Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 21 đến 27-8-2017)
22:16, ngày 29-08-2017
TCCSĐT - Theo các số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 23-8, xuất khẩu của nước này sang Việt Nam trong bảy tháng đầu năm nay tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Việt Nam vượt Hong Kong (Trung Quốc) trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới của Hàn Quốc.
Sửa đổi Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi nhiều nhóm mặt hàng
Bộ Tài chính dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, dự kiến áp dụng từ ngày 01-01-2018.
Về Biểu thuế xuất khẩu, dự thảo đề xuất sửa đổi thuế suất, mô tả hàng hóa, tiêu chí kỹ thuật của 9 nhóm mặt hàng. Cụ thể, có hai nhóm mặt hàng tăng thuế suất là mặt hàng gỗ tròn thuộc nhóm 44.03 tăng từ 10% lên 25%; mặt hàng gỗ đã cưa hoặc xẻ thuộc nhóm 44.07 từ mức 10%, 20% lên mức 25%.
Có 5 nhóm mặt hàng giảm thuế suất gồm mặt hàng nhôm dạng thanh, que, hình thuộc nhóm 76.04 từ 7% xuống 5%; mặt hàng nhôm chưa gia công, dạng thỏi, mã hàng 7601.10.00.10, 7601.20.00.10 từ 10% xuống 5%; tinh quặng sắt đã qua chế biến (có tiêu chí kỹ thuật cụ thể) giảm từ 40% xuống 20%; xỉ thuộc nhóm 26.18, 26.19, 26.20 từ 10% xuống 5%; đồng dạng thanh, que, hình thuộc nhóm 74.07 từ 10% xuống 5%.
Hai nhóm mặt hàng alumin và dây nhôm giữ nguyên thuế suất. Một nhóm mặt hàng than gỗ rừng trồng sửa đổi mô tả hàng hóa và giữ nguyên tiêu chí kỹ thuật. Một nhóm mặt hàng bột oxit silic mịn và siêu mịn bổ sung tiêu chí kỹ thuật.
Theo tính toán của Bộ Tài chính trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu có thuế năm 2016, tác động tăng thu thuế xuất khẩu là khoảng 222 tỷ đồng. Đối với Biểu thuế nhập khẩu, dự thảo đề xuất 17 nhóm mặt hàng có sự thay đổi về mô tả hàng hóa (theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC) dẫn đến thay đổi thuế suất nhập khẩu. Tuy nhiên, do không tách được kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng này nên Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) không tính toán được cụ thể số thuế tăng, giảm của 17 mặt hàng bị thay đổi thuế suất.
Trên cơ sở phân tích nguồn nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chung và mức thuế suất FTA của 17 mặt hàng cho thấy việc tăng, giảm thuế suất MFN (Quy chế Tối huệ quốc) của 17 nhóm mặt hàng sẽ không tác động nhiều đến thu ngân sách nhà nước do nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước đối tác có ký hiệp định FTA với Việt Nam.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất sửa đổi thuế suất, tiêu chí kỹ thuật của 32 nhóm mặt hàng theo yêu cầu của Chính phủ, kiến nghị của bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan hải quan gồm 17 mặt hàng dự kiến điều chỉnh tăng thuế suất; 13 mặt hàng dự kiến điều chỉnh giảm thuế suất; 2 kiến nghị về việc bổ sung hướng dẫn chú giải cuối chương; 12 mặt hàng giữ nguyên mức thuế suất.
Tại Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu, bổ sung thêm bốn nhóm vào Chương 98. Theo đó, Chương 98 gồm 38 nhóm mặt hàng (giảm hai nhóm mặt hàng so với quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP).
Về tác động thu thuế nhập khẩu, theo Bộ Tài chính, trên cơ sở kim ngạch nhập khẩu có thuế năm 2016, tác động tăng thu thuế nhập khẩu là 762 tỷ đồng. Tổng chung tác động sau khi sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu là tăng thu khoảng 984 tỷ đồng. Dự thảo Nghị định hiện đang đăng Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính (cơ quan soạn thảo) để xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc
Theo các số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 23-8, xuất khẩu của nước này sang Việt Nam trong bảy tháng đầu năm nay tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Việt Nam vượt Hong Kong (Trung Quốc) trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới của Hàn Quốc.
Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 đạt 26,95 tỷ USD, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm ngoái và mức tăng này gấp ba lần so với mức tăng xuất khẩu 16,3% của Hàn Quốc. Với mức này, Việt Nam là thị trường đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, sau Mỹ (39,66 tỷ USD) và Trung Quốc (79,25 tỷ USD).
Kể từ năm 2010, xuất khẩu hàng năm của Hàn Quốc sang Việt Nam vẫn luôn tăng ở mức hai con số, trừ năm 2014, chủ yếu do các công ty của Hàn Quốc chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Nhu cầu trong ngành công nghiệp đang gia tăng ở Việt Nam cũng như việc thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do song phương, được ký kết giữa năm 2015 và có hiệu lực từ cuối năm đó, đang góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc đang được nâng lên một cách vững chắc, từ vị trí thứ 21 năm 2000 lên vị trí thứ 13 năm 2007 và vị trí thứ tư năm 2015.
Nhật Bản từng cùng với Trung Quốc và Mỹ nằm trong tốp ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, nhưng trong bảy tháng đầu năm nay đã rơi xuống vị trí thứ sáu. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang các nền kinh tế láng giềng trong thời gian này cũng đang gia tăng, nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều so với tốc độ của tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam, Hong Kong và Australia.
Australia công bố chiến lược nông nghiệp ưu tiên tại Việt Nam
Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Australia vừa chính thức công bố chiến lược về nông nghiệp của quốc gia này tại Việt Nam. Chiến lược này xác định các ưu tiên về kinh tế đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia và giúp tối ưu hóa các mối quan tâm chung.
Chiến lược nông nghiệp của Australia tại Việt Nam sẽ tập trung các ưu tiên về các hoạt động nông nghiệp như: Đổi mới sáng tạo trong hợp tác nghiên cứu, phát triển kỹ năng, hỗ trợ sáng tạo và khởi nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp và tăng cường hợp tác trong giới doanh nghiệp, phát triển công nghệ nông nghiệp. Đồng thời chiến lược này cũng tập trung phát triển kinh tế hợp tác thông qua việc tăng cường đầu tư, gia tăng mối quan hệ thương mại và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Chiến lược này cũng ưu tiên về vấn đề an ninh nguồn nước, quản lý rủi ro của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, bao trùm và các biện pháp khai thác hải sản bền vững.
Bê bối "trứng bẩn" tại châu Âu tiếp tục lan rộng ra ngoài khu vực
Bê bối "trứng bẩn" tại châu Âu tiếp tục lan rộng ra ngoài khu vực khi Đài Loan vừa thông báo phát hiện dư lượng lớn thuốc trừ sâu trong một số sản phẩm trứng gà.
Trong thông báo ngày 22-8, Cục Nông nghiệp Đài Loan cho biết, sau khi xét nghiệm các mẫu vật phẩm từ 45 trang trại sản xuất trứng gà, nhà chức trách đã tìm thấy thuốc trừ sâu Fipronil độc hại trong số trứng tại 3 trang trại. Tất cả số trứng nhiễm Fipronil sẽ bị cấm phân phối ra thị trường. Ngoài ra, nhà chức trách cũng sẽ tiến hành tiêu hủy số trứng của 3 trang trại nói trên hiện đang được bày bán tại các chợ và siêu thị.
Trước đó, vụ bê bối trứng nhiễm Fipronil cũng đã bùng phát tại Hàn Quốc hôm 14-8 vừa qua, sau khi giới chức nước này cho biết đã phát hiện một số trứng có chứa thuốc trừ sâu fipronil tại một trang trại nuôi 80.000 con gà mái ở Namyangju, phía Đông thủ đô Seoul. Kết quả thanh tra mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho thấy 49 nông trại đã sử dụng thuốc trừ sâu bất hợp pháp và hơn 624 triệu quả trứng được sản xuất và phân phối từ những trang trại này. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thu hồi và tiêu hủy toàn bộ số trứng nhiễm hóa chất trên.
Kể từ khi vụ bê bối "trứng bẩn" bị phanh phui hôm 01-8 vừa qua, hàng triệu quả trứng và các sản phẩm làm từ trứng đã đồng loạt bị rút khỏi kệ hàng tại các siêu thị châu Âu. Vụ việc trên được cho là bắt nguồn từ Hà Lan sau khi công ty Chickfriend của nước này sử dụng Fipronil tại các trang trại gia cầm để diệt bọ đỏ ký sinh trên gà.
Fipronil được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm thú y để diệt bọ chét, rận, bọ chó, nhưng bị Liên minh châu Âu (EU) cấm sử dụng cho các loại động vật chăn nuôi lấy thịt, như gà. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu sử dụng với số lượng lớn, loại hóa chất này có thể "gây nguy hiểm nhẹ" cho thận, gan và tuyến giáp.
Chủ tịch Fed phản đối việc dỡ bỏ các quy định kiểm soát ngân hàng
Chủ tịch Ngân hàng Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen ngày 25-8 nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống các quy định từng giúp Fed kiểm soát tốt tình hình sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Phát biểu tại cuộc họp báo trong khuôn khổ hội nghị chuyên đề thường niên các ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, bang Wyoming, bà Yellen cho biết Fed sẽ sớm công bố một số điều chỉnh về điều luật nhằm hỗ trợ các thiết chế tài chính. Trọng tâm là nới lỏng quy định với các ngân hàng nhỏ vốn không phải là "thủ phạm" gây ra khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên, bà Yellen phản đối nỗ lực của phe Cộng hòa, trong đó có cả cá nhân Tổng thống Donald Trump, nhằm loại bỏ Luật Dodd-Frank 2010 vì xem đây là mối đe dọa với kinh tế Mỹ.
Bà Yellen nhắc lại hệ thống tài chính của Mỹ toàn cầu mười năm trước đang ở “tình trạng nguy hiểm", căng thẳng tín dụng trầm trọng dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, buộc Chính phủ Mỹ phải đứng ra mua lại tập đoàn cho vay thế chấp Fannie Mae & Freddie Mac.
Bất chấp trợ giúp của chính quyền với ngân hàng, suy thoái chuyển sang đại khủng hoảng, khiến 9 triệu người Mỹ mất việc làm, hàng triệu người mất nhà cửa. Đạo luật Dodd-Frank ra đời đã tạo ra một hệ thống ngân hàng an toàn hơn rất nhiều, đặc biệt là với các ngân hàng thuộc diện buộc phải nâng vốn theo quy định. Theo Chủ tịch Fed, những quy định chặt chẽ hơn không gây hại cho tăng trưởng kinh tế, trái lại còn hỗ trợ nền kinh nhờ tạo ra hệ thống tài chính an toàn hơn.
Tại cuộc họp báo, người đứng đầu Fed không đưa ra đánh giá về thực trạng kinh tế Mỹ cũng như khả năng Mỹ điều chỉnh lãi suất thời gian tới. Giới đầu tư trước đó từng trông đợi, phát biểu của bà Yellen sẽ đưa ra một số tín hiệu về hướng điều hành của Fed trong vài tháng tới đây.
Đây có thể là lần cuối cùng bà Yellen xuất hiện ở Jackson Hole trên cương vị chủ tịch Fed. Bà Yellen sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 01-2018 và ông Trump từng tuyên bố đang xem xét người thay thế. Một ứng cử viên được nhắc tới là Gary Cohn, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia, cựu lãnh đạo điều hành tập đoàn Golman Sachs.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng bà Yellen sẽ được giữ lại, do xuất hiện rạn nứt tiềm ẩn giữa ông Cohn và Tổng thống Trump liên quan đến vụ tuần hành bạo lực của nhóm da trắng thượng đẳng ở Charlottesville, bang Virginia, mới đây./.
Bộ Tài chính dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, dự kiến áp dụng từ ngày 01-01-2018.
Về Biểu thuế xuất khẩu, dự thảo đề xuất sửa đổi thuế suất, mô tả hàng hóa, tiêu chí kỹ thuật của 9 nhóm mặt hàng. Cụ thể, có hai nhóm mặt hàng tăng thuế suất là mặt hàng gỗ tròn thuộc nhóm 44.03 tăng từ 10% lên 25%; mặt hàng gỗ đã cưa hoặc xẻ thuộc nhóm 44.07 từ mức 10%, 20% lên mức 25%.
Có 5 nhóm mặt hàng giảm thuế suất gồm mặt hàng nhôm dạng thanh, que, hình thuộc nhóm 76.04 từ 7% xuống 5%; mặt hàng nhôm chưa gia công, dạng thỏi, mã hàng 7601.10.00.10, 7601.20.00.10 từ 10% xuống 5%; tinh quặng sắt đã qua chế biến (có tiêu chí kỹ thuật cụ thể) giảm từ 40% xuống 20%; xỉ thuộc nhóm 26.18, 26.19, 26.20 từ 10% xuống 5%; đồng dạng thanh, que, hình thuộc nhóm 74.07 từ 10% xuống 5%.
Hai nhóm mặt hàng alumin và dây nhôm giữ nguyên thuế suất. Một nhóm mặt hàng than gỗ rừng trồng sửa đổi mô tả hàng hóa và giữ nguyên tiêu chí kỹ thuật. Một nhóm mặt hàng bột oxit silic mịn và siêu mịn bổ sung tiêu chí kỹ thuật.
Theo tính toán của Bộ Tài chính trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu có thuế năm 2016, tác động tăng thu thuế xuất khẩu là khoảng 222 tỷ đồng. Đối với Biểu thuế nhập khẩu, dự thảo đề xuất 17 nhóm mặt hàng có sự thay đổi về mô tả hàng hóa (theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC) dẫn đến thay đổi thuế suất nhập khẩu. Tuy nhiên, do không tách được kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng này nên Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) không tính toán được cụ thể số thuế tăng, giảm của 17 mặt hàng bị thay đổi thuế suất.
Trên cơ sở phân tích nguồn nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chung và mức thuế suất FTA của 17 mặt hàng cho thấy việc tăng, giảm thuế suất MFN (Quy chế Tối huệ quốc) của 17 nhóm mặt hàng sẽ không tác động nhiều đến thu ngân sách nhà nước do nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước đối tác có ký hiệp định FTA với Việt Nam.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất sửa đổi thuế suất, tiêu chí kỹ thuật của 32 nhóm mặt hàng theo yêu cầu của Chính phủ, kiến nghị của bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan hải quan gồm 17 mặt hàng dự kiến điều chỉnh tăng thuế suất; 13 mặt hàng dự kiến điều chỉnh giảm thuế suất; 2 kiến nghị về việc bổ sung hướng dẫn chú giải cuối chương; 12 mặt hàng giữ nguyên mức thuế suất.
Tại Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu, bổ sung thêm bốn nhóm vào Chương 98. Theo đó, Chương 98 gồm 38 nhóm mặt hàng (giảm hai nhóm mặt hàng so với quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP).
Về tác động thu thuế nhập khẩu, theo Bộ Tài chính, trên cơ sở kim ngạch nhập khẩu có thuế năm 2016, tác động tăng thu thuế nhập khẩu là 762 tỷ đồng. Tổng chung tác động sau khi sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu là tăng thu khoảng 984 tỷ đồng. Dự thảo Nghị định hiện đang đăng Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính (cơ quan soạn thảo) để xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc
Theo các số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 23-8, xuất khẩu của nước này sang Việt Nam trong bảy tháng đầu năm nay tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Việt Nam vượt Hong Kong (Trung Quốc) trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới của Hàn Quốc.
Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 đạt 26,95 tỷ USD, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm ngoái và mức tăng này gấp ba lần so với mức tăng xuất khẩu 16,3% của Hàn Quốc. Với mức này, Việt Nam là thị trường đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, sau Mỹ (39,66 tỷ USD) và Trung Quốc (79,25 tỷ USD).
Kể từ năm 2010, xuất khẩu hàng năm của Hàn Quốc sang Việt Nam vẫn luôn tăng ở mức hai con số, trừ năm 2014, chủ yếu do các công ty của Hàn Quốc chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Nhu cầu trong ngành công nghiệp đang gia tăng ở Việt Nam cũng như việc thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do song phương, được ký kết giữa năm 2015 và có hiệu lực từ cuối năm đó, đang góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc đang được nâng lên một cách vững chắc, từ vị trí thứ 21 năm 2000 lên vị trí thứ 13 năm 2007 và vị trí thứ tư năm 2015.
Nhật Bản từng cùng với Trung Quốc và Mỹ nằm trong tốp ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, nhưng trong bảy tháng đầu năm nay đã rơi xuống vị trí thứ sáu. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang các nền kinh tế láng giềng trong thời gian này cũng đang gia tăng, nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều so với tốc độ của tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam, Hong Kong và Australia.
Australia công bố chiến lược nông nghiệp ưu tiên tại Việt Nam
Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Australia vừa chính thức công bố chiến lược về nông nghiệp của quốc gia này tại Việt Nam. Chiến lược này xác định các ưu tiên về kinh tế đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia và giúp tối ưu hóa các mối quan tâm chung.
Chiến lược nông nghiệp của Australia tại Việt Nam sẽ tập trung các ưu tiên về các hoạt động nông nghiệp như: Đổi mới sáng tạo trong hợp tác nghiên cứu, phát triển kỹ năng, hỗ trợ sáng tạo và khởi nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp và tăng cường hợp tác trong giới doanh nghiệp, phát triển công nghệ nông nghiệp. Đồng thời chiến lược này cũng tập trung phát triển kinh tế hợp tác thông qua việc tăng cường đầu tư, gia tăng mối quan hệ thương mại và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Chiến lược này cũng ưu tiên về vấn đề an ninh nguồn nước, quản lý rủi ro của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, bao trùm và các biện pháp khai thác hải sản bền vững.
Bê bối "trứng bẩn" tại châu Âu tiếp tục lan rộng ra ngoài khu vực
Bê bối "trứng bẩn" tại châu Âu tiếp tục lan rộng ra ngoài khu vực khi Đài Loan vừa thông báo phát hiện dư lượng lớn thuốc trừ sâu trong một số sản phẩm trứng gà.
Trong thông báo ngày 22-8, Cục Nông nghiệp Đài Loan cho biết, sau khi xét nghiệm các mẫu vật phẩm từ 45 trang trại sản xuất trứng gà, nhà chức trách đã tìm thấy thuốc trừ sâu Fipronil độc hại trong số trứng tại 3 trang trại. Tất cả số trứng nhiễm Fipronil sẽ bị cấm phân phối ra thị trường. Ngoài ra, nhà chức trách cũng sẽ tiến hành tiêu hủy số trứng của 3 trang trại nói trên hiện đang được bày bán tại các chợ và siêu thị.
Trước đó, vụ bê bối trứng nhiễm Fipronil cũng đã bùng phát tại Hàn Quốc hôm 14-8 vừa qua, sau khi giới chức nước này cho biết đã phát hiện một số trứng có chứa thuốc trừ sâu fipronil tại một trang trại nuôi 80.000 con gà mái ở Namyangju, phía Đông thủ đô Seoul. Kết quả thanh tra mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho thấy 49 nông trại đã sử dụng thuốc trừ sâu bất hợp pháp và hơn 624 triệu quả trứng được sản xuất và phân phối từ những trang trại này. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thu hồi và tiêu hủy toàn bộ số trứng nhiễm hóa chất trên.
Kể từ khi vụ bê bối "trứng bẩn" bị phanh phui hôm 01-8 vừa qua, hàng triệu quả trứng và các sản phẩm làm từ trứng đã đồng loạt bị rút khỏi kệ hàng tại các siêu thị châu Âu. Vụ việc trên được cho là bắt nguồn từ Hà Lan sau khi công ty Chickfriend của nước này sử dụng Fipronil tại các trang trại gia cầm để diệt bọ đỏ ký sinh trên gà.
Fipronil được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm thú y để diệt bọ chét, rận, bọ chó, nhưng bị Liên minh châu Âu (EU) cấm sử dụng cho các loại động vật chăn nuôi lấy thịt, như gà. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu sử dụng với số lượng lớn, loại hóa chất này có thể "gây nguy hiểm nhẹ" cho thận, gan và tuyến giáp.
Chủ tịch Fed phản đối việc dỡ bỏ các quy định kiểm soát ngân hàng
Chủ tịch Ngân hàng Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen ngày 25-8 nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống các quy định từng giúp Fed kiểm soát tốt tình hình sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Phát biểu tại cuộc họp báo trong khuôn khổ hội nghị chuyên đề thường niên các ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, bang Wyoming, bà Yellen cho biết Fed sẽ sớm công bố một số điều chỉnh về điều luật nhằm hỗ trợ các thiết chế tài chính. Trọng tâm là nới lỏng quy định với các ngân hàng nhỏ vốn không phải là "thủ phạm" gây ra khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên, bà Yellen phản đối nỗ lực của phe Cộng hòa, trong đó có cả cá nhân Tổng thống Donald Trump, nhằm loại bỏ Luật Dodd-Frank 2010 vì xem đây là mối đe dọa với kinh tế Mỹ.
Bà Yellen nhắc lại hệ thống tài chính của Mỹ toàn cầu mười năm trước đang ở “tình trạng nguy hiểm", căng thẳng tín dụng trầm trọng dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, buộc Chính phủ Mỹ phải đứng ra mua lại tập đoàn cho vay thế chấp Fannie Mae & Freddie Mac.
Bất chấp trợ giúp của chính quyền với ngân hàng, suy thoái chuyển sang đại khủng hoảng, khiến 9 triệu người Mỹ mất việc làm, hàng triệu người mất nhà cửa. Đạo luật Dodd-Frank ra đời đã tạo ra một hệ thống ngân hàng an toàn hơn rất nhiều, đặc biệt là với các ngân hàng thuộc diện buộc phải nâng vốn theo quy định. Theo Chủ tịch Fed, những quy định chặt chẽ hơn không gây hại cho tăng trưởng kinh tế, trái lại còn hỗ trợ nền kinh nhờ tạo ra hệ thống tài chính an toàn hơn.
Tại cuộc họp báo, người đứng đầu Fed không đưa ra đánh giá về thực trạng kinh tế Mỹ cũng như khả năng Mỹ điều chỉnh lãi suất thời gian tới. Giới đầu tư trước đó từng trông đợi, phát biểu của bà Yellen sẽ đưa ra một số tín hiệu về hướng điều hành của Fed trong vài tháng tới đây.
Đây có thể là lần cuối cùng bà Yellen xuất hiện ở Jackson Hole trên cương vị chủ tịch Fed. Bà Yellen sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 01-2018 và ông Trump từng tuyên bố đang xem xét người thay thế. Một ứng cử viên được nhắc tới là Gary Cohn, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia, cựu lãnh đạo điều hành tập đoàn Golman Sachs.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng bà Yellen sẽ được giữ lại, do xuất hiện rạn nứt tiềm ẩn giữa ông Cohn và Tổng thống Trump liên quan đến vụ tuần hành bạo lực của nhóm da trắng thượng đẳng ở Charlottesville, bang Virginia, mới đây./.
Thành phố Hồ Chí Minh tham gia xây dựng cộng đồng APEC  (29/08/2017)
APEC 2017: Khai mạc Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp APEC  (29/08/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay