Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16-11 đến ngày 22-11-2009)
1. Số người thiếu ăn chiếm 1/6 dân số toàn cầu
Từ ngày 16 đến ngày 18-11-2009, hơn 60 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ cùng các bộ trưởng nông nghiệp và các quan chức khác đã tới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về an ninh lương thực tại Rôm (I-ta-li-a) với nội dung chủ yếu là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và chống đói nghèo. Tổ chức Lương - Nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết, trong 2 năm qua, số người thiếu ăn trên thế giới đã tăng từ 830 triệu lên 1,02 tỉ người, chiếm 1/6 dân số toàn cầu. Hiện có 31 nước bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước châu Phi có tới 300 triệu người, tức là khoảng 1/3 dân số của châu lục này, thường xuyên bị thiếu ăn. Theo FAO, ước tính trong 40 năm tới, dân số thế giới sẽ tăng lên 9,1 tỉ người, và sản lượng lương thực của toàn cầu vào năm 2050 cần tăng khoảng 70% so với mức hiện nay mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai.
2. Gru-di-a đã đưa quân tới Áp-ga-ni-xtan
Ngày 16-11-2009, Gru-di-a đưa 173 binh lính tới Áp-ga-ni-xtan. Đây là nhóm binh lính đầu tiên của Gru-di-a được đưa tới Áp-ga-ni-xtan nhằm hỗ trợ cho NATO. Những binh lính này được đưa tới phục vụ trong khu vực đang có binh lính Pháp hoạt động. Dự kiến nhóm binh lính Gru-di-a thứ hai sẽ được đưa tới Áp-ga-ni-xtan vào tháng 2 năm sau và sẽ tập trung tại khu vực chịu trách nhiệm của Mỹ. Đây được xem là một hoạt động quan trọng của Gru-di-a nhằm bảo đảm cho quá trình gia nhập NATO của nước này. Trước kia, Gru-di-a cũng đã gửi binh lính của mình tham chiến tại I-rắc để ủng hộ quân đội Mỹ. Việc tham gia của Gru-di-a tại Áp-ga-ni-xtan được lên kế hoạch từ năm 2008 nhưng bị hoãn lại do cuộc chiến ở Nam Ô-xê-ti-a hồi năm ngoái.
3. Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về chống tội phạm
Ngày 17-11-2009, tại thành phố Xiêm Riệp (Cam-pu-chia) đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN lần thứ 7 và Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) về chống tội phạm xuyên quốc gia. Tại hội nghị này, các bộ trưởng tập trung thảo luận và thông qua Thông cáo chung, trong đó nêu rõ quyết tâm của các nước ASEAN trong thực hiện các biện pháp nhằm góp phần thực hiện thành công Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN và hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Sự phát triển của mỗi nước trong khu vực liên quan chặt chẽ tới hòa bình và an ninh của toàn khu vực. Vì thế, việc ngăn chặn và phòng, chống các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia là trách nhiệm chung của các nước trong khu vực.
4. Dưới 50% số người Mỹ ủng hộ Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma
Ngày 18-11-2009, trường Đại học Quinnipiac (Mỹ) đã công bố kết quả thăm dò dư luận trên toàn quốc, theo đó, chỉ có 48% số người được hỏi tán thành cách thức điều hành đất nước của Tổng thống B. Ô-ba-ma. Trong khi đó, các ý kiến phản đối chiếm tới 42%. Về cuộc chiến của Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan, chỉ có 38% ý kiến ủng hộ các sách lược của chính quyền Tổng thống B. Ô-ba-ma. Trong vấn đề có nên điều thêm binh lính tới chiến trường này hay không, có 47% số người cho rằng, tăng quân là cần thiết, trong khi tỷ lệ phản đối là 42%. Ngoài ra, 37% ý kiến đánh giá rằng mục tiêu quan trọng của Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan là thiết lập một chính phủ dân chủ ổn định, trong khi 65% số người cho rằng, ngăn chặn các nguy cơ khủng bố mới là nhiệm vụ hàng đầu. Theo kết quả này, lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống B. Ô-ba-ma giảm xuống dưới mức 50%.
5. I-ran không chấp nhận gửi u-ra-ni-um ra nước ngoài
Ngày 18-11-2009, Ngoại trưởng I-ran Ma-nô-chê Mốt-ta-ki (Manouchehr Mottaki) tuyên bố, Tê-hê-ran loại trừ khả năng gửi u-ra-ni-um được làm giàu ở cấp độ thấp ra nước ngoài, nhưng sẽ xem xét khả năng hoán đổi nhiên liệu đồng thời ở bên trong nước này. Ngoại trưởng I-ran Mốt-ta-ki cho rằng, đề xuất của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) yêu cầu I-ran chuyển phần lớn số u-ra-ni-um làm giàu ở cấp độ thấp của nước này sang Nga để tiếp tục làm giàu, sau đó sẽ được Pháp chuyển thành nhiên liệu cho lò phản ứng nghiên cứu ở Tê-hê-ran là không khả thi. Sau khi xem xét từ góc độ kinh tế và kỹ thuật, I-ran không chấp nhận đề xuất này. Ông Mốt-ta-ki khẳng định, nước này sẵn sàng tiếp tục thương lượng với các cường quốc về vấn đề bảo đảm nhiên liệu cho lò phản ứng nghiên cứu của mình. Cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên đã diễn ra tại Viên (Áo) ngày 19-10-2009.
6. Chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma tới châu Á
Ngày 19-11-2009, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma đã kết thúc chuyến thăm 4 nước châu Á gồm Nhật Bản, Xin-ga-po, Trung Quốc và Hàn quốc. Trong chuyến thăm này, Tổng thống B. Ô-ba-ma mong muốn củng cố quan hệ đồng minh truyền thống Mỹ - Nhật, mở rộng mối quan hệ hợp tác và thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc, bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và củng cố liên minh Mỹ - Hàn... Trong bối cảnh châu Á đang trở thành trung tâm phát triển nhanh và năng động nhất thế giới, còn ảnh hưởng của Mỹ đang suy giảm tại nhiều nơi trên hành tinh, thì chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma kéo dài tới 10 ngày, kết hợp với tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 17 tại Xin-ga-po không chỉ khẳng định và nhấn mạnh cam kết của Oa-sinh-tơn đối với khu vực nói chung mà còn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống với các đồng minh chiến lược, tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng. Tuy nhiên, trong cuộc gặp Tổng thống B. Ô-ba-ma đang ở thăm Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết, Trung Quốc không nhất trí với ý tưởng thiết lập G2 (gồm Trung Quốc và Mỹ).
7. Thủ tướng Bỉ làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu
Ngày 19-11-2009, Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn tất việc bầu chọn một số chức vụ chủ chốt theo quy định của Hiệp ước Li-xbon. Thủ tướng Bỉ Héc-man Van Rôm-puy (Herman Van Rompuy), 62 tuổi, đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu và chính thức nhậm chức kể từ ngày 1-1-2010. Bà Ca-tơ-rin Át-xtôn (Catherine Ashton), 53 tuổi, hiện là Ủy viên Hội đồng châu Âu phụ trách thương mại, được giao đảm nhận vị trí Đại diện cấp cao về đối ngoại của EU. Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Van Rôm-puy khẳng định: “Tôi không đề nghị đảm nhận chức vụ cao quý này và cũng không thực hiện những bước đi để vận động. Nhưng kể từ tối hôm nay, tôi sẽ đảm nhận vị trí này bằng niềm tin và nhiệt huyết”. Theo Hiệp ước Li-xbon, Chủ tịch Hội đồng châu Âu có nhiệm kỳ 2 năm rưỡi và là người có vai trò khá quan trọng, bởi đây là người chủ trì các hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu, nơi quyết định các ưu tiên chính sách lớn của EU. Chủ tịch Hội đồng châu Âu cũng là người đại diện cho EU tại các hội nghị quốc tế.
8. Nhóm P5+1 họp bàn vấn đề hạt nhân I-ran
Ngày 20-11-2009, tại Brúc-xen (Bỉ), Nhóm P5+1 (gồm 5 nước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) đã họp để thảo luận về các biện pháp có thể áp dụng đối với I-ran, sau khi nước này từ chối ngừng chương trình làm giàu hạt nhân. Trong buổi họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc ở thủ đô Xơ-un, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma cảnh báo những hậu quả mà I-ran có thể phải hứng chịu và cho biết, Mỹ đã bắt đầu tham vấn các đồng minh về những biện pháp trừng phạt mới đối với I-ran. Theo đó, nhiều khả năng, trong vài tuần tới, Mỹ và các đồng minh có thể đưa ra gói biện pháp trừng phạt mới và những bước đi có thể thực hiện, nhằm chuyển một thông điệp rõ ràng đến I-ran. Về phần mình, Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát ngày 19-11 yêu cầu các cường quốc tôn trọng I-ran, chấm dứt phong tỏa tài sản của nước này nếu muốn tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến I-ran. Ngoại trưởng I-ran Mốt-ta-ki khẳng định, I-ran sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận, nhưng với điều kiện hoạt động trao đổi u-ra-ni-um đã được làm giàu để lấy nhiên liệu hạt nhân phải diễn ra tại I-ran.
9. Nhật Bản tìm thấy tài liệu liên quan đến hiệp ước hạt nhân bí mật với Mỹ
Ngày 21-11-2009, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo đã tìm thấy các tài liệu chứng minh sự tồn tại của hiệp ước hạt nhân bí mật giữa Tô-ky-ô và Oa-sinh-tơn, theo đó, cho phép Mỹ vận chuyển vũ khí hạt nhân ra vào lãnh thổ Nhật Bản. Báo chí Nhật Bản dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao cho biết, nhóm công tác gồm 15 người, do Ủy viên Hội đồng thư ký thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Mi-chư-rư Ki-ta-nô đứng đầu, đã tìm thấy những tài liệu này trong một cuộc điều tra kho lưu trữ hồ sơ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Dự kiến, Ngoại trưởng Nhật Bản C.Ô-ca-đa sẽ thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia để thẩm định tính xác thực của hồ sơ trên trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng của Chính phủ về việc các hiệp ước bí mật này có thực hay không. Nếu có thực, hiệp ước hạt nhân bí mật này đã vi phạm 3 nguyên tắc phi hạt nhân của Nhật Bản gồm cấm sở hữu, sản xuất hoặc cho phép vận chuyển vũ khí hạt nhân qua lãnh thổ nước này.
10. Dân số châu Phi đã vượt ngưỡng 1 tỉ người
Thông cáo số 27 Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (23/11/2009)
Thông cáo số 26 Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (22/11/2009)
Khai mạc trọng thể Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất  (22/11/2009)
Thông cáo số 25 Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (20/11/2009)
Đối phó với một thế giới đang biến đổi  (20/11/2009)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên