Các nước tiếp tục bác bỏ Báo cáo nhân quyền của Mỹ
Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới năm 2008 của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 25-2 tiếp tục gây làn sóng phản đối tại nhiều nước.
Trung Quốc, nước đầu tiên lên tiếng bác bỏ báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, tiếp tục phê phán những chỉ trích của Mỹ về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và khẳng định chính Mỹ mới "đáng bị lên án vì những hành vi phân biệt chủng tộc, giam giữ tù nhân trong điều kiện tồi tệ và có những hành động tra tấn, ngược đãi tù nhân".
Trong cuộc họp báo ngày 26-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triệu Húc tuyên bố, Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận về nhân quyền với bất kỳ nước nào, nhưng chỉ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Ông Mã nhấn mạnh Oa-sinh-tơn hãy suy nghĩ về những vấn đề nhân quyền của chính mình, chấm dứt việc hành động như một người canh gác nhân quyền và chấm dứt sử dụng nhân quyền như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Trước đó, Tân Hoa xã - hãng thông tấn quốc gia của Trung Quốc, đã có bài viết chỉ trích bản báo cáo trên, coi đây là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc cũng như của một số nước khác, và nhấn mạnh những cáo buộc của Bộ Ngoại giao Mỹ "đã cố tình... bóp méo các sự kiện cơ bản", công kích Trung Quốc "một cách vô căn cứ" và đã có "những nhận định vô trách nhiệm về các hệ thống sắc tộc, tôn giáo và pháp lý của Trung Quốc".
Tại Mát-xcơ-va, phản ứng trước việc báo cáo nhân quyền của Mỹ cho rằng Nga vẫn vi phạm các quyền tự do dân chủ, Ngoại trưởng Nga X.Láp-rốp nói với báo giới rằng, ông chưa xem bản báo cáo đó. Ông cũng nêu rõ hàng năm Bộ Ngoại giao Mỹ đều công bố báo cáo về tình hình nhân quyền trên thế giới, trong đó "theo truyền thống vẫn đưa ra những lời chỉ trích và phán xét nhằm vào các nước khác, bao gồm cả Nga". Ông Láp-rốp tuyên bố "Nga sẵn sàng thảo luận (với Mỹ) về bất kỳ mối quan ngại nào của Mỹ, nhưng điều quan trọng là các cuộc thảo luận này phải dựa trên cơ sở thực tế và không thành kiến xuất phát từ phía Mỹ". Ông cũng cho biết hàng năm Nga đều đưa ra báo cáo chi tiết về tình hình nhân quyền của nước này.
Năm ngoái, Nga đã bày tỏ phản ứng coi thường báo cáo nhân quyền 2007 của Bộ Ngoại giao Mỹ, gọi đó là một "tác phẩm nghệ thuật tồi" lộ rõ "tiêu chuẩn kép" (về nhân quyền) của Mỹ. Trở lại với báo cáo nhân quyền năm 2008 của Mỹ, trong một thông cáo ra ngày 26-2, Bộ Ngoại giao Vê-nê-du-ê-la đã cực lực phê phán báo cáo nhân quyền của Mỹ vì nó có nội dung bịa đặt, ác ý và mang tính can thiệp.
Thông cáo nêu rõ: "Nhằm bảo vệ chủ quyền của người dân Vê-nê-du-ê-la, Chính phủ Vê-nê-du-ê-la thẳng thừng và mạnh mẽ bác bỏ báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố". Bộ Ngoại giao Vê-nê-du-ê-la khẳng định "không thể chấp nhận việc Mỹ, quốc gia đang giữ kỷ lục về vi phạm và chà đạp phẩm giá con người trong lịch sử đương đại, lại đứng ra làm thẩm phán xét xử việc thực hiện nhân quyền trên thế giới mặc dù không có thẩm quyền pháp lý để làm việc này".
Ngoại trưởng Ni-cô-la Ma-đu-rô (Nicolas Maduro) tuyên bố "những cáo buộc của Mỹ về thực tế nhân quyền ở Vê-nê-du-ê-la là dối trá", "bịa đặt hoàn toàn và có tính chất gây rối".Vê-nê-du-ê-la yêu cầu giới chức Mỹ "chấm dứt việc phán xét một cách không có cơ sở" đang gây tổn hại tới mối quan hệ các nước, mối quan hệ mà theo Vê-nê-du-ê-la cần được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Cùng ngày, Chính phủ Bô-li-vi-a (quốc gia láng giềng của Vê-nê-du-ê-la ), cũng ra tuyên bố bác bỏ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền tại quốc gia Nam Mỹ này, coi đây là một sự xuyên tạc trắng trợn thực tế ở Bolivia, đồng thời khẳng định quyền con người tại Bô-li-vi-a đã được cải thiện hơn rất nhiều so với những năm trước đây.
Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Bộ Phối hợp các phong trào xã hội Bô-li-vi-a, Sa-cha Lo-ren-ti, đã phê phán bản báo cáo trên không công bằng, có thành kiến và theo đuổi mục đích chính trị nhằm bôi nhọ hình ảnh của Bô-li-vi-a . Ông nhấn mạnh Mỹ không có đủ tư cách để phán xét về tình trạng nhân quyền của các nước khác./.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí  (27/02/2009)
Sáng mãi Điện Biên  (27/02/2009)
Trung Quốc: Phản đối bản báo cáo nhân quyền của Mỹ  (26/02/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên