Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 16 đến ngày 22-10-2017
Giảm 3% biên chế hành chính, cắt bỏ, đơn giản hóa hơn 5.000 thủ tục
Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017 tại Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, về kinh tế, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,41%, ước cả năm đạt 6,7%, trong đó đáng chú ý là khu vực dịch vụ tăng 7,25%, cao nhất kể từ năm 2008. Giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 3,79%, ước cả năm khoảng 4%, lạm phát cơ bản khoảng 1,6%. Tín dụng 9 tháng tăng 12%. Tổng thu ngân sách nhà nước ước cả năm tăng 2,3% so với dự toán và tăng 10,1% so với năm 2016; bội chi 3,5% GDP, bằng mức Quốc hội thông qua… Trong 9 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 94.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15,4%; tổng vốn đăng ký tăng 43,5%; cùng đó có trên 21.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Phần lớn doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và ngày càng tốt hơn.
Về cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa trên 5.000 thủ tục hành chính. Tiếp tục đẩy mạnh tinh giản biên chế, đã giảm được 3% biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo, xử lý những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch; cụ thể là đã xử lý nghiêm một số cán bộ lãnh đạo và công khai kết luận, tạo niềm tin trong nhân dân. Chú trọng công tác thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực và các vụ việc gây bức xúc...
Với nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, trong đó có công tác cải cách hành chính, dự báo cả năm 2017 có thể đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Lào Cai: Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
Năm 2016, tỉnh Lào Cai xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố về chỉ số hiện đại hóa hành chính, đứng đầu cả nước về sử dụng văn bản điện tử, xếp thứ 3/63 tỉnh thành về ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước. Với sự chỉ đạo quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm, kết quả phát triển công nghệ thông tin của tỉnh đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng chính quyền điện tử nhằm kết nối - tương tác với người dân theo phương châm "ở đâu có người dân, ở đó có chính quyền".
Nhiều năm trở lại đây, Lào Cai luôn là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2017, Lào Cai cũng là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai có hiệu quả việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin và triển khai sâu rộng đồng bộ 3 phần mềm chính quyền điện tử dùng chung liên thông trên cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và kết nối với Chính phủ. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Lào Cai được tích hợp với hệ thống một cửa điện tử giúp công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp với trung bình trên 80% hồ sơ thủ tục hành chính được trả trước thời hạn, 5% hồ sơ được xử lý đúng thời hạn trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến - một cửa điện tử. Ngoài ra, hệ thống được kết nối liên thông với hệ thống quản lý tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam sẵn sàng tích hợp với hệ thống thanh toán trực tuyến của các ngân hàng.
Để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã rà soát lựa chọn ưu tiên các thủ tục hành chính có tần suất giao dịch lớn để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tăng về số dịch vụ nhưng cũng đồng thời phải tăng về chất lượng sử dụng, tăng số lượng hồ sơ được tiếp nhận xử lý trực tuyến với trên 200 dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 tần suất sử dụng xử lý hồ sơ trực tuyến được sử dụng thường xuyên. Tại Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai, tỷ lệ này đạt trên 90%...
Ngoài ra, tỉnh Lào Cai đã bước đầu triển khai số hóa dữ liệu tạo nền tảng cho việc xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung trọng điểm của tỉnh như cơ sở dữ liệu dân cư, đất đai, doanh nghiệp, an sinh xã hội... Triển khai hệ thống giám định bảo hiểm y tế trực tuyến qua mạng cho 193/193 điểm cơ sở y tế của tỉnh. Đồng thời, tỉnh khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để phát triển một số ngành, lĩnh vực theo hướng thông minh như du lịch thông minh, y tế, giáo dục, quản lý môi trường và giao thông thông minh, triển khai hệ thống tương tác với nhân dân qua mạng xã hội.
Theo ông Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, về tổng thể, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện chính quyền điện tử gắn kết với triển khai đô thị thông minh, ưu tiên phát triển 5 ngành, lĩnh vực trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2017-2025 gồm: Du lịch, y tế, giáo dục, tài nguyên - môi trường, giao thông. Trung tâm điều hành của tỉnh hình thành tuân thủ kiến trúc chung, tăng khả năng kết nối liên thông tích hợp chia sẻ dữ liệu dùng chung, phục vụ tốt công tác dự báo, hoạch định chiến lược, đảm bảo tính tương tác kết nối giữa chính quyền với người dân trên nhiều phương thức, cung cấp dịch vụ công, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, khai thác thông tin chính thống mọi lúc mọi nơi, luôn hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp...
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công
Ông Ngô Quang Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trung tâm vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm Hành chính công các cấp và Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã thực hiện tốt công tác giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị theo hướng tạo thuận lợi nhất, trả kết quả nhanh nhất cho người dân và doanh nghiệp, hạn chế tối đa tình trạng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính quá hạn.
Các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính phải ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai tin nhắn tự động để thông báo tình trạng hồ sơ của người dân; tăng cường công khai, minh bạch, cập nhật các thông tin về thủ tục hành chính tại trụ sở và trên cổng thông tin điện tử thành phần.
Trung tâm Hành chính các cấp và Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã cần tăng cường khảo sát, lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính; tăng số lượng thủ tục hành chính được cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 (mức độ cho phép người sử dụng dịch vụ công khai báo, gửi hồ sơ thủ tục hành chính thông qua môi trường mạng; việc nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại trung tâm hành chính công - mức 3 hoặc được gửi trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng - mức độ 4).
Trung tâm Hành chính công tỉnh yêu cầu các đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ công chức, viên chức thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công, không lợi dụng chức vụ, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Năm 2017, Quảng Ninh lấy chủ đề hành động là “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh”. Tính đến hết tháng 9-2017, các Trung tâm Hành chính công của tỉnh đã đưa được 1.622 thủ tục hành chính vào giải quyết tại trung tâm, trong đó cấp huyện, xã đã hoàn thành việc đưa 100% thủ tục hành chính vào giải quyết tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Bộ phận một tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.
9 tháng năm 2017, Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận mới 40.608 hồ sơ, trong đó 99,99% số hồ sơ được giải quyết đúng và trước thời hạn. Các Trung tâm Hành chính công các địa phương đã tiếp nhận mới 197.613 hồ sơ, đã giải quyết 98,2% số hồ sơ đúng và trước hạn. Nhìn chung, hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận tại các trung tâm hành chính các cấp được các sở, ngành, địa phương tập trung giải quyết đảm bảo thời gian theo quy định.
Đắk Lắk: Góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính
Chiều 20-10, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ công bố khai trương “Hệ thống Dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa liên thông tỉnh Đắk Lắk” nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính công của các cơ quan nhà nước trên một hệ thống liên thông, tích hợp toàn tỉnh theo lộ trình của Nghị quyết số 36a ngày 14-10-2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Tỉnh Đắk Lắk cũng tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức trong từng cán bộ, công chức, viên chức, từng cơ quan, đơn vị các cấp, các ngành và người dân, tổ chức, doanh nghiệp về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Tỉnh cũng thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa điện tử liên thông, trực tuyến trên môi trường mạng, nâng cao hiệu quả, chất lượng cải cách hành chính, cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Tỉnh Đắk Lắk cũng chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc việc công bố bộ thủ tục hành chính được cung cấp, tiếp nhận và giải quyết qua hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông; đồng thời đăng tải đầy đủ, kịp thời văn bản xin lỗi về việc trễ hạn thủ tục hành chính lên hệ thống iGate một cách công khai nhằm thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội
Từ năm 2014, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã có Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính. Sau 3 năm thực hiện, công tác cải cách hành chính ở Sóc Trăng đang có chuyển biến tích cực, thủ tục hành chính ngày càng nhanh gọn, đơn giản, giảm bớt thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Kết quả thực hiện cải cách hành chính của tỉnh cho thấy, 100% cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến huyện của Sóc Trăng được Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm, cơ cấu tiêu chuẩn chức danh công chức theo ngạch. Trên 80% cá nhân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước và hài lòng với chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, giáo dục…
Công tác cải cách hành chính của tỉnh chuyển biến tích cực thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính. Điển hình, ngành Thuế đã cắt giảm 85 thủ tục hành chính, nhờ đó, thời gian thực hiện các thủ tục về thuế được cắt giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 117 giờ/năm; giảm 8 lần khai và nộp thuế giá trị gia tăng; giảm 4 lần nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Đến nay, cơ bản các thủ tục hành chính về thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử, toàn tỉnh có trên 98% doanh nghiệp đăng ký thực hiện khai thuế qua mạng và nộp tiền điện tử.
Hệ thống mạng nội bộ, kết nối Internet được triển khai tại tất cả các sở, ngành, đơn vị hành chính cấp huyện và gần 80% đơn vị hành chính cấp xã. 100% các sở, ban, ngành; 100% UBND cấp huyện đều có trang thông tin điện tử, tỷ lệ thủ tục hành chính được công khai trên các cổng thông tin điện tử đạt trên 70%.
Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 107 cơ quan, địa phương được trang bị phần mềm một cửa điện tử. Tất cả các thủ tục hành chính đều được cung cấp tối thiểu ở mức độ 2; trong đó 49 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 56 thủ tục hành chính ở mức độ 4. Toàn tỉnh cũng có 120 cơ quan hành chính nhà nước áp dụng và thực hiện công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. Từ tỉnh đến cấp xã đều tham gia giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Cũng nhờ cải cách thủ tục hành chính, nhiều vụ việc liên quan đến giấy tờ, thủ tục được rút ngắn như: Thủ tục làm giấy Chứng minh thư nhân dân cho người dân được rút ngắn còn 2 giờ; có thể hoàn thành việc cấp Giấy đăng ký kinh doanh trong một ngày…
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Tỉnh Trà Vinh tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng, thực hiện kế hoạch cải cách hành chính. Tỉnh phấn đấu rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, giảm tối thiểu 1/2 thời gian so với quy định của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời tăng cường thực hiện liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay, hầu hết các thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đều được cắt giảm từ 1/4 -1/2 thời gian giải quyết so với quy định, trên 90% văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Kết quả chỉ số hành chính hàng năm không gia tăng về điểm số. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện tiếp nhận 100% thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Việc công khai thủ tục hành chính tại cơ quan và trên Trang thông tin điện tử chưa thực hiện đúng quy định…
Kết quả đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính năm 2016 của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cho thấy, chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các địa phương chỉ ở mức tương đối, chưa có sự đột phá trong thực hiện nhiệm vụ. Một số nhiệm vụ cơ bản vẫn chưa hoàn thành như: Xây dựng các kế hoạch cải cách hành chính, tuyên truyền, kiểm tra… chưa đồng bộ theo lộ trình của tỉnh; chế độ thông tin, báo cáo chưa đầy đủ, kịp thời; việc thực hiện cơ chế một cửa chưa đồng nhất theo quy định, kết quả giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính còn trễ hạn…Từ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính chung của tỉnh./.
Bôi mỡ để kiến đốt  (23/10/2017)
Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân  (23/10/2017)
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV  (23/10/2017)
Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện và Tuần lễ Cấp cao APEC 2017  (22/10/2017)
Anh tái khẳng định điều kiện cho "hóa đơn ly hôn" với EU  (22/10/2017)
Liên minh của Thủ tướng Nhật Bản Abe thắng vang dội  (22/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay