Tỉnh Vĩnh Phúc: Thêm cơ hội mới từ dự án Phát triển năng lực địa phương
TCCS – Mặc dù trong quá trình hoàn thiện văn kiện dự án, song dự án Phát triển năng lực địa phương được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền tỉnh và các tổ chức xã hội nhằm thúc đẩy quy trình hoạch định, thực thi chính sách minh bạch hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và toàn diện trong tương lai.
Dự án Phát triển năng lực địa phương nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác chung giữa USAID và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, với tổng kinh phí lên tới 19 triệu USD và được thực hiện trong 5 năm, từ tháng 11-2023 đến tháng 11-2028 tại 4 tỉnh, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế và Đồng Tháp. Dự án đặt mục tiêu tăng cường hiệu quả hợp tác giữa chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại Việt Nam nhằm thúc đẩy quy trình hoạch định và thực thi chính sách minh bạch hơn, qua đó, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế và ít được đại diện trong xã hội.
Dự án mong muốn đưa ra mô hình chứng minh hiệu quả của việc hỗ trợ phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức địa phương cũng như các bên liên quan nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng của địa phương. Kỳ vọng đến năm 2028, Dự án Phát triển năng lực địa phương sẽ nâng cao năng lực cho ít nhất 17 chính quyền địa phương hoặc Trung ương, 48 tổ chức tại địa phương và 32 cơ quan, tổ chức thuộc khu vực tư nhân để tham gia cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho người dân tại địa phương một cách hiệu quả hơn; thúc đẩy các mạng lưới và triển khai các giải pháp cải thiện dịch vụ: 32 mạng lưới nhằm cung cấp dịch vụ bền vững sẽ được thiết lập hoặc củng cố và 32 giải pháp dịch vụ công được thực hiện. Hiện nay, dự án trong giai đoạn thống nhất lại các nội dung liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ cho địa phương, cơ chế phối hợp giữa địa phương và dự án để làm cơ sở hoàn thiện dự án.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, dự án tập trung vào 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên chính, gồm: Phát triển kinh tế địa phương; chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính; bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; phát triển du lịch bền vững. Những lĩnh vực này được lựa chọn dựa trên nhu cầu cấp thiết, hướng đến phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn. Nhận thấy đây là cơ hội để tỉnh phát triển năng lực địa phương, sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ quan trong quá trình triển khai, thực hiện dự án; lựa chọn triển khai tại 3 đơn vị cấp huyện, gồm: Vĩnh Tường, Yên Lạc và Tam Đảo. Đồng thời, đề nghị Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp lựa chọn các chuyên gia có kinh nghiệm để tư vấn, xây dựng nhiệm vụ và triển khai dự án phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của tỉnh.
Để bảo đảm dự án được triển khai đạt hiệu quả cao nhất, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành và các huyện Tam Đảo, Vĩnh Tường và Yên Lạc phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh trong việc triển khai, bảo đảm tận dụng tối đa sự hỗ trợ thực hiện của dự án. Cơ quan chủ quản dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào dự án một số lĩnh vực về phát triển kinh tế địa phương; hoàn thiện các giải pháp đẩy mạnh thu hút công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện, điện tử, bán dẫn và các ngành nghề thu hút theo định hướng và Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, theo hướng hiệu lực, hiệu quả và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn; tiếp tục cải thiện thứ bậc các chỉ số PCI, PAPI, SIPAS, PAR INDEX, PGI, chuyển đổi số… của tỉnh, đặc biệt các chỉ số đang có thứ hạng thấp; bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phát triển doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với các chuỗi liên kết của doanh nghiệp FDI; bổ sung phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế tuần hoàn, bền vững, cam kết của Việt Nam thực hiện COP26; nghiên cứu bổ sung các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số, thương mại điện tử, sử dụng nước sạch tập trung, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, nước thải… Đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, trong đó chú trọng du lịch sinh thái, du lịch hội thảo nghỉ dưỡng gắn với phát triển du lịch, thể thao và các tiềm năng lợi thế về du lịch của tỉnh; điều chỉnh nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thành sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập, phúc lợi người dân; nghiên cứu bổ sung phát triển ngành, nghề truyền thống, trong đó nghiên cứu tư vấn cho chính quyền mỗi huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tập trung vào làng nghề, ngành, nghề cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Là vùng đất cổ, địa phương có lịch sử văn hóa lâu đời, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, cùng với nhiều đặc điểm riêng có, huyện Yên Lạc có nhiều lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Khi được lựa chọn là 1 trong 3 đơn vị cấp huyện của tỉnh triển khai Dự án Phát triển năng lực địa phương, Yên Lạc càng có thêm nguồn lực để cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tận dụng mọi cơ hội từ dự án, UBND huyện Yên Lạc đã thành lập tổ công tác, làm việc, phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, đoàn công tác của Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam để kiến nghị, đề xuất cụ thể các nội dung phù hợp với địa phương.
Tại buổi làm việc mới đây, lãnh đạo UBND huyện Yên Lạc đã đề xuất các vấn đề ưu tiên triển khai trong khuôn khổ dự án, như: Vấn đề xử lý rác thải; tăng cường tiêu thụ nước sạch tập trung, giảm thiểu tiêu thụ nước ngầm; phát triển nông nghiệp hiệu quả cao; chuyển đổi số và cải cách hành chính; chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…/.
Vĩnh Phúc không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Di chúc của Bác Hồ  (02/09/2024)
Vĩnh Phúc xây dựng các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa vững vàng hội nhập  (20/08/2024)
Tỉnh Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử  (19/08/2024)
Nông dân Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu  (18/08/2024)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm