Chương trình sữa học đường: Góp phần cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em
21:42, ngày 22-09-2018
TCCSĐT - Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ… chương trình Sữa học đường được triển khai từ rất sớm, giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày cho trẻ em. Trong khi đó, tại Việt Nam, chỉ khoảng 30% dân số biết và có thói quen tiêu dùng sữa, các sản phẩm từ sữa.
Việt Nam là đất nước đang phát triển, nhiều gia đình có điều kiện cho con uống sữa, một số trường mẫu giáo, tiểu học cũng cho trẻ uống sữa tại trường trong các bữa ăn bán trú. Tuy nhiên, trước đó, do chưa có Chương trình Sữa học đường Quốc gia, tỷ lệ trẻ được uống sữa tại trường không cao và không đồng đều. Số trẻ được uống sữa và chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ tại trường chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong khi trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không thể tiếp cận được Sữa học đường.
Vì vậy, Chương trình Sữa học đường được triển khai gắn với an sinh xã hội trên diện rộng (cấp độ khu vực và quốc gia) với sự chỉ đạo từ cơ quan quản lý nhà nước theo Quyết định 641/QĐ-TTg; Quyết định 1340/QĐ-TTg của Chính phủ có nhiều ý nghĩa quan trọng như (1) đảm bảo công bằng xã hội, cơ hội tiếp cận dinh dưỡng công bằng đối với mọi trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học; (2) giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em; nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, tiến tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam; (3) thúc đẩy sản xuất chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi trong nước; (4) thực hiện đầy đủ và trọn vẹn Công ước Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chương trình Quốc gia Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực học sinh mẫu giáo, tiểu học. Chương trình quan tâm đặc biệt đến sự đầu tư vào “lứa tuổi vàng” từ 2 - 12 tuổi, nhất là trẻ từ 2 tuổi vừa rời dòng sữa mẹ thì sữa học đường là nguồn bổ sung dinh dưỡng quan trọng bởi khoa học đã chứng minh ở lứa tuổi này, trẻ phát triển 86% thể chất, chiều cao, trí tuệ của một đời người.
Mục đích của chương trình là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học. Thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hằng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai./.
Vì vậy, Chương trình Sữa học đường được triển khai gắn với an sinh xã hội trên diện rộng (cấp độ khu vực và quốc gia) với sự chỉ đạo từ cơ quan quản lý nhà nước theo Quyết định 641/QĐ-TTg; Quyết định 1340/QĐ-TTg của Chính phủ có nhiều ý nghĩa quan trọng như (1) đảm bảo công bằng xã hội, cơ hội tiếp cận dinh dưỡng công bằng đối với mọi trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học; (2) giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em; nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, tiến tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam; (3) thúc đẩy sản xuất chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi trong nước; (4) thực hiện đầy đủ và trọn vẹn Công ước Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chương trình Quốc gia Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực học sinh mẫu giáo, tiểu học. Chương trình quan tâm đặc biệt đến sự đầu tư vào “lứa tuổi vàng” từ 2 - 12 tuổi, nhất là trẻ từ 2 tuổi vừa rời dòng sữa mẹ thì sữa học đường là nguồn bổ sung dinh dưỡng quan trọng bởi khoa học đã chứng minh ở lứa tuổi này, trẻ phát triển 86% thể chất, chiều cao, trí tuệ của một đời người.
Mục đích của chương trình là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học. Thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hằng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai./.
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX