Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012: “Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững”
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Trưởng Ban Chỉ đạo MDEC - Tiền Giang 2012, chủ trì hội nghị, cho biết: “MDEC - Tiền Giang 2012 có chủ đề “Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững”. Diễn đàn năm nay nhằm tìm ra những giải pháp, đề xuất những sáng kiến để khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp các địa phương, giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng trong bối cảnh ứng phó với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và kinh tế thế giới”. Các hoạt động của diễn đàn hướng đến mục tiêu nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng những mô hình liên kết giữa các nông hộ, tạo nên những tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, làm ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao; tăng cường mối liên kết giữa các bộ, ngành trung ương, các tổ chức quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm gia tăng các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp ĐBSCL.
Theo kế hoạch, “MDEC - Tiền Giang 2012 sẽ có 4 hoạt động chính diễn ra tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bắt đầu từ ngày 22-11-2012.
Hoạt động thứ nhất là “Diễn đàn nông dân ĐBSCL”, diễn ra ngày 22-11-2012. Diễn đàn này nhằm tạo điều kiện để các cơ quan trung ương, chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học lắng nghe những kiến nghị và giải đáp những tâm tư, nguyên vọng của nông dân, từ đó tăng cường mối “liên kết bốn nhà”, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và lợi tức của nông dân.
Hoạt động thứ hai là “Diễn đàn doanh nghiệp ĐBSCL năm 2012”, diễn ra ngày 30-11-2012. Với chủ đề “Những giải pháp giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐBSCL vượt khó”, diễn đàn sẽ tạo ra kênh đối thoại mang tính xây dựng giữa ủy ban nhân dân các tỉnh, thành vùng ĐBSCL với cộng đồng doanh nghiệp, nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút mạnh các nguồn đầu tư phát triển ĐBSCL.
Hoạt động thứ ba là “Chuỗi sự kiện hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, tìm cơ chế đặc thù phát triển bền vững các mặt hàng nông thủy sản chủ lực của ĐBSCL” diễn ra từ ngày 5-12 đến ngày 7-12-2012. Chuỗi sự kiện này gồm: Hội chợ Nông nghiệp quốc tế lần thứ 12 (Agroviet 2012); Hội chợ Triển lãm trái cây; Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch ĐBSCL; Hội thảo về cơ chế chính sách đặc thù đối với các mặt hàng chủ lực của ĐBSCL là lúa, trái cây, thủy sản, hướng đến mục tiêu quảng bá, giới thiệu, tiếp thị, thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu, đề xuất các cơ chế, giải pháp để gia tăng chuỗi giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng ĐBSCL, góp phần nâng cao đời sống nông dân.
Hoạt động thứ tư là “Hội nghị Ban Chỉ đạo Diễn đàn MDEC - Tiền Giang 2012” diễn ra ngày 7-12-2012, nhằm quyết định những vấn đề đã được thảo luận tại các hội nghị, hội thảo trước đó; nêu ra Tuyên bố chung của MDEC - Tiền Giang 2012; quyết định các chương trình hợp tác xúc tiến năm 2013 và hướng đến năm 2015…
Từ năm 2007 đến năm 2011, đã diễn ra 5 Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL. Năm 2007, Diễn đàn tổ chức lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề: “Kinh tế ĐBSCL những tác động từ WTO”. Diễn đàn năm 2008 tổ chức tại thành phố Cần Thơ với chủ đề: “Vì sự phát triển hạ tầng giao thông”. Diễn đàn năm 2009 tổ chức tại tỉnh An Giang với chủ đề: “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”. Diễn đàn năm 2010 tổ chức tại tỉnh Kiên Giang với chủ đề: “Phát huy lợi thế sông và biển phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL”. Diễn đàn năm 2011 tổ chức tại tỉnh Cà Mau chủ đề “ĐBSCL – Liên kết phát triển bền vững”. Theo nhận định của Ban Chỉ đạo MDEC, Diễn đàn các năm qua đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của vùng ĐBSCL; tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế; xây dựng nhiều chương trình hợp tác giữa các tỉnh, thành trong vùng với nhau và giữa các tỉnh, thành trong vùng với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh thành trong cả nước, với các tổ chức quốc tế… trên nhiều lĩnh vực, tạo thêm nhiều điều kiện cho vùng ĐBSCL phát triển theo hướng mạnh mẽ và bền vững./.
Những chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của tân Tổng thống Nga V.Putin định hướng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm tới  (13/06/2012)
Tạo chuyển biến mạnh trong học tập gương Bác Hồ  (13/06/2012)
Tăng cường an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao  (12/06/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên