TCCS - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Thường Tín có 28/28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới của huyện Thường Tín phát triển sâu rộng, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tạo nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới
Huyện Thường tín có xuất phát điểm thấp so với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa đồng bộ. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 13,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 12,5%. Năm 2010, Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Thành phố Hà Nội chọn xã Nhị Khê của huyện là một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới của thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, thành phố luôn ưu tiên, quan tâm chỉ đạo tập trung nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện với 100% số đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường liên thôn, xóm được cứng hóa, bê tông, thảm nhựa. Hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi phục vụ sản xuất được đầu tư, bảo đảm an toàn trong phòng, chống lũ, tiêu thoát nước. Mạng lưới điện được cải tạo, nâng cấp, như trạm biến áp, đường dây, hệ thống chiếu sáng,... đáp ứng sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao và cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 55 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,02% (giảm 5.362 hộ so với năm 2010). Trên địa bàn huyện không còn nhà tạm dột nát, trên 90% số hộ có nhà đạt tiêu chuẩn.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo tiếp tục được giữ vững và có bước phát triển toàn diện. Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư, không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4 dột nát. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Đến nay, có 79/88 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 90%). Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng, 100% số trạm y tế xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%. 100% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó, số hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đạt 84,8%. Rác thải sinh hoạt được thu gom vận chuyển đi xử lý trong ngày...
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 56,41%, thương mại - dịch vụ chiếm 38,47%, nông nghiệp chiếm 5,12%. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 31.438,4 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 17.736,4 tỷ đồng, giá trị thương mại - dịch vụ đạt 12.095 tỷ đồng, giá trị nông nghiệp đạt 1.607 tỷ đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm 2021, tăng khoảng 6,8% so với cùng kỳ (cao hơn bình quân chung của thành phố). Thu ngân sách ước đạt gần 880 tỷ đồng, đạt 118% so với dự toán thành phố giao.
Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới có sự thay đổi. Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới được phát huy. Người dân chủ động hưởng ứng, xây dựng các mô hình đường hoa, cây xanh, thu gom rác để bảo vệ môi trường gắn với xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức, bộ máy chỉ đạo, thực hiện Chương trình từng bước hoàn thiện và hoạt động hiệu quả. Diện mạo nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ theo hướng hiện đại, văn minh.
Ngày 26-4-2021, huyện Thường Tín tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Một số vấn đề tồn tại và giải pháp trong thời gian tới
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín vẫn gặp một số tồn tại, vướng mắc. Cấp ủy, chính quyền một số cơ sở còn chưa thực sự chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường. Việc xử lý ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ còn gặp khó khăn. Công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp quy mô vẫn nhỏ lẻ, manh mún, phương thức sản xuất lạc hậu, cơ giới hóa chưa đồng bộ, chưa khai thác được tiềm năng lợi thế của địa phương...
Thời gian tới, huyện Thường Tín đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cơ bản các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, trong đó, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng xã Hồng Vân đạt nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô. Tiếp tục phát triển kinh tế với cơ cấu hợp lý, gắn với bảo vệ môi trường; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí của quận đô thị.
Huyện sẽ tập trung nguồn lực xã hội để đẩy mạnh xây dựng các đô thị trung tâm và khu dân cư tập trung, tạo điểm nhấn cho đô thị vệ tinh Phú Xuyên trong tổng thể phát triển của huyện Thường Tín, cũng như khu vực phía Nam của Thủ đô. Cùng với đó, huyện sẽ chú trọng xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao theo hướng phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng - làng nghề, việc làm tại chỗ và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, làm tiền đề cho tập trung, tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Huyện cũng tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xúc tiến, thu hút đầu tư để phát triển các lĩnh vực nông nghiệp sạch, thương mại, du lịch, dịch vụ, đô thị và khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế của địa phương. Phát triển và mở rộng sản xuất trong các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề nông thôn để giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn.
Huyện tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung, xa khu dân cư để nâng hiệu quả và bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thành vùng chuyên canh tập trung. Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Mở rộng việc liên kết đưa ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, nhất là đưa vào sản xuất các giống mới cho hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp. Đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung, xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường. Tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, liên kết đầu tư, mở rộng sản xuất để nâng cao thu nhập.
Củng cố hệ thống cơ sở vật chất y tế, duy trì và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị. Phát huy vai trò của việc thực hiện hương ước, quy ước nông thôn mới tại các thôn, xóm.
Với quyết tâm đó, huyện Thường Tín tập trung chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo./.
Hà Nội thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị  (18/09/2021)
Du lịch Hà Nội ứng dụng công nghệ số hướng đến phát triển bền vững  (18/09/2021)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Thành quả của sức mạnh đoàn kết và chung ý chí quyết tâm  (14/09/2021)
Công an quận Đống Đa thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19  (12/09/2021)
Tập trung xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp  (11/09/2021)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên