tái canh cây cà phê vì đa số diện tích cà phê cần tái canh chủ yếu nằm ở các hộ dân độc canh cây cà phê, vườn cà phê là nguồn thu nhập chính của gia đình nhưng theo quy trình tái canh có 2 năm cải tạo đất và 3 năm kiến thiết, hộ nông dân bị gián đoạn thu nhập ít nhất 5 năm, ảnh hưởng đến đời sống của hộ nông dân. Một nguyên nhân khách quan khác đó là tài sản trên đất của nông dân (nhà cửa, vườn cà phê) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến việc xác định giá trị tài sản bảo đảm và thực hiện hợp đồng thế chấp khó khăn. Bên cạnh đó, giá chuyển nhượng vườn cà phê thực tế rất cao nhưng khi xác định giá thế chấp thì tính theo giá đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hằng năm, dẫn đến người nông dân không thể huy động được nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện tái canh.
Đối với doanh nghiệp trồng cà phê có nhu cầu tái canh cà phê nhưng khó tiếp cận nhu cầu vốn vay do vốn tự có đối với các Doanh nghiệp Nhà nước thấp không đủ tham gia thực hiện dự án theo quy định; các công ty cà phê vay vốn để trả lại phần tiền cho các hộ nông trường viên liên kết đã thực hiện tái canh cà phê thì không được hưởng chính sách cho vay tái canh cà phê (chỉ được áp dụng đối tượng cho vay bù đắp tài chính) nên không thể triển khai. Khó khăn khác liên quan đến việc tài sản bảo đảm chưa được cấp quyền sở hữu...
Bên cạnh đó, quy trình tái canh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn những bất cập, chưa sát với thực tế, như vướng mắc về thời gian luân canh, về phân tích mầm bệnh, tuyến trùng trong đất và quy định về giống cây cà phê. Việc xác định diện tích tái canh cà phê, diện tích xen ghép cải tạo; xác định diện tích tái canh ở các mức độ khác nhau (diện tích không phải luân canh, luân canh 1 năm, 2 năm) để lập cơ sở dữ liệu cho tái canh còn lúng túng ở các địa phương…
Vì vậy, để chương trình tái canh cà phê thực sự hiệu quả cùng với sự vào cuộc của ngành ngân hàng, cần sự vào cuộc, hỗ trợ của địa phương cũng như các ngành, các cấp trong việc hỗ trợ người dân các sinh kế ngắn hạn tạo nguồn thu trong giai đoạn tái canh cà phê. Thêm vào đó, trong bối cảnh tình hình hạn hán tại Tây Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần cân nhắc đưa nội dung cho vay đầu tư tưới nước tiết kiệm khi Bộ sửa đổi Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để góp phần đưa cà phê thực sự trở thành “đòn bẩy” phát triển kinh tế Tây Nguyên trong dài hạn, Agribank gia tăng tính chủ động về nguồn vốn, cùng ngành ngân hàng tích cực trong việc điều chuyển nguồn vốn cho khu vực Tây Nguyên, đồng thời tìm giải pháp có tính cởi mở, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn nhanh hơn.
Với lợi thế về địa hình, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, cà phê được xác định là một trong những cây chủ lực của các địa phương khu vực Tây Nguyên. Những năm qua, ngành ngân hàng đã quan tâm đầu tư nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên để phát triển kinh tế, trong đó điển hình là chương trình cho vay đối với cây cà phê. Đến cuối năm 2016, dư nợ cho vay ngành ngân hàng đối với cà phê tại khu vực Tây Nguyên đạt trên 45.000 tỷ đồng, tăng 13,53% so với 31-12-2015 (chiếm 92,4% dư nợ cho vay đối với ngành cà phê toàn quốc).
Với thị phần chiếm 1/3 nguồn vốn của ngành ngân hàng đầu tư cho khu vực Tây Nguyên, 87% nguồn vốn tại khu vực này được Agribank dành đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, riêng tín dụng đối với ngành cà phê, đến 31-12-2016, dư nợ cho vay đối với ngành cà phê tại Tây Nguyên của Agribank đạt 13.397 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay ngành cà phê của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên. Trong đó, cho vay trồng, chăm sóc cây cà phê đạt 8.942 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 67% tổng dư nợ cho vay cà phê. Cho vay thu mua chế biến đạt 3.531 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% tổng dư nợ cho vay cà phê. Cho vay xuất khẩu đạt 178 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,3% tổng dư nợ cho vay cà phê. Riêng cho vay tái canh cà phê, đến cuối năm 2016, Agribank đã cho vay tái canh cà phê tại khu vực Tây Nguyên 746 tỷ đồng, tăng 1,18% so với cuối năm 2015. Diện tích tái canh 10.436 ha (tăng 1.928 ha so với cuối năm 2015). 5.716 khách hàng (12 tổ chức và 5.704 cá nhân) đã được tiếp cận nguồn vốn lãi suất ưu đãi để thực hiện tái canh.
Gần 02 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cho vay tái canh cây cà phê, với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của Agribank, chính sách cho vay tái canh cà phê đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, giúp các hộ dân tái canh cây cà phê, bảo đảm sinh kế lâu bền.
Để chương trình tái canh cà phê
thực sự hiệu quả, Agribank tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và
doanh nghiệp vay tái canh cà phê, nhất là với các hộ dân, việc giải ngân
được Agribank thực hiện chỉ trong ngày. Đến nay, trên 6.000 khách hàng
đã được tiếp cận nguồn vốn lãi suất ưu đãi của Agribank và trên 10.000
ha cà phê Tây Nguyên đã được tái canh từ nguồn vốn Agribank. |
Bảo đảm tính bền vững của chính sách
Cà phê là một trong những cây trồng mà nhiều hộ dân Tây Nguyên chọn để xóa đói giảm nghèo và khởi đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa, bởi suất đầu tư thấp chỉ 150 triệu đồng/ha, trong khi đó những cây trồng khác, như hồ tiêu, suất đầu tư cao hơn gấp 3 - 5 lần. Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, tổng diện tích trồng cà phê cả nước ổn định khoảng 600 nghìn ha. Trong đó vùng trọng điểm phát triển cà phê gồm 4 tỉnh Tây Nguyên với khoảng 530 nghìn ha (Đăk Lăk 190 nghìn ha, Lâm Đồng 150 nghìn ha, Gia Lai 75 nghìn ha, Đăk Nông 115 nghìn ha). Các vùng cà phê khác gồm 7 tỉnh, khoảng 70 nghìn ha (gồm Đồng Nai, Bình Phước, Kon Tum...). Ngoài ra sẽ quy hoạch một số vùng cà phê, chè chất lượng cao (cà phê nuôi chồn và cà phê hữu cơ) tại Lâm Đồng, Kon Tum, Sơn La, Điện Biên. Tuy nhiên theo thống kê thì đến nay, cả nước đã có khoảng 650 nghìn ha cà phê, được trồng ở 105 huyện của 22 tỉnh, thành phố, bao gồm 5 vùng sản xuất chính là Tây Nguyên (5 tỉnh, 53 huyện), Đông Nam bộ (6 tỉnh, 27 huyện), Nam Trung bộ (3 tỉnh, 4 huyện), Bắc Trung bộ (4 tỉnh, 8 huyện) và trung du miền núi phía Bắc (3 tỉnh, 12 huyện, thị xã).
Kế hoạch tái canh cà phê ở Tây Nguyên đến năm 2020, theo Quyết định Phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21-10-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, giai đoạn 2014-2020 trồng và ghép cải tạo khoảng 120.000 ha cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trong đó trồng tái canh khoảng 90.000 ha, ghép cải tạo khoảng 30.000 ha.
Để thực hiện tái canh cho diện tích cà phê nêu trên cần một lượng vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, ước khoảng 13 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng của Agribank. Trong quá trình triển khai cho vay tái canh cà phê, muốn đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần sớm tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc vốn xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân khách quan.
Đối với các hộ trồng cà phê, đa số diện tích cây cà phê trồng sau năm 1990, năng suất, sản lượng đang còn cao, chưa có nhu cầu tái canh. Mặt khác, thời gian vừa qua, giá cà phê giảm đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Trong khi đó, hiện nay giá cây hồ tiêu, cây bơ cao, hiệu quả kinh tế hơn so với cây cà phê do đó người dân cũng lựa chọn phương án trồng mới cây tiêu, bơ hoặc trồng xen hồ tiêu, bơ trên diện tích cà phê già cỗi hơn là thực hiện tái canh cà phê. Riêng tại các tỉnh Tây Nguyên, các hộ nông dân trồng cà phê chưa mạnh dạn thực hiện tái canh cây cà phê vì đa số diện tích cà phê cần tái canh chủ yếu nằm ở các hộ dân độc canh cây cà phê, vườn cà phê là nguồn thu nhập chính của gia đình nhưng theo quy trình tái canh có 2 năm cải tạo đất và 3 năm kiến thiết, hộ nông dân bị gián đoạn thu nhập ít nhất 5 năm, ảnh hưởng đến đời sống của hộ nông dân. Một nguyên nhân khách quan khác đó là tài sản trên đất của nông dân (nhà cửa, vườn cà phê) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến việc xác định giá trị tài sản bảo đảm và thực hiện hợp đồng thế chấp khó khăn. Bên cạnh đó, giá chuyển nhượng vườn cà phê thực tế rất cao nhưng khi xác định giá thế chấp thì tính theo giá đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hằng năm, dẫn đến người nông dân không thể huy động được nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện tái canh.
Đối với doanh nghiệp trồng cà phê có nhu cầu tái canh cà phê nhưng khó tiếp cận nhu cầu vốn vay do vốn tự có đối với các Doanh nghiệp Nhà nước thấp không đủ tham gia thực hiện dự án theo quy định; các công ty cà phê vay vốn để trả lại phần tiền cho các hộ nông trường viên liên kết đã thực hiện tái canh cà phê thì không được hưởng chính sách cho vay tái canh cà phê (chỉ được áp dụng đối tượng cho vay bù đắp tài chính) nên không thể triển khai. Khó khăn khác liên quan đến việc tài sản bảo đảm chưa được cấp quyền sở hữu...
Bên cạnh đó, quy trình tái canh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn những bất cập, chưa sát với thực tế, như vướng mắc về thời gian luân canh, về phân tích mầm bệnh, tuyến trùng trong đất và quy định về giống cây cà phê. Việc xác định diện tích tái canh cà phê, diện tích xen ghép cải tạo; xác định diện tích tái canh ở các mức độ khác nhau (diện tích không phải luân canh, luân canh 1 năm, 2 năm) để lập cơ sở dữ liệu cho tái canh còn lúng túng ở các địa phương…
Vì vậy, để chương trình tái canh cà phê thực sự hiệu quả cùng với sự vào cuộc của ngành ngân hàng, cần sự vào cuộc, hỗ trợ của địa phương cũng như các ngành, các cấp trong việc hỗ trợ người dân các sinh kế ngắn hạn tạo nguồn thu trong giai đoạn tái canh cà phê. Thêm vào đó, trong bối cảnh tình hình hạn hán tại Tây Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần cân nhắc đưa nội dung cho vay đầu tư tưới nước tiết kiệm khi Bộ sửa đổi Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để góp phần đưa cà phê thực sự trở thành “đòn bẩy” phát triển kinh tế Tây Nguyên trong dài hạn, Agribank gia tăng tính chủ động về nguồn vốn, cùng ngành ngân hàng tích cực trong việc điều chuyển nguồn vốn cho khu vực Tây Nguyên, đồng thời tìm giải pháp có tính cởi mở, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn nhanh hơn.
Tại khu vực Tây Nguyên, đến 31-12-2016, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của Agribank đạt 36.999 tỷ đồng, chiếm 30% nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên. Tổng dư nợ tín dụng đạt 59.740 tỷ đồng, chiếm thị phần 27% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên. Chất lượng tín dụng được bảo đảm, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đến cuối năm 2016 là 0.88%). Agribank đầu tư tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình tín dụng đặc thù gồm: Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 51.766 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87% dư nợ cho vay của Agribank tại khu vực Tây Nguyên; đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa… |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ  (10/03/2017)
Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Pháp luật  (10/03/2017)
Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Thanh niên năm 2017  (10/03/2017)
Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Thanh niên năm 2017  (10/03/2017)
Tăng cường tham mưu chiến lược về hội nhập quốc tế  (09/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay