Những vấn đề ẩn sâu trong việc Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng với Ấn Độ
18:08, ngày 13-06-2012
TCCSĐT - Trong hai ngày 5 và 6-6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm Ấn Độ. Bộ trưởng L.Panetta đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng AK. Antony và Cố vấn An ninh quốc gia Shiv Shankar Menon. Hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là các bước đi cụ thể nhằm tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng giữa hai nước. Nhiều nội dung quan trọng được dư luận quốc tế và khu vực quan tâm.
Khâu yếu trong quan hệ đối tác mới
Theo đánh giá của Bộ Ngoại giao Mỹ, Chính phủ nước này đã thành công trong việc mở rộng, củng cố và thắt chặt quan hệ với các đồng minh, đối tác mới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, qua đó giúp Mỹ tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine. Đặc biệt là với Australia qua chuyến thăm của Tổng thống B.Obama hồi tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã gặt hái được thành công lớn khi Australia quyết định cho phép Mỹ tăng cường sự hiện diện lực lượng quân sự tại quốc gia này.
Tuy nhiên, so với các đồng minh thì hợp tác giữa Mỹ với các đối tác mới trong khu vực vẫn ở mức hạn chế và còn nhiều trở ngại, đặc biệt là với Ấn Độ. Giới chức Mỹ cho rằng, “xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ” sẽ giúp Mỹ đẩy nhanh chiến lược can dự vào khu vực; giải quyết được một phần khó khăn về kinh tế ở trong nước, đồng thời giúp Mỹ kiềm chế, ngăn chặn sự cạnh tranh chiến lược của một số nước trong khu vực đối với Mỹ. Do đó, để thúc đẩy mối quan hệ với Ấn Độ, Tổng thống B.Obama đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Thương mại Mỹ… đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác Mỹ-Ấn, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, để tìm ra giải pháp mới nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự giữa hai bên.
Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS), tuy quan hệ đối tác Mỹ-Ấn ngày càng có chiều hướng phát triển, song “trên lĩnh vực quốc phòng mới chỉ dừng ở mức tạo dựng và cải thiện lòng tin”. Phía Ấn Độ đã thống nhất với Mỹ trong việc xác định những thách thức chiến lược lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thách thức chung của hai nước, nhưng chưa sẵn sàng phát triển những cách tiếp cận chung trong giải quyết những thách thức này. Vì thế, chuyến thăm lần này của ông L.Panetta là tạo dựng lòng tin và “xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ”.
Mấu chốt trong chiến lược trở lại châu Á
Để thúc đẩy chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, một trong những giải pháp mà Mỹ rất chú trọng là thắt chặt quan hệ, lôi kéo và khuyến khích các đồng minh, đối tác mới tham gia vào các liên minh chiến lược do Mỹ dẫn dắt để cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích. Qua đó giúp Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực.
Ông L.Panetta cho rằng, việc Ấn Ðộ tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ sẽ giúp quốc gia này đóng một vai trò lớn hơn ở châu Á. Hai nước cũng thảo luận về việc gia tăng thương mại quốc phòng và kế hoạch tiến hành thêm các cuộc diễn tập quân sự hằng năm. Ông L.Panetta nói: “Ðặc biệt, chúng ta sẽ mở rộng các quan hệ quân sự và sự hiện diện tại vòng cung trải từ Tây Thái Bình Dương sang Ðông Á đến vùng Ấn Ðộ Dương và Nam Á. Hợp tác quốc phòng với Ấn Ðộ - là một mấu chốt của chính sách này. Ấn Ðộ là một trong các nước lớn trong vùng và vì lý do đó, với một trong những quân đội có nhiều khả năng nhất, Ấn Ðộ cũng có chung với Mỹ một tập hợp các nguyên tắc giúp duy trì an ninh quốc tế.”
Trong các cuộc thảo luận, hai bên đã đề cập đến mối lo ngại của Ấn Độ về tình hình an ninh nổi lên sau khi NATO rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014 cũng như những vấn đề liên quan đến Pakistan. Bộ trưởng L.Panetta nhận định: “Pakistan là một mối quan hệ phức tạp, phức tạp cho cả hai nước chúng ta, nhưng lại là một mối quan hệ chúng ta cần phải cố gắng cải thiện”. Bộ trưởng L.Panetta mong muốn Ấn Ðộ đi xa hơn trong việc tái thiết kinh tế tại Afghanistan và hỗ trợ công cuộc huấn luyện quân đội và cảnh sát Afghanistan khi lực lượng quốc tế triệt thoái khỏi đây. Ông L.Panetta tuyên bố cả Ấn Ðộ và Mỹ cần phải khắc phục các bất đồng sâu xa với Pakistan để mang lại hòa bình cho khu vực Nam Á. Ngoài những vấn đề trên, hai bên cũng bàn các biện pháp tăng cường hợp tác quân sự song phương, thảo luận về kế hoạch của Mỹ chuyển phần lớn hạm đội hải quân, trong đó có 6 tàu sân bay, tới khu vực Thái Bình Dương vào năm 2020 như một phần của chiến lược mới tập trung vào châu Á.
Ông L.Panetta cho biết, Mỹ đã cam kết dành cho quân lực Ấn Ðộ các khả năng mang tầm vóc thế giới và đã bán thiết bị quân sự cho Ấn Ðộ trị giá trên 8 tỉ USD trong thập niên vừa qua. Và quân đội hai nước đã cùng hợp tác chống hải tặc và khủng bố, vì vậy nên tiếp tục phối hợp lực lượng để chống lại “các mối đe dọa phức tạp hơn” trong tương lai.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Panetta nhằm mục đích nêu bật vai trò của Ấn Ðộ như một đối trọng tại khu vực, nhưng cũng nhấn mạnh khả năng Mỹ sẽ tìm cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc khi ông nói rằng: “Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc thịnh vượng và thành đạt hơn”.
Thúc đẩy quan hệ đồng minh quân sự
Theo các chiến lược gia quân sự thì quan trọng nhất với Mỹ lúc này là thực hiện các bước đi nhằm xây dựng “niềm tin, sự tín nhiệm bền vững như một mối quan hệ đối tác từ phía Ấn Độ đối với Mỹ”. Cụ thể, Mỹ phải làm thay đổi tư duy của Ấn Độ từ “tự trị chiến lược” sang quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ. Mỹ cũng cần khai thác sự hợp tác chiến lược và chiến thuật gần gũi, bắt đầu từ các vấn đề an ninh xuyên quốc gia, sau đó phát triển lên các vấn đề sâu sắc hơn như: việc giám sát các kế hoạch viễn chinh trên biển, tác chiến chống tàu ngầm và thống nhất các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trên thực tế, thông qua liên minh với Ấn Độ, Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách và có những nhượng bộ nhất định như: thay đổi các quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và cấp giấy phép cho các thủ tục nhằm mở ra nhiều cơ hội cùng nghiên cứu, sản xuất và phát triển các dự án quân sự với Ấn Độ, đồng thời lôi kéo 3 quân chủng Hải–Lục–Không quân của Ấn Độ tham gia đối thoại với các quân chủng tương ứng của Mỹ, nhằm xây dựng lòng tin, khả năng phối hợp tác chiến, qua đó xây dựng các kế hoạch tác chiến chung.
Hiện hai bên đã thống nhất mở rộng các cuộc diễn tập quân sự chung, tăng cường thương mại quốc phòng, hướng đến thành lập một tổ hợp nghiên cứu, sản xuất buôn bán vũ khí. Điều này đã mở đường cho Bộ Quốc phòng Mỹ thúc đẩy khả năng cung cấp, bán vũ khí cho Ấn Độ trong tương lai và lôi kéo Ấn Độ tham gia các cuộc tập trận đa phương trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, để thúc đẩy hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn, Mỹ cũng chủ trương lấy hợp tác hải quân làm “ngọn cờ đầu” và đang tiến đến thúc đẩy hợp tác không quân giữa hai nước./.
Theo đánh giá của Bộ Ngoại giao Mỹ, Chính phủ nước này đã thành công trong việc mở rộng, củng cố và thắt chặt quan hệ với các đồng minh, đối tác mới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, qua đó giúp Mỹ tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine. Đặc biệt là với Australia qua chuyến thăm của Tổng thống B.Obama hồi tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã gặt hái được thành công lớn khi Australia quyết định cho phép Mỹ tăng cường sự hiện diện lực lượng quân sự tại quốc gia này.
Tuy nhiên, so với các đồng minh thì hợp tác giữa Mỹ với các đối tác mới trong khu vực vẫn ở mức hạn chế và còn nhiều trở ngại, đặc biệt là với Ấn Độ. Giới chức Mỹ cho rằng, “xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ” sẽ giúp Mỹ đẩy nhanh chiến lược can dự vào khu vực; giải quyết được một phần khó khăn về kinh tế ở trong nước, đồng thời giúp Mỹ kiềm chế, ngăn chặn sự cạnh tranh chiến lược của một số nước trong khu vực đối với Mỹ. Do đó, để thúc đẩy mối quan hệ với Ấn Độ, Tổng thống B.Obama đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Thương mại Mỹ… đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác Mỹ-Ấn, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, để tìm ra giải pháp mới nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự giữa hai bên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (giữa) cùng đi với Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ A. K. Antony (trái) đến Bộ Quốc phòng ở New Delhi |
Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS), tuy quan hệ đối tác Mỹ-Ấn ngày càng có chiều hướng phát triển, song “trên lĩnh vực quốc phòng mới chỉ dừng ở mức tạo dựng và cải thiện lòng tin”. Phía Ấn Độ đã thống nhất với Mỹ trong việc xác định những thách thức chiến lược lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thách thức chung của hai nước, nhưng chưa sẵn sàng phát triển những cách tiếp cận chung trong giải quyết những thách thức này. Vì thế, chuyến thăm lần này của ông L.Panetta là tạo dựng lòng tin và “xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ”.
Mấu chốt trong chiến lược trở lại châu Á
Để thúc đẩy chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, một trong những giải pháp mà Mỹ rất chú trọng là thắt chặt quan hệ, lôi kéo và khuyến khích các đồng minh, đối tác mới tham gia vào các liên minh chiến lược do Mỹ dẫn dắt để cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích. Qua đó giúp Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực.
Ông L.Panetta cho rằng, việc Ấn Ðộ tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ sẽ giúp quốc gia này đóng một vai trò lớn hơn ở châu Á. Hai nước cũng thảo luận về việc gia tăng thương mại quốc phòng và kế hoạch tiến hành thêm các cuộc diễn tập quân sự hằng năm. Ông L.Panetta nói: “Ðặc biệt, chúng ta sẽ mở rộng các quan hệ quân sự và sự hiện diện tại vòng cung trải từ Tây Thái Bình Dương sang Ðông Á đến vùng Ấn Ðộ Dương và Nam Á. Hợp tác quốc phòng với Ấn Ðộ - là một mấu chốt của chính sách này. Ấn Ðộ là một trong các nước lớn trong vùng và vì lý do đó, với một trong những quân đội có nhiều khả năng nhất, Ấn Ðộ cũng có chung với Mỹ một tập hợp các nguyên tắc giúp duy trì an ninh quốc tế.”
Trong các cuộc thảo luận, hai bên đã đề cập đến mối lo ngại của Ấn Độ về tình hình an ninh nổi lên sau khi NATO rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014 cũng như những vấn đề liên quan đến Pakistan. Bộ trưởng L.Panetta nhận định: “Pakistan là một mối quan hệ phức tạp, phức tạp cho cả hai nước chúng ta, nhưng lại là một mối quan hệ chúng ta cần phải cố gắng cải thiện”. Bộ trưởng L.Panetta mong muốn Ấn Ðộ đi xa hơn trong việc tái thiết kinh tế tại Afghanistan và hỗ trợ công cuộc huấn luyện quân đội và cảnh sát Afghanistan khi lực lượng quốc tế triệt thoái khỏi đây. Ông L.Panetta tuyên bố cả Ấn Ðộ và Mỹ cần phải khắc phục các bất đồng sâu xa với Pakistan để mang lại hòa bình cho khu vực Nam Á. Ngoài những vấn đề trên, hai bên cũng bàn các biện pháp tăng cường hợp tác quân sự song phương, thảo luận về kế hoạch của Mỹ chuyển phần lớn hạm đội hải quân, trong đó có 6 tàu sân bay, tới khu vực Thái Bình Dương vào năm 2020 như một phần của chiến lược mới tập trung vào châu Á.
Ông L.Panetta cho biết, Mỹ đã cam kết dành cho quân lực Ấn Ðộ các khả năng mang tầm vóc thế giới và đã bán thiết bị quân sự cho Ấn Ðộ trị giá trên 8 tỉ USD trong thập niên vừa qua. Và quân đội hai nước đã cùng hợp tác chống hải tặc và khủng bố, vì vậy nên tiếp tục phối hợp lực lượng để chống lại “các mối đe dọa phức tạp hơn” trong tương lai.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Panetta nhằm mục đích nêu bật vai trò của Ấn Ðộ như một đối trọng tại khu vực, nhưng cũng nhấn mạnh khả năng Mỹ sẽ tìm cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc khi ông nói rằng: “Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc thịnh vượng và thành đạt hơn”.
Thúc đẩy quan hệ đồng minh quân sự
Theo các chiến lược gia quân sự thì quan trọng nhất với Mỹ lúc này là thực hiện các bước đi nhằm xây dựng “niềm tin, sự tín nhiệm bền vững như một mối quan hệ đối tác từ phía Ấn Độ đối với Mỹ”. Cụ thể, Mỹ phải làm thay đổi tư duy của Ấn Độ từ “tự trị chiến lược” sang quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ. Mỹ cũng cần khai thác sự hợp tác chiến lược và chiến thuật gần gũi, bắt đầu từ các vấn đề an ninh xuyên quốc gia, sau đó phát triển lên các vấn đề sâu sắc hơn như: việc giám sát các kế hoạch viễn chinh trên biển, tác chiến chống tàu ngầm và thống nhất các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trên thực tế, thông qua liên minh với Ấn Độ, Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách và có những nhượng bộ nhất định như: thay đổi các quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và cấp giấy phép cho các thủ tục nhằm mở ra nhiều cơ hội cùng nghiên cứu, sản xuất và phát triển các dự án quân sự với Ấn Độ, đồng thời lôi kéo 3 quân chủng Hải–Lục–Không quân của Ấn Độ tham gia đối thoại với các quân chủng tương ứng của Mỹ, nhằm xây dựng lòng tin, khả năng phối hợp tác chiến, qua đó xây dựng các kế hoạch tác chiến chung.
Hiện hai bên đã thống nhất mở rộng các cuộc diễn tập quân sự chung, tăng cường thương mại quốc phòng, hướng đến thành lập một tổ hợp nghiên cứu, sản xuất buôn bán vũ khí. Điều này đã mở đường cho Bộ Quốc phòng Mỹ thúc đẩy khả năng cung cấp, bán vũ khí cho Ấn Độ trong tương lai và lôi kéo Ấn Độ tham gia các cuộc tập trận đa phương trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, để thúc đẩy hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn, Mỹ cũng chủ trương lấy hợp tác hải quân làm “ngọn cờ đầu” và đang tiến đến thúc đẩy hợp tác không quân giữa hai nước./.
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012: “Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững” (13/06/2012)
Tạo chuyển biến mạnh trong học tập gương Bác Hồ (13/06/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên