Chính sách Ánh dương đang trở lại
TCCSĐT - Những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên gần đây đang làm dấy lên hy vọng ấm lại quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc. Sau những căng thẳng khiến đối thoại liên Triều lâm vào bế tắc, cả Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều tỏ thái độ hoà dịu hơn tuy vẫn còn hết sức thận trọng.
“Cuộc gặp gỡ của chúng tôi tự nó đã nói lên rằng chúng tôi đang tiến đến việc nối lại các cuộc đối thoại” - Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hyun In Taek đã nói như vậy sau cuộc gặp kín kéo dài 80 phút với người đương nhiệm của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (CHDCND) Triều Tiên Kim Yang Gon nhân chuyến viếng tang cố Tổng thống Kim Tề Chung ngày 22-7. Ông Kim Yang Gon cũng cho biết, ông “cảm thấy nhu cầu phải cải thiện quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam”.
Cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc cũng đã có cuộc tiếp xã giao với phái đoàn CHDCND Triều Tiên sang viếng tang. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa CHDCND Tiều Tiên với Hàn Quốc kể từ khi Tổng thống Li Miêng Pắc lên nắm quyền vào năm ngoái. Chủ trương cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên của ông đã kích hoạt cơ chế “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại” trong quan hệ giữa hai miền, dẫn tới hàng loạt các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, khiến tình hình Đông Bắc Á trở nên căng thẳng và hoàn toàn bế tắc.
Sự bất lực của cộng đồng quốc tế trước quyết tâm thực hiện chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên khiến người ta hiểu rằng, chính sách Ánh dương do Tổng thống Kim Tề Chung khởi động từ năm 1998 là giải pháp duy nhất đúng đối với bán đảo Triều Tiên và những cử chỉ “mềm” hơn bắt đầu được thực hiện. Cuối tháng 7, cựu Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn đã có cuộc viếng thăm Bình Nhưỡng để “giải cứu” hai nữ nhà báo Mỹ bị kết án tù với tội danh gián điệp. Theo chân Bin Clin-tơn, đầu tháng 8, Chủ tịch Công ty Huyndai Asan, bà Hyun Jeong Eun, cũng đã có mặt tại Bình Nhưỡng và kết quả là một công nhân của bà được phóng thích sau 137 ngày bị giam giữ vì tội nói xấu chế độ và kích động công dân CHDCND Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc.
Thái độ hoà giải của CHDCND Triều Tiên không chỉ dừng lại ở đó. Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, bắt đầu từ tháng 7, các phương tiện thông tin đại chúng của CHDCND Triều Tiên đã bớt công kích Hàn Quốc rất nhiều. Số tin, bài chỉ trích Hàn Quốc đã giảm từ 454 tin, bài trong tháng 6 xuống còn 275 tin, bài trong tháng 7, tức là giảm gần hai lần. CHDCND Triều Tiên cũng đã quyết định mở lại tuyến đường bộ qua giới tuyến và nối lại đường dây nóng tìm người thân giữa hai miền. Đặc biệt, một phái đoàn chính thức của CHDCND Triều Tiên do ông Kim Ki Nam, một quan chức cao cấp và thân cận với Chủ tịch Kim Chính Nhật, dẫn đầu, đã tới Xơ-un viếng tang cố Tổng thống Kim Tề Chung.
Sau một năm đối đầu, chính sách “cứng” của Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc tỏ ra không hiệu quả. CHDCND Triều Tiên đang chìa bàn tay hoà giải với Hàn Quốc và cuộc gặp cấp bộ trưởng vừa diễn ra cho thấy Hàn Quốc đã quyết định nắm lấy bàn tay đó. Thật bất ngờ, cái chết của cựu Tổng thống Kim Tề Chung, tác giả của chính sách Ánh dương, lại tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho chính sách đó tái khởi động./.
20 năm hợp tác hiệu quả giữa dệt kim Đông Xuân - Sanshin-Katakura  (24/08/2009)
20 năm hợp tác hiệu quả giữa Dệt kim Đông Xuân - Sashin - Katakura  (24/08/2009)
Nga và Vê-nê-du-ê-la tăng cường hợp tác  (23/08/2009)
Nga và Vê-nê-du-ê-la tăng cường hợp tác  (23/08/2009)
Đồng Tháp kêu gọi đầu tư và tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội  (23/08/2009)
“Bác đi... Di chúc giục lòng ta”  (23/08/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm