Bầu Tổng thống Pháp: Khoảng cách giữa các ứng cử viên bị thu hẹp
22:44, ngày 09-04-2017
Theo các cuộc thăm dò, càng gần đến ngày diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vòng một (vào ngày 23-4 tới), tỷ lệ ủng hộ càng bị thu hẹp giữa nhóm các ứng cử viên đang dẫn đầu cuộc đua. Nếu tỷ lệ ủng hộ nhà lãnh đạo phong trào "Tiến bước" Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia sụt giảm, số người ủng hộ ứng cử viên cánh hữu Francois Fillon và ứng cử viên cực tả Jean-Luc Melenchon lại đang tăng lên. Đây là nhận định được rút ra từ nhiều cuộc thăm dò do các hãng khảo sát khác nhau tiến hành cho các cơ quan truyền thông Pháp trong những ngày qua.
Theo cuộc thăm dò của các hãng BVA/Salesforce, hai ứng cử viên Emmanuel Macron và Marine Le Pen cùng nhận được tỷ lệ ủng hộ là 23%, với mức giảm tương ứng là -2 và -1 điểm phần trăm.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo của phong trào "Nước Pháp bất khuất" Jean-Luc Melenchon đã có sự bứt phá ngoạn mục, đạt 19% (+4%), ngang bằng với số điểm của ứng cử viên đảng Những người Cộng hòa (LR) Francois Fillon - người có tỷ lệ ủng hộ ổn định, không thay đổi.
Với việc mất 3 điểm chỉ còn 8,5%, ứng cử viên đại diện cho cánh tả Benoit Hamon bị tụt lại phía sau, đứng ở vị trí thứ năm.
Trước đó, tỷ lệ ủng hộ ông và ông Melenchon là tương đương trong cuộc đọ sức giữa hai ứng cử viên cùng cánh tả.
Một cuộc thăm dò khác do hãng Elabe tiến hành cho kênh truyền hình BFMTV và tạp chí L'Express cho biết ông Macron và bà Le Pen cùng nhận được tỷ lệ ủng hộ là 23,5%, với mức giảm tương ứng là 2 điểm và 0,5 điểm phần trăm.
Ông Fillon đạt 19%, tăng 1 điểm so với cuộc thăm dò trước đó, trong khi ông Melenchon đạt 17%, tăng 2 điểm.
Ứng cử viên đảng Xã hội (PS) Benoit Hamon có tỷ lệ ủng hộ là 9% (-1), trong khi ứng cử viên Nicolas Dupont-Aignan, Chủ tịch đảng Nước Pháp đứng lên, ổn định ở mức 4,5%.
Xu hướng sụt giảm đối với hai ứng cử viên dẫn đầu cũng được khẳng định qua cuộc khảo sát do hãng Harris Interactive tiến hành cho kênh France Televisions.
Theo đó, tỷ lệ ủng hộ ông Macron giảm 1 điểm xuống còn 25%, bà Marine Le Pen bám đuổi sát nút với 24%.
Hai ông Fillon và Melenchon có tỷ lệ ủng hộ là 18% và 17% (+1). Ứng cử viên Benoit Hamon giảm một điểm xuống còn 9%.
Sự thu hẹp khoảng cách giữa bốn ứng cử viên nặng ký cũng được khẳng định qua biểu đồ của hãng Ifop-Fiducial tiến hành hàng ngày cho kênh CNews, tạp chí Paris Match và đài Sud Radio.
Cuộc khảo sát được tiến hành ngày 07-4 ghi nhận sự chênh lệch nhỏ giữa bà Le Pen (24,5%; -0.5) và ông Macron (23,5%; -1.5). Ứng cử viên Fillon tăng 1 điểm lên 18,5%.
Theo báo chí Pháp, có vẻ như chiến lược tập trung vào chỉ trích đối thủ Macron của ông Fillon đã mang lại hiệu quả.
Vào ngày 03-4 vừa qua trước khi diễn ra phiên tranh luận giữa 11 ứng cử viên được truyền hình trực tiếp, chênh lệch giữa ông và ứng cử viên Macron là 9 điểm, nhưng đến ngày 05-4 vừa qua, khoảng cách này rút xuống chỉ còn 5 điểm.
Cũng theo hãng Ifop, ứng cử viên Melenchon cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh với tỷ lệ ủng hộ là 17%.
Sau khi trải qua một giai đoạn khiến chiến dịch tranh cử bị phủ bóng bởi các cuộc điều tra liên quan đến bê bối tài chính đối với hai ứng cử viên là cựu Thủ tướng Francois Fillon và Chủ tịch đảng FN Marine Le Pen, vào thời điểm hiện nay, dư luận Pháp đã thực sự quan tâm đến chương trình hành động của các ứng cử viên, coi đây là chìa khóa để đưa nước Pháp thoát khỏi khủng hoảng.
Mối quan tâm đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là sau hai cuộc tranh luận được truyền hình trực tiếp giữa 5 ứng cử viên nặng ký ngày 20-3 vừa qua và giữa toàn bộ 11 ứng cử viên ngày 04-4 vừa qua.
Theo cuộc thăm dò dư luận do kênh truyền hình BFMTV tiến hành ngày 07-4 vừa qua, 68% số người được hỏi tuyên bố quan tâm đến chương trình hành động trong khi chỉ có 34% là quan tâm đến tư cách của các ứng cử viên.
Cho đến nay, các cuộc khảo sát được tiến hành hàng ngày đều đưa ra kết quả khá thống nhất về các ứng cử viên hàng đầu có khả năng lọt vào vòng hai.
Mặc dù vậy, truyền thông Pháp cho rằng rất khó dự đoán kết quả cuộc bầu cử vòng một do có nhiều yếu tố có khả năng làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các ứng cử viên./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu thăm Hungary  (09/04/2017)
Nga-Iran coi vụ nã tên lửa vào Syria của Mỹ là vi phạm luật quốc tế  (09/04/2017)
Nga-Iran coi vụ nã tên lửa vào Syria của Mỹ là vi phạm luật quốc tế  (09/04/2017)
Kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  (09/04/2017)
Kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  (09/04/2017)
Phản ứng của Việt Nam về hành động của Philippines tại Biển Đông  (09/04/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay