Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
TCCS - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương được thiên nhiên ưu ái, khi hội tụ đầy đủ các dạng địa hình núi, rừng, biển, đảo. Với hơn 300km chiều dài bờ biển cùng với nhiều lợi thế từ vị trí, khí hậu, cảnh quan, đến văn hóa, giao thông…, tỉnh có nhiều tiềm năng để trở thành điểm đến du lịch chất lượng, lý tưởng và độc đáo của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nhiều di tích lịch sử, văn hóa được bảo tồn, phát triển, đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của nhân dân và khách du lịch, trong đó có 1 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo, 28 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nhiều lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa địa phương được tổ chức hằng năm. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những cửa ngõ hướng ra Biển Đông của vùng Đông Nam Bộ, vị trí dễ dàng thu hút nguồn khách đến từ trong và ngoài nước. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiệt độ khá ổn định quanh năm, nắng nhiều, ít bão giúp địa phương phát triển du lịch biển quanh năm. Giao thông kết nối vùng và giao thông nội tỉnh của tỉnh phát triển khá đồng bộ, thông suốt là yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu hút du lịch nói riêng.
Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối dễ dàng với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong khu vực thông qua quốc lộ 51, quốc lộ 55, quốc lộ 56. Trong thời gian tới, sau khi đầu tư hoàn thành các tuyến cao tốc Bến Lức - Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, cầu Phước An…, khách di chuyển đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ nhanh và thuận tiện hơn. Đặc biệt, khi sân bay quốc tế Long Thành hoàn thiện và đi vào hoạt động, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ sớm trở thành điểm đến du lịch toàn cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Hằng năm, ngành du lịch tỉnh luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của tỉnh. Lượng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng bình quân hơn 12,9% năm; tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân trên 15,9%/năm; sản phẩm du lịch không ngừng phát triển. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Phát triển nhanh ngành du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao, đưa du lịch là một trong 4 trụ cột kinh tế quan trọng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII của tỉnh. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch; xây dựng mới; rà soát điều chỉnh các quy hoạch hiện có, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư phát triển du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng, củng cố thương hiệu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, liên kết phát triển du lịch; tạo môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch… Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn mới.
Theo thống kê, hiện nay tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 21.000 người lao động trong ngành du lịch, trong đó số lao động trực tiếp khoảng 12.070 người, trong đó có 77,45% đã qua đào tạo, số chưa qua các khóa đào tạo về du lịch chiếm 22,55%. Thực tế, nguồn nhân lực chính phục vụ ngành du lịch hiện nay của tỉnh còn yếu và thiếu, không đồng bộ về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu về trình độ được đào tạo, cơ cấu về quản lý và phục vụ. Phần lớn nguồn nhân lực được tuyển dụng lấy từ các ngành khác nhau, nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Về cơ sở đào tạo nhân lực, tỉnh có 3 cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch chính: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu và Trường Cao đẳng nghề Khách sạn Quốc tế Imperial. Hằng năm, có khoảng 800 sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo trên ra trường.
Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 38.000 người lao động trong ngành du lịch; năm 2030 là 46.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch đạt từ 80% - 100%. Trong đó, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời thu hút nguồn nhân lực bên ngoài, nhất là sinh viên tốt nghiệp các trường du lịch có chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ chuyên ngành; đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng; tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đào tạo chuyên ngành du lịch có chất lượng cao.
Để cụ thể hóa các mục tiêu trên, tỉnh sẽ tập trung 7 nhóm giải pháp:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các đơn vị kinh doanh du lịch và người dân về phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch.
Thứ hai, phát hiện và thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, tập trung vào cơ chế khuyến khích, khen thưởng với người lao động có đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ tham gia hoạt động du lịch đáp ứng các vị trí việc làm với yêu cầu kỹ thuật, trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ trong công việc.
Thứ tư, tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề du lịch đối với học sinh, đón học sinh đến thăm quan, trải nghiệm và hướng nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề.
Thứ năm, hỗ trợ năng lực doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch thông qua chính sách hỗ trợ học phí đào tạo để tăng cường lực lượng đầu vào cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động khảo sát, kết nối, quảng bá, xúc tiến nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Thứ sáu, ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch thông minh, dịch vụ công trực tuyến, số hóa - công nghệ hóa các hoạt động quản lý chuyên môn; đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tích cực triển khai thương mại điện tử, đẩy mạnh các loại hình kinh doanh trực tuyến, tiện ích thông minh trên các thiết bị di động, thanh toán điện tử.
Thứ bảy, huy động các nguồn lực xã hội gắn với phát triển nguồn nhân lực du lịch, ngân sách tỉnh cũng sẽ dành nguồn thỏa đáng cùng với sự tham gia của doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng hợp tác quốc tế./.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa thành phố Hà Nội trong thời kỳ mới  (02/09/2024)
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển văn hóa tỉnh Quảng Ninh thời kỳ mới  (21/08/2024)
Xây dựng, kiến tạo và lan tỏa văn hóa số ở nước ta hiện nay  (15/07/2024)
Phát triển du lịch biển vùng Đông Nam Bộ theo mô hình kinh tế tuần hoàn  (24/06/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm