Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ dưới góc độ hợp tác phát triển kinh tế thương mại
21:40, ngày 09-06-2017
TCCSĐT - Hai mươi năm kể từ ngày Việt Nam - Hoa Kỳ (11-7-1995 - 11-7-2015) bình thường hóa quan hệ, giao thương giữa hai nước từ con số 0 đã bùng nổ lên hơn 35 tỷ USD vào cuối năm 2014, năm 2015 đạt gần 45 tỷ USD và năm 2016 đã là 53 tỷ USD. Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Điều này phản ánh nét tiêu biểu nhất trong quan hệ kinh tế hai nước cả về quy mô và gia tăng tốc độ phát triển kinh tế.
Nếu vào thời điểm năm 1995, quan hệ hai nước mới chủ yếu ở lĩnh vực tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA), rà phá bom mìn thì nay đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ, quốc phòng - an ninh, quan hệ giao lưu nhân dân… Hiện nay, Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi đây là một thị trường khổng lồ, chiếm 40% GDP toàn cầu với khoảng 320 triệu dân và 30% thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có số lượng sinh viên, học sinh đang theo học tại Hoa Kỳ đông nhất. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 20 năm qua tăng trên 130 lần.
Hiện Việt Nam đang có hơn 31.000 sinh viên, thực tập sinh đang theo học tại Mỹ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á, đứng thứ 6 trong số các nước có nhiều du học sinh tại Mỹ. Lượng khách du lịch Mỹ đến Việt Nam năm 2016 đạt 552.700 lượt, tăng 12,8% so với năm 2015. Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác song phương, hai bên đã tăng cường hợp tác trong các vấn đề khu vực cũng như trong các vấn đề toàn cầu, cụ thể là: chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước trải qua nhiều chông gai do ảnh hưởng của chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. Khởi đầu từ việc lãnh đạo Đảng và Nhà nước đưa ra suy nghĩ mở cửa phát triển lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, y tế, giáo dục, phía Mỹ đã cử một đoàn bác sỹ sang phẫu thuật miễn phí cho những trẻ em bị khuyết tật sứt môi hở hàm ếch tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Đó là khâu mở đầu rất quan trọng, khẳng định từ việc giao lưu y tế đã giúp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trở nên thiện chí. Quan hệ này ngày càng được tăng cường và củng cố qua giao lưu nhân dân, các nhà ngoại giao, các cựu chiến binh, kinh tế, văn hóa, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước... Tính cách con người Việt Nam và người Mỹ có điểm giống nhau là cởi mở và rất thực tế. Lịch sử cũng có những điểm rất lạ khi ít quốc gia nào trên thế giới mà tuyên ngôn độc lập lại trích một đoạn của tuyên ngôn độc lập của Mỹ như Việt Nam, bên cạnh đó, Mỹ cũng là quốc gia có số lượng Việt kiều đông nhất thế giới.
Sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA), thương mại hai chiều mới có sự khởi sắc. Và chỉ hai năm sau khi thực hiện BTA, Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam. Tính đến năm 2011, tức là 10 năm sau khi BTA có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng từ 1,5 tỷ USD lên hơn 20 tỷ USD và đến cuối năm 2014, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 35 tỷ USD. Triển vọng hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thời gian tới là hết sức khả quan khi Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là nhà xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Quan hệ giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ cũng được phản ánh sống động sự tin cậy chính trị lẫn nhau, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho cả hai nước, mở rộng đầu tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm
Việt Nam đã rất thành công trong việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế với Mỹ nói riêng. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia tăng 20%, đạt gần 45 tỷ USD, dự báo năm 2020 con số này có thể tăng lên 72 tỷ USD nếu xu thế này vẫn tiếp tục duy trì và có thể cao hơn. Bên cạnh đó, năm 2014, Việt Nam cũng trở thành nhà cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ đứng đầu ASEAN, trên cả Malaysia và Thái Lan. Việt Nam chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Mỹ, và có thể đạt tới 30% vào năm 2020. Đó cũng chính là lý do mà hiện nhiều doanh nghiệp Mỹ đang mở rộng và đầu tư, thành lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, đón nhận những cơ hội mới để phục vụ thị trường Việt Nam, ASEAN, châu Á - Thái Bình Dương và các thị trường khác trên toàn cầu. Hiện nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, Microsoft, IBM, Ford, Cocacola, PepsiCo, Cargill, P&G… đã có mặt tại Việt Nam. Trong đó, 2 tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ là Intel và Microsoft đang có những dự án lớn để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư tại Việt Nam, biến nơi đây thành tâm điểm sản xuất quan trọng. Các chuyên gia kinh tế nhận định, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có một số nhóm hàng và mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ bao gồm hàng may mặc, đồ gỗ nội thất, túi ví da và ô dù, thủy sản, giày dép. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như máy móc thiết bị điện và phụ tùng được xem là nhóm hàng xuất khẩu có tiềm năng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới. Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày, hàng điện tử, đồ gỗ… sang thị trường này. Cơ hội là rộng mở, xong việc nắm bắt cơ hội và tạo thành những lợi thế cạnh tranh là không dễ dàng. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến công nghệ; nâng cao năng suất lao động; tích cực tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực và toàn cầu; thực thi đầy đủ các nghĩa vụ trong hiệp định, tránh vi phạm các quy định về đầu tư, lao động, môi trường...
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ổn định như hiện nay góp phần giúp Việt Nam mở rộng cơ hội gia tăng xuất siêu sang Hoa Kỳ, bởi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện chỉ chiếm 0,98% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một đất nước có nền kinh tế lớn trên thế giới và môi trường kinh doanh thuận lợi. Công dân hai nước cũng đang hiểu nhau hơn thông qua trao đổi sinh viên, các giao dịch kinh doanh, du lịch, và quan hệ gia đình. Ngày càng có nhiều người Mỹ gốc Việt đang tạo dựng mối quan hệ mới với quê hương nơi họ hoặc ông cha họ đã ra đi. Đây là một phần quan trọng nữa trong quá trình hàn gắn, xây đắp tình hữu nghị.
Theo Đại sứ Mỹ Ted Osius, ước tính rằng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng thêm 30% từ nay đến năm 2030. Những lợi ích cho Việt Nam là rất lớn và bao gồm tăng trưởng kinh tế được cải thiện và duy trì, tiếp cận thị trường tốt hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn và nâng cao các sản phẩm trong chuỗi giá trị. Hoa Kỳ hiện là nước xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với 815 dự án, tổng vốn đăng ký 10,07 tỷ USD.
Lợi ích chung giữa hai bên tiếp tục được mở rộng thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp và duy trì các cơ chế đối thoại; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư; làm sâu sắc hợp tác về giáo dục, khoa học - công nghệ, y tế, an ninh - quốc phòng, ngoại giao nhân dân, quyền con người, nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã và đang đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế ở khu vực, xây dựng một khu vực dựa trên luật lệ, cũng như việc phối hợp giải quyết các thách thức chung ở khu vực và toàn cầu, bao gồm các vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, y tế toàn cầu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, gìn giữ hòa bình và buôn bán động vật hoang dã.
Mục tiêu của Hoa Kỳ cho mối quan hệ song phương rất rõ ràng và kiên định. Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, đồng thời cam kết hợp tác với người dân và Chính phủ Việt Nam để thực đạt được mục tiêu đó. Cùng với đó, Việt Nam cần cải thiện và nâng cấp kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quy mô lớn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cần hỗ trợ để nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và quan hệ đối tác với khu vực tư nhân nhằm xây dựng môi trường kinh doanh và giúp các doanh nghiệp kết nối Việt Nam với các chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam là một nước có tăng trưởng ấn tượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đây cũng là một khu vực trẻ, năng động, đầy tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh. Khi Việt Nam tiếp tục phát triển hơn, thịnh vượng hơn, thì giới trẻ Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác, kết nối với giới trẻ Mỹ, chia sẻ ý tưởng, hợp tác phát triển có lợi cho cả hai phía.
Chính phủ Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Chính quyền mới của Hoa Kỳ để duy trì đà phát triển của quan hệ hai nước, nhất là về kinh tế - thương mại; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh - đầu tư, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ thúc đẩy quan hệ giữa hai nước và đánh giá cao các chính sách của Chính phủ Việt Nam đã tạo sân chơi công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam; hoan nghênh việc lãnh đạo hai nước tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc; khẳng định ủng hộ mạnh mẽ và sẽ tích cực hỗ trợ nhằm bảo đảm cho thành công của năm APEC 2017 tại Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn ExxonMobil đã ký Thỏa thuận khung phát triển dự án và Thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá voi Xanh với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD, dự kiến góp phần đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam. Quan hệ hai nước Việt Nam và Mỹ hiện đang trong giai đoạn thuận lợi là chính. Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ đang được cộng đồng doanh nghiệp chờ đón, kỳ vọng quan hệ hai nước sẽ có một giai đoạn mới tốt đẹp hơn, đặc biệt là tiếp tục mở rộng hơn nữa thị trường Mỹ cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam./.
Hiện Việt Nam đang có hơn 31.000 sinh viên, thực tập sinh đang theo học tại Mỹ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á, đứng thứ 6 trong số các nước có nhiều du học sinh tại Mỹ. Lượng khách du lịch Mỹ đến Việt Nam năm 2016 đạt 552.700 lượt, tăng 12,8% so với năm 2015. Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác song phương, hai bên đã tăng cường hợp tác trong các vấn đề khu vực cũng như trong các vấn đề toàn cầu, cụ thể là: chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước trải qua nhiều chông gai do ảnh hưởng của chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. Khởi đầu từ việc lãnh đạo Đảng và Nhà nước đưa ra suy nghĩ mở cửa phát triển lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, y tế, giáo dục, phía Mỹ đã cử một đoàn bác sỹ sang phẫu thuật miễn phí cho những trẻ em bị khuyết tật sứt môi hở hàm ếch tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Đó là khâu mở đầu rất quan trọng, khẳng định từ việc giao lưu y tế đã giúp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trở nên thiện chí. Quan hệ này ngày càng được tăng cường và củng cố qua giao lưu nhân dân, các nhà ngoại giao, các cựu chiến binh, kinh tế, văn hóa, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước... Tính cách con người Việt Nam và người Mỹ có điểm giống nhau là cởi mở và rất thực tế. Lịch sử cũng có những điểm rất lạ khi ít quốc gia nào trên thế giới mà tuyên ngôn độc lập lại trích một đoạn của tuyên ngôn độc lập của Mỹ như Việt Nam, bên cạnh đó, Mỹ cũng là quốc gia có số lượng Việt kiều đông nhất thế giới.
Sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA), thương mại hai chiều mới có sự khởi sắc. Và chỉ hai năm sau khi thực hiện BTA, Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam. Tính đến năm 2011, tức là 10 năm sau khi BTA có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng từ 1,5 tỷ USD lên hơn 20 tỷ USD và đến cuối năm 2014, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 35 tỷ USD. Triển vọng hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thời gian tới là hết sức khả quan khi Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là nhà xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Quan hệ giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ cũng được phản ánh sống động sự tin cậy chính trị lẫn nhau, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho cả hai nước, mở rộng đầu tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm
Việt Nam đã rất thành công trong việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế với Mỹ nói riêng. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia tăng 20%, đạt gần 45 tỷ USD, dự báo năm 2020 con số này có thể tăng lên 72 tỷ USD nếu xu thế này vẫn tiếp tục duy trì và có thể cao hơn. Bên cạnh đó, năm 2014, Việt Nam cũng trở thành nhà cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ đứng đầu ASEAN, trên cả Malaysia và Thái Lan. Việt Nam chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Mỹ, và có thể đạt tới 30% vào năm 2020. Đó cũng chính là lý do mà hiện nhiều doanh nghiệp Mỹ đang mở rộng và đầu tư, thành lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, đón nhận những cơ hội mới để phục vụ thị trường Việt Nam, ASEAN, châu Á - Thái Bình Dương và các thị trường khác trên toàn cầu. Hiện nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, Microsoft, IBM, Ford, Cocacola, PepsiCo, Cargill, P&G… đã có mặt tại Việt Nam. Trong đó, 2 tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ là Intel và Microsoft đang có những dự án lớn để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư tại Việt Nam, biến nơi đây thành tâm điểm sản xuất quan trọng. Các chuyên gia kinh tế nhận định, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có một số nhóm hàng và mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ bao gồm hàng may mặc, đồ gỗ nội thất, túi ví da và ô dù, thủy sản, giày dép. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như máy móc thiết bị điện và phụ tùng được xem là nhóm hàng xuất khẩu có tiềm năng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới. Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày, hàng điện tử, đồ gỗ… sang thị trường này. Cơ hội là rộng mở, xong việc nắm bắt cơ hội và tạo thành những lợi thế cạnh tranh là không dễ dàng. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến công nghệ; nâng cao năng suất lao động; tích cực tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực và toàn cầu; thực thi đầy đủ các nghĩa vụ trong hiệp định, tránh vi phạm các quy định về đầu tư, lao động, môi trường...
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ổn định như hiện nay góp phần giúp Việt Nam mở rộng cơ hội gia tăng xuất siêu sang Hoa Kỳ, bởi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện chỉ chiếm 0,98% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một đất nước có nền kinh tế lớn trên thế giới và môi trường kinh doanh thuận lợi. Công dân hai nước cũng đang hiểu nhau hơn thông qua trao đổi sinh viên, các giao dịch kinh doanh, du lịch, và quan hệ gia đình. Ngày càng có nhiều người Mỹ gốc Việt đang tạo dựng mối quan hệ mới với quê hương nơi họ hoặc ông cha họ đã ra đi. Đây là một phần quan trọng nữa trong quá trình hàn gắn, xây đắp tình hữu nghị.
Theo Đại sứ Mỹ Ted Osius, ước tính rằng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng thêm 30% từ nay đến năm 2030. Những lợi ích cho Việt Nam là rất lớn và bao gồm tăng trưởng kinh tế được cải thiện và duy trì, tiếp cận thị trường tốt hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn và nâng cao các sản phẩm trong chuỗi giá trị. Hoa Kỳ hiện là nước xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với 815 dự án, tổng vốn đăng ký 10,07 tỷ USD.
Lợi ích chung giữa hai bên tiếp tục được mở rộng thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp và duy trì các cơ chế đối thoại; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư; làm sâu sắc hợp tác về giáo dục, khoa học - công nghệ, y tế, an ninh - quốc phòng, ngoại giao nhân dân, quyền con người, nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã và đang đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế ở khu vực, xây dựng một khu vực dựa trên luật lệ, cũng như việc phối hợp giải quyết các thách thức chung ở khu vực và toàn cầu, bao gồm các vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, y tế toàn cầu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, gìn giữ hòa bình và buôn bán động vật hoang dã.
Mục tiêu của Hoa Kỳ cho mối quan hệ song phương rất rõ ràng và kiên định. Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, đồng thời cam kết hợp tác với người dân và Chính phủ Việt Nam để thực đạt được mục tiêu đó. Cùng với đó, Việt Nam cần cải thiện và nâng cấp kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quy mô lớn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cần hỗ trợ để nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và quan hệ đối tác với khu vực tư nhân nhằm xây dựng môi trường kinh doanh và giúp các doanh nghiệp kết nối Việt Nam với các chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam là một nước có tăng trưởng ấn tượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đây cũng là một khu vực trẻ, năng động, đầy tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh. Khi Việt Nam tiếp tục phát triển hơn, thịnh vượng hơn, thì giới trẻ Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác, kết nối với giới trẻ Mỹ, chia sẻ ý tưởng, hợp tác phát triển có lợi cho cả hai phía.
Chính phủ Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Chính quyền mới của Hoa Kỳ để duy trì đà phát triển của quan hệ hai nước, nhất là về kinh tế - thương mại; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh - đầu tư, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ thúc đẩy quan hệ giữa hai nước và đánh giá cao các chính sách của Chính phủ Việt Nam đã tạo sân chơi công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam; hoan nghênh việc lãnh đạo hai nước tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc; khẳng định ủng hộ mạnh mẽ và sẽ tích cực hỗ trợ nhằm bảo đảm cho thành công của năm APEC 2017 tại Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn ExxonMobil đã ký Thỏa thuận khung phát triển dự án và Thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá voi Xanh với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD, dự kiến góp phần đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam. Quan hệ hai nước Việt Nam và Mỹ hiện đang trong giai đoạn thuận lợi là chính. Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ đang được cộng đồng doanh nghiệp chờ đón, kỳ vọng quan hệ hai nước sẽ có một giai đoạn mới tốt đẹp hơn, đặc biệt là tiếp tục mở rộng hơn nữa thị trường Mỹ cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam./.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Làm rõ các giải pháp thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng GDP  (09/06/2017)
Tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công  (09/06/2017)
Phản ứng của Việt Nam về tình hình căng thẳng ngoại giao giữa Ca-ta và một số quốc gia vùng Vịnh  (09/06/2017)
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh SCO 2017  (09/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên