Các nước coi Việt Nam là một đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á
23:12, ngày 23-09-2017
Nhân dịp tham dự Khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, ngày 22-9-2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Ngoại trưởng Colombia María Angela Holguín chủ trì cuộc họp giữa các ngoại trưởng ASEAN với ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh Thái Bình Dương (PA).
Hai bên đã trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm, kiểm điểm quan hệ ASEAN-PA và xác định phương hướng thúc đẩy quan hệ giữa hai tổ chức.
Thay mặt các ngoại trưởng ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh khoảng cách về địa lý không thể ngăn cản mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa ASEAN và PA; nêu rõ với những thế mạnh vốn có của hai khu vực, hai bên cần tập trung nỗ lực hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, giao lưu nhân dân, khoa học công nghệ và phát triển bên vững, qua đó tạo đòn bẩy thúc đẩy thực chất quan hệ giữa hai bên.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng thông báo về những kết quả ASEAN đã đạt được trong 50 năm tồn tại và phát triển. Ngoại trưởng Colombia khẳng định hai bên có nhiều điểm tương đồng trong cách tiếp cận về tình hình quốc tế và khu vực, đặc biệt là trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng, thương mại tự do và công bằng, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (SMEs).
Kết thúc hội nghị, các ngoại trưởng ASEAN và Liên minh Thái Bình Dương đã thông qua kế hoạch Công tác ASEAN-PA giai đoạn 2017-2018.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã tiếp Thứ trưởng phụ trách chính trị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Thomas Shannon nhằm trao đổi các biện pháp triển khai kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế-thương mại, đầu tư, giáo dục, y tế, nhân đạo, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cảm ơn quyết định của Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho mặt hàng quả vú sữa từ Việt Nam; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục nhằm thúc đẩy hơn nữa các mặt hợp tác mà hai bên cùng quan tâm trên cả ba cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Ông Thomas Shannon bày tỏ vui mừng về sự tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua; cho rằng hai bên cần tận dụng đà quan hệ tích cực, tiếp tục phát huy đối thoại và trao đổi đoàn các cấp, nhất là chuyến thăm Việt Nam tháng 11-2017 của Tổng thống Donald Trump để tăng cường hơn nữa sự hợp tác thực chất, nhất là về thương mại-đầu tư, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng, nhân đạo, cũng như trên các vấn đề khu vực và quốc tế.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Thủ tướng Macedonia, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Bulgaria, các ngoại trưởng Albania, Saudi Arabia, Hungary, Maroc, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới và Tổng Thư ký Tòa Trọng tài thường trực.
Trong cuộc gặp, Phó Thủ tướng đề nghị các nước phối hợp thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học-công nghệ, giáo dục; cùng tháo gỡ một số vướng mắc trong hợp tác, tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức và diễn đàn đa phương; nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa các nước, các đối tác với khu vực Đông Nam Á.
Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đều khẳng định coi Việt Nam là một đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, tin tưởng trong các chuyến thăm cấp cao sắp tới sẽ là dịp đưa quan hệ hợp tác với Việt Nam lên tầm cao mới và thực chất hơn; chủ động đề xuất một số biện pháp và sáng kiến thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, đào tạo cán bộ...
Đoàn Việt Nam cũng tham dự nhiều cuộc họp của các diễn đàn đa phương và các sự kiện bên lề Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 72, như Cuộc họp không chính thức cấp ngoại trưởng các nước thành viên Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), Hội nghị cấp bộ trưởng Phong trào Không liên kết, Hội nghị cấp bộ trưởng Nhóm G77, Cuộc họp Cấp cao do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chủ trì về chống bóc lột và lạm dụng tình dục, Cuộc họp khởi động việc xây dựng "Thỏa ước toàn cầu về Môi trường," Cuộc họp Nhóm 3G, Cuộc họp Nhóm bạn bè của Liên minh các nền văn minh của Liên hợp quốc...
Việt Nam cũng đã tham gia lễ phát động sáng kiến “Đối tác vì tăng trưởng xanh và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (P4G) do Đan Mạch khởi xướng với sự tham gia của một số nước, trong đó có Việt Nam, nhằm thúc đẩy hợp tác về năng lượng và nước, khôi phục hệ sinh thái, đất đai, lương thực, đô thị bền vững./.
Thay mặt các ngoại trưởng ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh khoảng cách về địa lý không thể ngăn cản mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa ASEAN và PA; nêu rõ với những thế mạnh vốn có của hai khu vực, hai bên cần tập trung nỗ lực hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, giao lưu nhân dân, khoa học công nghệ và phát triển bên vững, qua đó tạo đòn bẩy thúc đẩy thực chất quan hệ giữa hai bên.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng thông báo về những kết quả ASEAN đã đạt được trong 50 năm tồn tại và phát triển. Ngoại trưởng Colombia khẳng định hai bên có nhiều điểm tương đồng trong cách tiếp cận về tình hình quốc tế và khu vực, đặc biệt là trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng, thương mại tự do và công bằng, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (SMEs).
Kết thúc hội nghị, các ngoại trưởng ASEAN và Liên minh Thái Bình Dương đã thông qua kế hoạch Công tác ASEAN-PA giai đoạn 2017-2018.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã tiếp Thứ trưởng phụ trách chính trị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Thomas Shannon nhằm trao đổi các biện pháp triển khai kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế-thương mại, đầu tư, giáo dục, y tế, nhân đạo, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cảm ơn quyết định của Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho mặt hàng quả vú sữa từ Việt Nam; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục nhằm thúc đẩy hơn nữa các mặt hợp tác mà hai bên cùng quan tâm trên cả ba cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Ông Thomas Shannon bày tỏ vui mừng về sự tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua; cho rằng hai bên cần tận dụng đà quan hệ tích cực, tiếp tục phát huy đối thoại và trao đổi đoàn các cấp, nhất là chuyến thăm Việt Nam tháng 11-2017 của Tổng thống Donald Trump để tăng cường hơn nữa sự hợp tác thực chất, nhất là về thương mại-đầu tư, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng, nhân đạo, cũng như trên các vấn đề khu vực và quốc tế.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Thủ tướng Macedonia, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Bulgaria, các ngoại trưởng Albania, Saudi Arabia, Hungary, Maroc, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới và Tổng Thư ký Tòa Trọng tài thường trực.
Trong cuộc gặp, Phó Thủ tướng đề nghị các nước phối hợp thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học-công nghệ, giáo dục; cùng tháo gỡ một số vướng mắc trong hợp tác, tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức và diễn đàn đa phương; nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa các nước, các đối tác với khu vực Đông Nam Á.
Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đều khẳng định coi Việt Nam là một đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, tin tưởng trong các chuyến thăm cấp cao sắp tới sẽ là dịp đưa quan hệ hợp tác với Việt Nam lên tầm cao mới và thực chất hơn; chủ động đề xuất một số biện pháp và sáng kiến thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, đào tạo cán bộ...
Đoàn Việt Nam cũng tham dự nhiều cuộc họp của các diễn đàn đa phương và các sự kiện bên lề Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 72, như Cuộc họp không chính thức cấp ngoại trưởng các nước thành viên Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), Hội nghị cấp bộ trưởng Phong trào Không liên kết, Hội nghị cấp bộ trưởng Nhóm G77, Cuộc họp Cấp cao do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chủ trì về chống bóc lột và lạm dụng tình dục, Cuộc họp khởi động việc xây dựng "Thỏa ước toàn cầu về Môi trường," Cuộc họp Nhóm 3G, Cuộc họp Nhóm bạn bè của Liên minh các nền văn minh của Liên hợp quốc...
Việt Nam cũng đã tham gia lễ phát động sáng kiến “Đối tác vì tăng trưởng xanh và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (P4G) do Đan Mạch khởi xướng với sự tham gia của một số nước, trong đó có Việt Nam, nhằm thúc đẩy hợp tác về năng lượng và nước, khôi phục hệ sinh thái, đất đai, lương thực, đô thị bền vững./.
New Zealand đứng trước khả năng rơi vào tình trạng "quốc hội treo"  (23/09/2017)
Khai mạc vòng 3 tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ  (23/09/2017)
Việt Nam ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân  (23/09/2017)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay