Đồng Tháp kêu gọi đầu tư và tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội
Ngày 22-8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị: “Xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội Đồng Tháp năm 2009”. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Đến dự có đại diện lãnh đạo của hơn 300 doanh nghiệp trên địa bàn cả nước, trong đó có các tập đoàn, các tổng công ty lớn đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Hội nghị là dịp để các nhà đầu tư tìm hiểu về những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Đồng Tháp, đồng thời Đồng Tháp giới thiệu những chính sách ưu đãi, những cơ chế thuận lợi nhất nhằm thu hút hơn nữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh.
Đồng Tháp là tỉnh được đánh giá có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những tỉnh dẫn đầu về sản lượng lương thực của cả nước. Thế mạnh của Đồng Tháp là kinh tế nông nghiệp gắn với chế biến nông - thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp… Hiện Đồng Tháp có 337,4 ngàn ha đất phù sa để phát triển cây lúa, cây ăn trái; 5.000 ha mặt nước nuôi thủy sản.
Cơ cấu kinh tế của Đồng Tháp đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế đạt 16,56%, cao nhất trong vòng 10 năm. Trong đó, nông nghiệp tăng 6,81%, công nghiệp - xây dựng tăng 38,28%, dịch vụ tăng 19,14%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 489 triệu USD; riêng xuất khẩu thủy sản đạt 230 triệu USD.
Môi trường đầu tư của Đồng Tháp luôn thông thoáng, thuận lợi; những năm gần đây càng rộng mở hơn để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư. Tỉnh đã lập xong quy hoạch 3 khu công nghiệp với tổng diện tích 930 ha. Ủy ban nhân dân tỉnh đã giới thiệu 55 dự án cần đầu tư trong năm 2009 thuộc nhiều lĩnh vực với tổng nhu cầu vốn gần 4.000 tỉ đồng, đồng thời mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
Tuy vậy, vốn là tỉnh nông nghiệp, phần đông người dân làm nghề nông nên đời sống của không ít gia đình ở Đồng Tháp còn gặp nhiều khó khăn. Tại hội nghị này, ngoài việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, Đồng Tháp cũng đề cập đến vấn đề tiếp tục tập trung giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, giúp đỡ những hộ nghèo…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng ghi nhận những thành tựu về kinh tế, xã hội mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đạt được trong những năm qua, góp phần chung tay cùng Chính phủ đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn.
Chỉ số cạnh tranh đứng thứ 5 trên cả nước là một minh chứng cho sự nỗ lực của Đồng Tháp trong thời hội nhập.
Tiềm năng lớn nhất của Đồng Tháp là nguồn lực lao động, bởi vậy, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực hơn nữa, để không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của Đồng Tháp, của đồng bằng sông Cửu Long, mà còn cung cấp cho thị trường lao động cả nước và thị trường lao động quốc tế. Cần đẩy mạnh kết nối thị trường Đồng Tháp với thị trường cả nước và thị trường nước ngoài để gia tăng giá trị sản lượng hàng hóa nông nghiệp. Với thế mạnh du lịch, Đồng Tháp phải phấn đấu trở thành trọng điểm vùng du lịch sinh thái, phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao. Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu khoa học…
Về vấn đề an sinh xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu Đồng Tháp cần quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn, thiết thực và hiệu quả hơn. Cả tỉnh Đồng Tháp hiện còn 11.000 nhà tạm cần phải xóa; Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần, còn lại là sự góp sức của các doanh nghiệp, địa phương và bản thân người dân tự lo. Các doanh nghiệp trên cả nước cùng chung tay với Đồng Tháp giải quyết các vấn đề an sinh xã hội là nghĩa cử rất tốt đẹp, thể hiện nét đẹp trong văn hóa doanh nhân Việt Nam.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đồng Tháp phải là điểm đến của các nhà đầu tư, đồng thời tin tưởng, sự chung sức của toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Tháp, sự hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp sẽ góp phần giúp Đồng Tháp vượt qua mọi khó khăn, từng bước phát triển bền vững.
Cũng tại Hội nghị, đã có 8 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào tỉnh với tổng vốn gần 3.500 tỉ đồng./.
“Bác đi... Di chúc giục lòng ta”  (23/08/2009)
Quan hệ Trung - Ấn: Câu chuyện về hai người khổng lồ châu Á  (23/08/2009)
Quan hệ Trung - Ấn: Câu chuyện về hai người khổng lồ châu Á  (23/08/2009)
Kỳ họp thứ 9 Hội đồng Lý luận Trung ương: Góp phần xây dựng hệ thống lý thuyết phát triển cho Việt Nam và của Việt Nam  (21/08/2009)
Chiến lược đại đoàn kết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (21/08/2009)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên