Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 07 đến ngày 13-01-2019)
22:41, ngày 15-01-2019
TCCSĐT - Cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, Phó Chủ tịch EP Heidi Hautala cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn nghị sỹ EP đã gặp các cơ quan liên quan của Việt Nam và khảo sát thực tế về việc thực thi Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Bên cạnh đó, EP sẽ tiếp tục lắng nghe, quan tâm đến đề nghị của Việt Nam về việc thúc đẩy phê chuẩn EVFTA.
Lãnh đạo Quốc hội, Nhà nước tiếp Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu
Sáng 07-01-2019, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP).
Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt chào mừng bà Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu sang thăm Việt Nam; đánh giá cao và cảm ơn những đóng góp tích cực của bà Heidi Hautala trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam và EP nói riêng. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp châu Âu nói riêng đầu tư kinh doanh, ổn định, lâu dài và hiệu quả tại Việt Nam. Quốc hội Việt Nam sẽ cùng Chính phủ rà soát và nội luật hóa các quy định của Hiệp định; sẽ yêu cầu Chính phủ có báo cáo đầy đủ để Quốc hội có thể phê chuẩn Hiệp định vào thời gian sớm nhất. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, với tư cách là thành viên có trách nhiệm và chủ động tại nhiều cơ chế hợp tác đa phương và đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế mới, Việt Nam sẽ nghiêm túc thực thi các cam kết của mình theo quy định của các cơ chế này.
Bà Heidi Hautala cảm ơn Chủ tịch Quốc hội đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cho biết, chuyến công tác tại Việt Nam lần này đã thảo luận với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU. Hai bên đã thảo luận và thống nhất những nội dung sẽ thực thi trong thời gian tới. Nghị viện châu Âu đang nghiêm túc xem xét để tránh bị chậm trễ trong thực thi. Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu cho biết, cùng với cơ chế hợp tác song phương, EP mong muốn thiết lập cơ chế hợp tác với nghị viện các nước ASEAN.
Sáng 07-01-2019, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP).
Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt chào mừng bà Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu sang thăm Việt Nam; đánh giá cao và cảm ơn những đóng góp tích cực của bà Heidi Hautala trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam và EP nói riêng. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp châu Âu nói riêng đầu tư kinh doanh, ổn định, lâu dài và hiệu quả tại Việt Nam. Quốc hội Việt Nam sẽ cùng Chính phủ rà soát và nội luật hóa các quy định của Hiệp định; sẽ yêu cầu Chính phủ có báo cáo đầy đủ để Quốc hội có thể phê chuẩn Hiệp định vào thời gian sớm nhất. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, với tư cách là thành viên có trách nhiệm và chủ động tại nhiều cơ chế hợp tác đa phương và đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế mới, Việt Nam sẽ nghiêm túc thực thi các cam kết của mình theo quy định của các cơ chế này.
Bà Heidi Hautala cảm ơn Chủ tịch Quốc hội đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cho biết, chuyến công tác tại Việt Nam lần này đã thảo luận với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU. Hai bên đã thảo luận và thống nhất những nội dung sẽ thực thi trong thời gian tới. Nghị viện châu Âu đang nghiêm túc xem xét để tránh bị chậm trễ trong thực thi. Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu cho biết, cùng với cơ chế hợp tác song phương, EP mong muốn thiết lập cơ chế hợp tác với nghị viện các nước ASEAN.
Cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP).
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - EU đang phát triển tốt đẹp. Hai bên thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, qua đó, tạo sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả hơn. Hợp tác kinh tế hai bên đạt kết quả rất tích cực, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi sự hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU. Thủ tướng tin tưởng rằng chuyến thăm Việt Nam lần này của bà Phó Chủ tịch EP sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - EU nói chung và quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và EP nói riêng.
Phó Chủ tịch EP Heidi Hautala cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp bà và cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn nghị sỹ EP đã gặp các cơ quan liên quan của Việt Nam và khảo sát thực tế về việc thực thi Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Đề cập Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), bà Heidi Hautala cũng cho biết, EP sẽ tiếp tục lắng nghe, quan tâm đến đề nghị của Việt Nam về việc thúc đẩy phê chuẩn EVFTA; đồng thời nhấn mạnh, đây là FTA thế hệ mới, vì vậy, các bên cần bảo đảm việc thực thi một cách chắc chắn, hiệu quả nhằm phát triển thương mại bền vững. EU ngày càng có nhu cầu cao hơn về hàng xuất khẩu, đòi hỏi tính minh bạch của chuỗi cung ứng có nguồn gốc hợp pháp. EU cũng là một thị trường tiềm năng lớn của Việt Nam về các mặt hàng lâm sản, thương mại gỗ. Hai bên đã đạt được sự đồng thuận, do đó cần tập trung vào vấn đề thực thi. EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - EU đang phát triển tốt đẹp. Hai bên thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, qua đó, tạo sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả hơn. Hợp tác kinh tế hai bên đạt kết quả rất tích cực, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi sự hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU. Thủ tướng tin tưởng rằng chuyến thăm Việt Nam lần này của bà Phó Chủ tịch EP sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - EU nói chung và quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và EP nói riêng.
Phó Chủ tịch EP Heidi Hautala cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp bà và cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn nghị sỹ EP đã gặp các cơ quan liên quan của Việt Nam và khảo sát thực tế về việc thực thi Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Đề cập Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), bà Heidi Hautala cũng cho biết, EP sẽ tiếp tục lắng nghe, quan tâm đến đề nghị của Việt Nam về việc thúc đẩy phê chuẩn EVFTA; đồng thời nhấn mạnh, đây là FTA thế hệ mới, vì vậy, các bên cần bảo đảm việc thực thi một cách chắc chắn, hiệu quả nhằm phát triển thương mại bền vững. EU ngày càng có nhu cầu cao hơn về hàng xuất khẩu, đòi hỏi tính minh bạch của chuỗi cung ứng có nguồn gốc hợp pháp. EU cũng là một thị trường tiềm năng lớn của Việt Nam về các mặt hàng lâm sản, thương mại gỗ. Hai bên đã đạt được sự đồng thuận, do đó cần tập trung vào vấn đề thực thi. EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
Sáng 09-01-2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Thống đốc Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Sonexay Sitphayxay, dẫn đầu Đoàn Lãnh đạo Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào sang thăm Việt Nam.
Tại buổi tiếp, hoan nghênh Thống đốc Sonexay Sitphayxay tham dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác đa dạng, ngày càng đi vào chiều sâu giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Chia sẻ với những khó khăn mà Lào đang phải đối mặt, Thủ tướng khẳng định, với tinh thần “giúp bạn chính là giúp mình”, Việt Nam luôn sẵn sàng ủng hộ, hỗ trợ Chính phủ Lào trong mọi nỗ lực ổn định và phát triển kinh tế. Thủ tướng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo ngành Ngân hàng tiếp tục hợp tác và hỗ trợ tích cực cho Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, như cử chuyên gia giỏi sang Lào, hỗ trợ, nâng cao trình độ cho cán bộ ngành Ngân hàng của Lào.
Bày tỏ vui mừng được thăm Việt Nam, dự Hội nghị quan trọng của ngành Ngân hàng Việt Nam, Thống đốc Sonexay Sitphayxay cho biết, qua Hội nghị này, Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, hai bên đã có sự hợp tác chặt chẽ. Thống đốc Sonexay Sitphayxay mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm từ phía Việt Nam về lĩnh vực tài chính, ngân hàng như vấn đề quản lý ngoại hối, điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá…
Bày tỏ vui mừng được thăm Việt Nam, dự Hội nghị quan trọng của ngành Ngân hàng Việt Nam, Thống đốc Sonexay Sitphayxay cho biết, qua Hội nghị này, Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, hai bên đã có sự hợp tác chặt chẽ. Thống đốc Sonexay Sitphayxay mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm từ phía Việt Nam về lĩnh vực tài chính, ngân hàng như vấn đề quản lý ngoại hối, điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Samsung
Ngày 11-01-2019, tại trụ sở Chính phủ, tiếp ông Shim Won Hwan, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Samsung tiếp tục thực hiện cam kết mở rộng các cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Đánh giá cao thành công của Samsung Việt Nam trên nhiều mặt cả về doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, là bông hoa đẹp trong vườn hoa hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm các dự án đầu tư của Samsung tại Việt Nam; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Samsung kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai bên đã đồng hành, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi, nhờ đó đã đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong thời gian qua. Thủ tướng tin tưởng và mong tân Tổng giám đốc Choi Joo Ho sẽ đạt nhiều thành công mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam mong muốn trong năm mới 2019, Tổ hợp Samsung đạt nhiều con số ấn tượng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; đề nghị đưa Việt Nam trở thành cứ điểm toàn cầu quan trọng nhất của Samsung. Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chính phủ Việt Nam cũng rất ấn tượng về cam kết của Samsung luôn duy trì là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, do đó Thủ tướng mong muốn Samsung tiếp tục mở rộng các cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Từng có thời gian làm Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, ông Shim Won Hwan bày tỏ ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước gần 100 triệu dân, cho rằng, kết quả này là nhờ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ Việt Nam. Samsung vui mừng vì đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng đó, ông Shim Won Hwan bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong thời gian công tác ở Việt Nam. Ông Shim Won Hwan cũng khẳng định mạnh mẽ, Samsung luôn coi Việt Nam là cứ điểm chiến lược quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Tập đoàn. Do đó, Samsung cam kết mở rộng đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường tiếp Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao các nước châu Phi
Sáng 11-01-2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường đã tiếp các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao các nước châu Phi tại Việt Nam gồm Angola, Morocco, Nigeria, Ai Cập, Mozambique và Libya nhân dịp đầu năm mới.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cảm ơn sự ủng hộ của các nước châu Phi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây của Việt Nam và mong muốn cùng phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước châu Phi tại Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác, đặc biệt là các chuyến thăm cấp cao trên các kênh Đảng, Nhà nước, giao lưu nhân dân…; tăng cường ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam - Nam... Thứ trưởng cảm ơn một số nước châu Phi đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và nhân dịp này, Thứ trưởng đề nghị các Trưởng cơ quan đại diện chia sẻ kinh nghiệm giúp Việt Nam xây dựng quan hệ chính thức với Liên minh châu Phi (AU) trong thời gian tới, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng là cửa ngõ để các nước châu Phi tiếp cận thị trường Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương với vai trò là thành viên của ASEAN và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao các nước châu Phi đánh giá cao mối quan hệ hợp tác truyền thống với Việt Nam, cam kết sẽ thúc đẩy các chuyến thăm của lãnh đạo các cấp tới Việt Nam. Các Đại sứ mong Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác với châu Phi trên các lĩnh vực thế mạnh và có nhiều kinh nghiệm như nông nghiệp, viễn thông, chuyên gia giáo dục, y tế… Đánh giá cao mô hình hợp tác ba bên về nông nghiệp của Việt Nam tại châu Phi, các Đại sứ đề nghị Việt Nam và các nước châu Phi cùng phối hợp phát triển các dự án về nông nghiệp, thủy sản, trồng lúa,… tận dụng nguồn vốn của bên thứ ba và các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….
Ngày 11-01-2019, tại trụ sở Chính phủ, tiếp ông Shim Won Hwan, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Samsung tiếp tục thực hiện cam kết mở rộng các cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Đánh giá cao thành công của Samsung Việt Nam trên nhiều mặt cả về doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, là bông hoa đẹp trong vườn hoa hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm các dự án đầu tư của Samsung tại Việt Nam; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Samsung kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai bên đã đồng hành, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi, nhờ đó đã đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong thời gian qua. Thủ tướng tin tưởng và mong tân Tổng giám đốc Choi Joo Ho sẽ đạt nhiều thành công mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam mong muốn trong năm mới 2019, Tổ hợp Samsung đạt nhiều con số ấn tượng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; đề nghị đưa Việt Nam trở thành cứ điểm toàn cầu quan trọng nhất của Samsung. Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chính phủ Việt Nam cũng rất ấn tượng về cam kết của Samsung luôn duy trì là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, do đó Thủ tướng mong muốn Samsung tiếp tục mở rộng các cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Từng có thời gian làm Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, ông Shim Won Hwan bày tỏ ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước gần 100 triệu dân, cho rằng, kết quả này là nhờ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ Việt Nam. Samsung vui mừng vì đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng đó, ông Shim Won Hwan bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong thời gian công tác ở Việt Nam. Ông Shim Won Hwan cũng khẳng định mạnh mẽ, Samsung luôn coi Việt Nam là cứ điểm chiến lược quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Tập đoàn. Do đó, Samsung cam kết mở rộng đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường tiếp Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao các nước châu Phi
Sáng 11-01-2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường đã tiếp các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao các nước châu Phi tại Việt Nam gồm Angola, Morocco, Nigeria, Ai Cập, Mozambique và Libya nhân dịp đầu năm mới.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cảm ơn sự ủng hộ của các nước châu Phi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây của Việt Nam và mong muốn cùng phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước châu Phi tại Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác, đặc biệt là các chuyến thăm cấp cao trên các kênh Đảng, Nhà nước, giao lưu nhân dân…; tăng cường ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam - Nam... Thứ trưởng cảm ơn một số nước châu Phi đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và nhân dịp này, Thứ trưởng đề nghị các Trưởng cơ quan đại diện chia sẻ kinh nghiệm giúp Việt Nam xây dựng quan hệ chính thức với Liên minh châu Phi (AU) trong thời gian tới, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng là cửa ngõ để các nước châu Phi tiếp cận thị trường Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương với vai trò là thành viên của ASEAN và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao các nước châu Phi đánh giá cao mối quan hệ hợp tác truyền thống với Việt Nam, cam kết sẽ thúc đẩy các chuyến thăm của lãnh đạo các cấp tới Việt Nam. Các Đại sứ mong Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác với châu Phi trên các lĩnh vực thế mạnh và có nhiều kinh nghiệm như nông nghiệp, viễn thông, chuyên gia giáo dục, y tế… Đánh giá cao mô hình hợp tác ba bên về nông nghiệp của Việt Nam tại châu Phi, các Đại sứ đề nghị Việt Nam và các nước châu Phi cùng phối hợp phát triển các dự án về nông nghiệp, thủy sản, trồng lúa,… tận dụng nguồn vốn của bên thứ ba và các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….
Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc
Ngày 14-01-2019, tại Lào Cai, Việt Nam đã diễn ra Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc và Cuộc gặp giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc. Đoàn Việt Nam do đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc làm Trưởng đoàn. Đoàn Trung Quốc do đồng chí Khổng Huyễn Hựu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc – Việt Nam làm Trưởng đoàn. Tham dự đàm phán còn có đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh biên giới hai nước.
Trong không khí thẳng thắn, chân thành, hữu nghị, hai bên đã trao đổi một cách toàn diện, sâu sắc các vấn đề biên giới lãnh thổ và quan hệ hai nước trong thời gian qua, bàn phương hướng hợp tác, thúc đẩy giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng, kế hoạch triển khai quan hệ trong năm 2019 qua đó góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và kết quả hai bên đã đạt được trong khuôn khổ đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ nhằm triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trên cơ sở luật pháp quốc tế. Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, nhất trí thúc đẩy giải quyết vấn đề trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982; kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, không làm phức tạp tình hình, thúc đẩy hợp tác phù hợp, cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định trên biển. Phía Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về một số diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian qua không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.
*** Trong thời gian hai bên đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã tổ chức họp, kiểm điểm tình hình quan hệ hai nước năm 2018, tập trung trao đổi về trọng tâm giao lưu, hợp tác giữa hai nước trong năm 2019 và các vấn đề trong quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Hai bên nhất trí cho rằng, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2018 tiếp tục xu thế phát triển tích cực, hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Giao lưu, hợp tác giữa các cấp, các ngành và địa phương hai nước được triển khai mạnh mẽ và giao lưu nhân dân ngày càng sôi động. Hai bên nhất trí triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, nhà nước; triển khai hiệu quả các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai nước không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản của Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác có tiến triển thực chất trong năm 2019. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các địa phương tăng cường giao lưu, hợp tác cùng có lợi; tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước góp phần tăng cường tình cảm hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước./.
Ngày 14-01-2019, tại Lào Cai, Việt Nam đã diễn ra Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc và Cuộc gặp giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc. Đoàn Việt Nam do đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc làm Trưởng đoàn. Đoàn Trung Quốc do đồng chí Khổng Huyễn Hựu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc – Việt Nam làm Trưởng đoàn. Tham dự đàm phán còn có đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh biên giới hai nước.
Trong không khí thẳng thắn, chân thành, hữu nghị, hai bên đã trao đổi một cách toàn diện, sâu sắc các vấn đề biên giới lãnh thổ và quan hệ hai nước trong thời gian qua, bàn phương hướng hợp tác, thúc đẩy giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng, kế hoạch triển khai quan hệ trong năm 2019 qua đó góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và kết quả hai bên đã đạt được trong khuôn khổ đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ nhằm triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trên cơ sở luật pháp quốc tế. Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, nhất trí thúc đẩy giải quyết vấn đề trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982; kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, không làm phức tạp tình hình, thúc đẩy hợp tác phù hợp, cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định trên biển. Phía Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về một số diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian qua không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.
*** Trong thời gian hai bên đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã tổ chức họp, kiểm điểm tình hình quan hệ hai nước năm 2018, tập trung trao đổi về trọng tâm giao lưu, hợp tác giữa hai nước trong năm 2019 và các vấn đề trong quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Hai bên nhất trí cho rằng, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2018 tiếp tục xu thế phát triển tích cực, hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Giao lưu, hợp tác giữa các cấp, các ngành và địa phương hai nước được triển khai mạnh mẽ và giao lưu nhân dân ngày càng sôi động. Hai bên nhất trí triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, nhà nước; triển khai hiệu quả các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai nước không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản của Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác có tiến triển thực chất trong năm 2019. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các địa phương tăng cường giao lưu, hợp tác cùng có lợi; tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước góp phần tăng cường tình cảm hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước./.
Nhà máy sản xuất Xơ sợi polyester Đình Vũ nâng công suất lên 10 dây chuyền sản xuất sợi DTY  (15/01/2019)
Chủ tịch Quốc hội dự Khai mạc Hội nghị thường niên APPF-27  (15/01/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết và tặng quà đối tượng chính sách, hộ dân tộc thiểu số nghèo tại tỉnh Đắk Nông  (15/01/2019)
Hoạt động trong ngày của các Phó Chủ tịch Quốc hội  (15/01/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay