Công tác phát triển tổ chức và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh trong khu vực doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế
TCCS - Trong những năm qua, công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn được Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương xác định là nhiệm vụ cốt lõi và tập trung các giải pháp thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả phát triển tổ chức và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
Trong nhiệm kỳ qua, công tác phát triển tổ chức và xây dựng công đoàn cơ sở (CĐCS) vững mạnh trong khu vực doanh nghiệp, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn luôn được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương quan tâm lãnh đạo. Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 16-Ctr/TU, ngày 9-6-2016, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, giai đoạn 2016 - 2020 với quan điểm: Xây dựng, phát triển tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có tính chiến lược đối với công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Bên cạnh đó còn nhằm góp phần xây dựng giai cấp công nhân trong tình hình mới, giữ vững ổn định an ninh - chính trị, tiếp tục duy trì môi trường đầu tư thuận lợi. Đây là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, được tiến hành đồng bộ với các nhiệm vụ khác. Tập trung, đẩy mạnh xây dựng phát triển tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, tạo tiền đề phát triển đảng viên, thành lập tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội khác; trong đó, trọng tâm của chương trình là xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, xem đây là yếu tố then chốt và khâu đột phá.
Ngay sau Chương trình số 16-Ctr/TU, Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 33-CTr/TU ngày 15-12-2016, về phát triển tổ chức công đoàn và phong trào công nhân trong tình hình mới; trong đó, xác định mục tiêu tiếp tục xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh và phong trào công nhân trong tình hình mới, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy và cả hệ thống chính trị trong tỉnh nhằm đẩy mạnh việc tập hợp người lao động vào tổ chức công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn thực sự vững mạnh; xây dựng lực lượng công nhân, người lao động không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại nơi làm việc, tạo điều kiện tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn tỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự xã hội và bảo đảm môi trường thu hút đầu tư.
Tỉnh ủy Bình Dương đã phê duyệt Đề án tổng thể đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn tỉnh Bình Dương trong tình hình mới. Thực hiện các chủ trương, chương trình, đề án của Tỉnh ủy, công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn được Liên đoàn Lao động tỉnh xác định là nhiệm vụ cốt lõi và tập trung các giải pháp thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực.
Liên đoàn Lao động tỉnh tập trung thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng từ 30 lao động trở lên. Kết nạp và giữ vững tỷ lệ đoàn viên trong các doanh nghiệp có CĐCS. Kết quả, đến tháng 6-2020, công đoàn các cấp đã thành lập thêm được 1.600 CĐCS, tăng thêm gần 200.000 ĐVCĐ, có 95% đơn vị, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước sử dụng 30 lao động trở lên có tổ chức công đoàn, tỷ lệ đoàn viên trong các đơn doanh nghiệp có CĐCS đạt 92,37%. Tính đến tháng 6-2020, toàn tỉnh có 3.719 CĐCS, với 764.416 ĐVCĐ/827.494 CNLĐ, đứng thứ hai cả nước về số lượng đoàn viên công đoàn. Trong đó có 2.956 CĐCS các doanh nghiệp, chiếm 79,48% tổng số CĐCS toàn tỉnh, đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) trong khu vực doanh nghiệp chiếm 94,8%.
Công tác xây dựng CĐCS vững mạnh được chú trọng thông qua việc cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở, từng bước thực hiện việc đánh giá hoạt động CĐCS thực chất hơn, trọng tâm đánh giá qua việc thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tổ chức tập huấn theo chuyên đề, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS ở các doanh nghiệp, trong đó số lượt ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở được tập huấn các lớp chuyên đề, nghiệp vụ công tác công đoàn đạt trên 90%. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, biết nghiên cứu vận dụng và chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và của tổ chức công đoàn vào thực tiễn công tác.
Thực hiện đổi mới nội dung, phương phức chỉ đạo của công đoàn cấp trên đối với cấp dưới theo hướng tăng cường vai trò hỗ trợ, hướng dẫn của công đoàn cấp trên nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của CĐCS. Xây dựng các mô hình câu lạc bộ cán bộ công đoàn nòng cốt, các tổ hỗ trợ công tác của công đoàn cấp trên; phân công cán bộ phụ trách địa bàn theo khu công nghiệp, nhóm CĐCS… Qua đó, hỗ trợ CĐCS thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ, góp phần xây dựng CĐCS vững mạnh.
Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh của các cấp công đoàn tiếp tục có những đổi mới tích cực. Công tác bồi dưỡng, giới thiệu phát triển đảng được quan tâm. Trong giai đoạn 2015 - 2020, các cấp công đoàn trong tỉnh đã giới thiệu 8.118 đoàn viên ưu tú cho cấp ủy bồi dưỡng; đã có 3.516 đoàn viên công đoàn ưu tú được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có 405 đoàn viên ưu tú là công nhân trực tiếp sản xuất, chiếm 11,5% tổng số đảng viên được kết nạp. Các cấp công đoàn trong tỉnh đã chủ động tập hợp nhiều ý kiến của đoàn viên, công nhân, người lao động tham gia góp ý xây dựng chính sách, pháp luật và xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.
Một số giải pháp tiếp tục phát triển tổ chức công đoàn và xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và hội nhập quốc tế:
Là tỉnh phát triển công nghiệp, hoạt động công đoàn được tiến hành chủ yếu ở ngoài khu vực nhà nước, nơi hầu hết không có tổ chức đảng, để thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là thách thức đối với tổ chức công đoàn và hệ thống chính trị của địa phương. Vì vậy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam lớn mạnh là nhiệm vụ quan trọng. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phát triển tổ chức công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và hội nhập quốc tế cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp sau:
- Tập trung nguồn lực phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước tại các doanh nghiệp; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý tốt sự ra đời và hoạt động đối với các tổ chức của người lao động; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức của người lao động ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam;
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp hành động của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân, người lao động, tạo sự chuyển biến thật sự rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của công nhân, người lao động tương xứng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
- Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên; chương trình phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và các nhiệm vụ trọng tâm về nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới; xây dựng phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới; tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, người lao động tỉnh Bình Dương như đã được xác định trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025./.
Tỉnh Thái Bình hỗ trợ kinh phí xây nhà “Mái ấm công đoàn” cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn  (26/10/2022)
Tỉnh Bình Dương: Nâng cao chất lượng quy hoạch các khu công nghiệp  (20/10/2022)
Vĩnh Phúc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp  (12/09/2022)
“Bản lĩnh Việt Nam” - tôn vinh các tập thể, cá nhân người lao động có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước  (11/09/2022)
Nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh  (20/06/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay