Sự kiện trọng đại trong quan hệ Việt - Trung
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng
bên cột mốc 1116
tại cửa khẩu quốc tế Hữu nghị - Lạng Sơn |
Kết quả của quá trình đàm phán, tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích của mỗi bên
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ, 8 năm qua, hai bên đã cùng nhau cố gắng giải quyết các vấn đề trên thực địa và trong đàm phán trên tinh thần tôn trọng, cảm thông và hợp tác nhằm tìm ra một giải pháp công bằng, phù hợp với tinh thần của Hiệp ước biên giới trên đất liền ký kết năm 1999.
Thực tế cho thấy, việc hoạch định biên giới được xúc tiến hơn 100 năm trước với phương tiện và điều kiện hạn chế lúc đó nên lời văn và bản đồ không được đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Các cột mốc được cắm từ cuối thế kỷ 19 không được xác định bằng lưới toạ độ. Mặt khác, do thời gian dài nên nhiều cột mốc đã bị hư hỏng, thậm chí bị mất, một số bị xê dịch; nhiều mảnh bản đồ gốc cùng không còn, tại nhiều khu vực, đường biên giới đã xảy ra sự chuyển dịch dân cư không phù hợp với đường biên giới pháp lý.
Biên giới Việt Nam – Trung Quốc có đặc điểm rất ít thấy trong các đường biên giới giữa các nước. Đó là tại các khu vực biên giới, cư dân biên giới hai nước sinh sống và canh tác đan xen qua nhiều thế hệ. Ở một số nơi, cư dân biên giới lại có quan hệ dòng tộc lâu đời, việc qua lại thăm nhau, làm ăn diễn ra tương đối thường xuyên. Có những khu vưc bên này quản lý quá sang bên kia và ngược lại. Số mộ chí mai táng sang nhau khá lớn.
Với mục tiêu xác định lại chính xác đưòng biên giới để quản lý tốt hơn, tránh xảy ra các vụ tranh chấp ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước, trong 8 năm, hai bên đã tiến hành 13 vòng đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ; 31 vòng đàm phán cấp Chủ tich Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc. Riêng trong năm 2008, hai bên đã tiến hành 6 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ, 11 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc, vòng ngắn nhất kéo dài 9 ngày, vòng dài nhất kéo dài 23 ngày, phiên họp dài nhất kéo dài hơn 30 giờ đồng hồ.
Ngày 31-12-2008, Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết dứt điểm toàn bộ các vấn đề còn tồn tại, hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Hai trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc đúng thời hạn như lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.
Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã phân giới xong toàn bộ tuyến biên giới trên bộ Việt Nam – Trung Quốc dài khoảng 1.400 km, trong đó có gần 400km đường biên giới đi theo sông, suối, cắm 1.971 cột mốc (trong đó có 1.548 cột mốc chính, 443 cột mốc phụ). Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với tình hình thực tế một cách khách quan, khoa học chi tiết. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc được đánh giá là có mức độ cột mốc dày đặc và rõ ràng, được xác định theo phương pháp hiện đại, đảm bảo tính chân thực và bền vững lâu dài.
Kết quả phân giới, cắm mốc là hợp tình, hợp lý, đáp ứng yêu cầu của cả hai bên, phù hợp với các nguyên tắc cân bằng về lợi ích và diện tích nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và không gây xáo trộn đối với cuộc sống của cư dân biên giới.
Riêng đối với các khu vực hai bên có ý kiến khác nhau như các cửa khẩu, thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân, hai bên đã đàm phán qua rất nhiều vòng và đến những phút cuối cùng đã đạt được tới giải pháp hai bên cùng chấp nhận được.
Ông Vũ Dũng khẳng định, kết quả giải quyết các khu vực nói trên là công bằng, hai bên nhân nhượng lẫn nhau, tuân theo đúng các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận cũng như những quy định của Hiệp ước 1999, đáp ứng được mối quan tâm của cả hai bên, đảm bảo cho việc quản lý ổn định, lâu dài và tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Kết quả này hợp lý, thỏa đáng và hoàn toàn không có chuyện Việt Nam bị “mất đất” hay “cắt đất” như các thế lực thù địch đã xuyên tạc.
Tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý quản lý biên giới
Cũng theo ông Vũ Dũng, việc phân giới cắm mốc chỉ mới hoàn thành trên thực địa, sắp tới, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với nhau để xây dựng các văn bản pháp lý liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý biên giới, phục vụ việc giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước trong đó có việc soạn thảo và ký kết Nghị định thư phân giới, cắm mốc và bản đồ đính kèm.
Việc hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử hai nước xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc biên giới hiện đại, đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác và phát triển giữa hai nước, mở ra một trang mới trong lịch sử Việt Nam – Trung Quốc.
Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài khoảng 1.400km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc; được hoạch định và phân giới cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch định biên giới ngày 26-6-1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới 20-6-1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc). Địa hình dọc đường biên giới hai nước chủ yếu là đồi núi cao và sông suối. Ngày 30-12-1999, tại Hà Nội, thay mặt hai nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền đã ký Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, đặt nền tảng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình ổn định lâu dài giữa hai nước. |
Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường  (23/02/2009)
20 năm Ngày Biên phòng toàn dân và bốn nhiệm vụ trọng tâm  (23/02/2009)
Công tác vận động quần chúng và củng cố hệ thống chính trị ở vùng có đạo tỉnh Bình Phước  (21/02/2009)
Tình hình thế giới năm 2009 sẽ phụ thuộc vào những sự kiện lớn nào?  (21/02/2009)
Việt Nam - dấu ấn của sự đổi mới  (21/02/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên