Dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-Tây Ban Nha
21:04, ngày 26-05-2017
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa có chuyến thăm chính thức Tây Ban Nha từ ngày 23 đến ngày 25-5-2017 nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam và Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhân dịp này, Vụ trưởng Vụ châu Âu Lê Dũng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về kết quả và ý nghĩa của chuyến thăm, cũng như đánh giá về triển vọng quan hệ Việt Nam-Tây Ban Nha trong thời gian tới.
Về ý nghĩa chuyến thăm Tây Ban Nha lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Vụ trưởng Lê Dũng cho biết Tây Ban Nha là đối tác châu Âu quan trọng của Việt Nam, hai nước đã thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược năm 2009.
Chuyến thăm Tây Ban Nha lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nằm trong khuôn khổ chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược.
Quan hệ hợp tác giữa hai bên đang có những bước phát triển hết sức tích cực trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, văn hóa giáo dục, quốc phòng…
Tây Ban Nha hiện là bạn hàng lớn thứ 6 của Việt Nam tại châu Âu, với kim ngạch thương mại tăng nhanh, đạt gần 3 tỷ euro năm 2016. Gần 60.000 khách du lịch Tây Ban Nha đã đến Việt Nam năm 2016, tăng gấp đôi so với năm 2010.
Chính vì lý do đó, chuyến thăm của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đúng vào dịp 40 năm quan hệ hai nước làm tăng thêm ý nghĩa, là dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ hai bên trong những năm tới. Chính vì ý nghĩa đó, chuyến thăm đạt được kết quả rất quan trọng.
Thứ nhất, đó là tăng cường sự tin cậy chính trị. Kể cả Nhà vua và các lãnh đạo Tây Ban Nha cũng nhấn mạnh coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam.
Thứ hai, về kinh tế, hai bên ký được hai văn kiện quan trọng là Chương trình tài chính 5, mở đường cho các dự án hợp tác tới năm 2020 và Thỏa thuận về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, chuẩn bị cho sự ra đời của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư Việt Nam Tây Ban Nha đã củng cố thêm khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hai nước trong các lĩnh vực ưu tiên là hạ tầng, năng lượng tái tạo, môi trường, nông nghiệp công nghệ cao…
Thứ ba, về hợp tác trên diễn đàn đa phương, cả hai bên đều khẳng định đưa hợp tác hai bên tại các diễn đàn kinh tế, đa phương, nhất là ở Liên hợp quốc, tại ASEM, ASEAN-EU… lên một tầm cao mới, đặc biệt hai bên ủng hộ lẫn nhau, phối hợp lập trường của nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Đánh giá về triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước thời gian tới, Vụ trưởng Lê Dũng cho rằng hai nước có điều kiện để thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh trong thời gian tới.
Thứ nhất là quyết tâm chính trị hai bên rất cao, kể cả Nhà vua và lãnh đạo Tây Ban Nha cũng như cam kết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đối với việc thúc đẩy quan hệ hai bên đều rất lớn.
Thứ hai, hai bên ký được nhiều văn kiện quan trọng làm khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hai nước trong thời gian tới. Thứ ba, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ được ký kết và phê chuẩn thực thi vào cuối năm nay và đầu sang năm.
Hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD vào năm 2020. Đây là mục tiêu cao, nhưng phía Tây Ban Nha khẳng định với quyết tâm chính trị hai bên, với những môi trường đầu tư thuận lợi, cam kết của hai bên, cùng EVFTA, thì hai bên tin sẽ đạt được mục tiêu này.
Về quan hệ đầu tư, với Hiệp định tài chính 5, các nhà đầu tư của Tây Ban Nha sẽ vào Việt Nam mạnh mẽ hơn, chúng ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Tây Ban Nha vào làm ăn ở Việt Nam.
Trong đó có dự án tuyến đường sắt ngầm metro 5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là dự án hải đăng, nếu dự án này thành công, sẽ là cú hích lớn để các nhà đầu tư Tây Ban Nha vào Việt Nam.
Qua Diễn đàn doanh nghiệp lần này, đã có nhiều nhà đầu tư của Tây Ban Nha quan tâm đến thị trường Việt Nam trong những lĩnh vực nước bạn có thế mạnh như môi trường, cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo và đặc biệt về du lịch - điểm sáng trong quan hệ hai nước thời gian tới.
Tây Ban Nha cam kết chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý phát triển về du lịch, trong đó nước bạn sẵn sàng tham gia tư vấn cho Việt Nam để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch từ nay đến 2030.
Vụ trưởng Lê Dũng nhận định đây là những dấu hiệu tích cực và tin tưởng với quyết tâm chính trị của hai bên, với điều kiện EVFTA sắp đi vào thực hiện, quan hệ kinh tế thương mại hai nước sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, đáp ứng lợi ích của cả hai nước, góp phần vào thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tây Ban Nha./.
Về ý nghĩa chuyến thăm Tây Ban Nha lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Vụ trưởng Lê Dũng cho biết Tây Ban Nha là đối tác châu Âu quan trọng của Việt Nam, hai nước đã thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược năm 2009.
Chuyến thăm Tây Ban Nha lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nằm trong khuôn khổ chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược.
Quan hệ hợp tác giữa hai bên đang có những bước phát triển hết sức tích cực trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, văn hóa giáo dục, quốc phòng…
Tây Ban Nha hiện là bạn hàng lớn thứ 6 của Việt Nam tại châu Âu, với kim ngạch thương mại tăng nhanh, đạt gần 3 tỷ euro năm 2016. Gần 60.000 khách du lịch Tây Ban Nha đã đến Việt Nam năm 2016, tăng gấp đôi so với năm 2010.
Chính vì lý do đó, chuyến thăm của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đúng vào dịp 40 năm quan hệ hai nước làm tăng thêm ý nghĩa, là dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ hai bên trong những năm tới. Chính vì ý nghĩa đó, chuyến thăm đạt được kết quả rất quan trọng.
Thứ nhất, đó là tăng cường sự tin cậy chính trị. Kể cả Nhà vua và các lãnh đạo Tây Ban Nha cũng nhấn mạnh coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam.
Thứ hai, về kinh tế, hai bên ký được hai văn kiện quan trọng là Chương trình tài chính 5, mở đường cho các dự án hợp tác tới năm 2020 và Thỏa thuận về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, chuẩn bị cho sự ra đời của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư Việt Nam Tây Ban Nha đã củng cố thêm khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hai nước trong các lĩnh vực ưu tiên là hạ tầng, năng lượng tái tạo, môi trường, nông nghiệp công nghệ cao…
Thứ ba, về hợp tác trên diễn đàn đa phương, cả hai bên đều khẳng định đưa hợp tác hai bên tại các diễn đàn kinh tế, đa phương, nhất là ở Liên hợp quốc, tại ASEM, ASEAN-EU… lên một tầm cao mới, đặc biệt hai bên ủng hộ lẫn nhau, phối hợp lập trường của nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Đánh giá về triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước thời gian tới, Vụ trưởng Lê Dũng cho rằng hai nước có điều kiện để thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh trong thời gian tới.
Thứ nhất là quyết tâm chính trị hai bên rất cao, kể cả Nhà vua và lãnh đạo Tây Ban Nha cũng như cam kết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đối với việc thúc đẩy quan hệ hai bên đều rất lớn.
Thứ hai, hai bên ký được nhiều văn kiện quan trọng làm khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hai nước trong thời gian tới. Thứ ba, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ được ký kết và phê chuẩn thực thi vào cuối năm nay và đầu sang năm.
Hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD vào năm 2020. Đây là mục tiêu cao, nhưng phía Tây Ban Nha khẳng định với quyết tâm chính trị hai bên, với những môi trường đầu tư thuận lợi, cam kết của hai bên, cùng EVFTA, thì hai bên tin sẽ đạt được mục tiêu này.
Về quan hệ đầu tư, với Hiệp định tài chính 5, các nhà đầu tư của Tây Ban Nha sẽ vào Việt Nam mạnh mẽ hơn, chúng ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Tây Ban Nha vào làm ăn ở Việt Nam.
Trong đó có dự án tuyến đường sắt ngầm metro 5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là dự án hải đăng, nếu dự án này thành công, sẽ là cú hích lớn để các nhà đầu tư Tây Ban Nha vào Việt Nam.
Qua Diễn đàn doanh nghiệp lần này, đã có nhiều nhà đầu tư của Tây Ban Nha quan tâm đến thị trường Việt Nam trong những lĩnh vực nước bạn có thế mạnh như môi trường, cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo và đặc biệt về du lịch - điểm sáng trong quan hệ hai nước thời gian tới.
Tây Ban Nha cam kết chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý phát triển về du lịch, trong đó nước bạn sẵn sàng tham gia tư vấn cho Việt Nam để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch từ nay đến 2030.
Vụ trưởng Lê Dũng nhận định đây là những dấu hiệu tích cực và tin tưởng với quyết tâm chính trị của hai bên, với điều kiện EVFTA sắp đi vào thực hiện, quan hệ kinh tế thương mại hai nước sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, đáp ứng lợi ích của cả hai nước, góp phần vào thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tây Ban Nha./.
Binh chủng Tăng thiết giáp tập huấn công tác tham mưu tác chiến năm 2017  (26/05/2017)
Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2016: Đề tài của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt giải 3  (26/05/2017)
Hội thảo khoa học kỹ thuật kỷ niệm 10 năm ngày thành lậpTổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí  (26/05/2017)
Hội thảo khoa học “Xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay”  (26/05/2017)
Khởi động Chương trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam  (26/05/2017)
Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức  (26/05/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay