Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí
Ngày 27-2-2009, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa X). Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do cơ chế, chính sách trên nhiều lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, thiếu đồng bộ, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm, dễ có khả năng xảy ra tham nhũng; năng lực và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn yếu kém, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được phát huy ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của công tác PCTN; các hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, đối tượng tham nhũng có tính đặc thù.
Chính vì vậy, phương hướng của công tác PCTN, lãng phí trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện 10 chủ trương, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, lãng phí; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo về PCTN và các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền các cấp, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PCTN, lãng phí.
Đồng chí Trương Vĩnh Trọng -
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng phát biểu tại Hội nghị
(Ảnh VOVNews) |
Từ phương hướng đó, công tác PCTN năm 2009 sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ: tiếp tục triển khai đồng bộ và toàn diện các chủ trương, giải pháp theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X), trong đó tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng ngừa; tăng cường công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục; hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính; quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các ban chỉ đạo về PCTN và các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng từ Trung ương đến địa phương; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác PCTN, quyết tâm tạo sự chuyển biến tích cực, có hiệu quả hơn; phấn đấu trên hiều lĩnh vực tham nhũng được kiềm chế, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi, góp phần thiết thực ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Các ý kiến tham luận tại hội trường đã làm rõ hơn những đánh giá về kết quả triển khai thực hiện công tác PCTN; phân tích những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; nêu những kinh nghiệm triển khai, thực hiện ở các đơn vị; đồng thời làm sâu sắc thêm chủ trương, nhiệm vụ của công tác này trong thời gian tới cũng như nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2009.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh những nhiệm vụ chủ yếu cần quan tâm:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, học tập Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9; đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; mở các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài ở Trung ương và địa phương.
- Đề cao trách nhiệm các tổ chức đảng và đảng viên, gắn triển khai công tác PCTN với các hoạt động kỷ niệm trong năm, nhất là kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác.
- Điều chỉnh, bổ sung chương trình hành động theo hướng cụ thể, khả thi cho từng tập thể, cá nhân, triển khai có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng.
- Các cấp ủy đảng tăng cường sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và vai trò của Mặt trận Tổ quốc, có biện pháp để lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân.
- Tập trung sự chỉ đạo của cấp ủy đảng với công tác PCTN, đưa nội dung công tác PCTN vào chương trình kế hoạch công tác kiểm tra, kiểm điểm công tác định kỳ, hằng năm, có báo cáo chuyên đề để năm 2010 có báo cáo tổng kết Đại hội Đảng các cấp./.
Sáng mãi Điện Biên  (27/02/2009)
Trung Quốc: Phản đối bản báo cáo nhân quyền của Mỹ  (26/02/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển