EU, Trung Quốc đưa tranh chấp thương mại ra WTO
21:38, ngày 31-05-2012
TCCSĐT - Gần như vào cùng thời điểm, EU và Trung Quốc đưa chuyện tranh chấp thương mại với đối tác của họ ra WTO. EU yêu cầu WTO can thiệp để Argentina chấn dứt chính sách hạn chế nhập khẩu từ EU và Trung Quốc phàn nàn ở WTO về việc Mỹ áp dụng thuế quan trừng phạt đối với sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc.
Sau khi nhận được đề nghị này, WTO phải thúc ép Argentina và Mỹ tiến hành đàm phán trực tiếp với EU và Trung Quốc. Nếu trong vòng 60 ngày các bên liên quan không đạt được thỏa thuận với nhau thì WTO sẽ phải khởi động quá trình phân xử và đưa ra phán quyết cuối cùng.
Giữa EU và Argentina còn có chuyện Argentina quốc hữu hóa công ty dầu khí YPF của tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha. EU đã tuyên bố không chỉ trả đũa, mà còn đưa việc ấy ra WTO. Nhưng lần này, EU khởi kiện Argentina về chính sách hạn chế nhập khẩu từ EU. Cụ thể là nước này đã gây khó khăn trong việc cấp phép nhậu khẩu hàng hóa hoặc buộc các công ty ở Argentina nhập khẩu bao nhiêu thì cũng lại phải xuất khẩu bấy nhiêu.
Cao ủy về thương mại của ủy ban EU Karel de Gucht cho rằng, những biện pháp hạn chế nhập khẩu của Argentina đã "vi phạm những quy định về thương mại quốc tế và phải bị hủy bỏ". Trong một tuyên bố khác, EU cho rằng, Argentina đã dựng nên những rào cản kỹ thuật để hạn chế xuất khẩu của EU, cụ thể là thông qua những quy trình xử lý phức tạp, trì hoãn thời gian dài, đưa ra những điều kiện không minh bạch và không thể chấp nhận được.... Ông Karel de Gucht còn cho rằng, chính sách này của Argentina gây ra "thiệt hại rất đáng kể cho các doanh nghiệp của EU, gây tổn hại đến công ăn việc làm và đến các nền kinh tế của chúng ta nói chung".
Trong khi đó, phía Argentina coi những biện pháp chính sách ấy là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tái công nghiệp hóa đất nước. Các quan chức chính phủ Argentina cho biết, họ không bị bất ngờ bởi động thái nói trên của EU nhưng xác nhận là chưa nhận được thông báo chính thức của EU và WTO. Tổng thống Argentina Cristina Kircher trong các phát biểu mới đây nhất đều bảo vệ chính sách này và cáo buộc EU duy trì áp dụng mức thuế quan cao tới hơn 100% đối với nhập khẩu một số mặt hàng của Argentina vào EU. Theo số liệu thống kê của EU, kim ngạch xuất khẩu của EU vào Argentina hằng năm khoảng 8,3 tỉ euro và nhập khẩu 10,7 tỉ euro từ nước này.
Còn bất hòa giữa Mỹ và Trung Quốc lại liên quan đến sản phẩm năng lượng mặt trời. Sau khi Mỹ áp dụng mức thuế quan trừng phạt từ 31 đến 250% đối với sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng đã chính thức đưa chuyện này ra WTO. Phía Mỹ lập luận là Trung Quốc không chỉ bù trợ trực tiếp cho xuất khẩu các sản phẩm của gành công nghiệp năng lượng mặt trời, đặc biệt các tấm pin mặt trời, mà còn bù trợ gián tiếp thông qua việc tiếp tục duy trì đồng bản tệ yếu. Trung Quốc cáo buộc Mỹ làm vậy là vi phạm quy định của WTO và bảo hộ mậu dịch.
Kiện tụng nhau ở WTO chỉ là một cách để tranh thủ dư luận là chính, chứ không hẳn vì kỳ vọng phán xử của WTO sẽ giúp giải quyết được dứt điểm vấn đề. Bởi theo cách này sẽ mất rất nhiều thời gian và WTO không có cơ chế để kiểm soát bên thua cuộc có thực hiện phán quyết hay không. Trong cả hai vụ việc, bản chất tranh chấp đều là bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa thương mại. Hai phía vốn cũng đã nhiều lần đưa nhau ra cho WTO phân xử và đều có lần thắng cuộc, có lần thua. Đây chắc chắn cũng không phải là lần cuối cùng các bên đối phó nhau như vậy. Chuyện có thể không giống nhau nhưng tất cả lại liên quan mật thiết tới lợi ích của từng bên./.
Giữa EU và Argentina còn có chuyện Argentina quốc hữu hóa công ty dầu khí YPF của tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha. EU đã tuyên bố không chỉ trả đũa, mà còn đưa việc ấy ra WTO. Nhưng lần này, EU khởi kiện Argentina về chính sách hạn chế nhập khẩu từ EU. Cụ thể là nước này đã gây khó khăn trong việc cấp phép nhậu khẩu hàng hóa hoặc buộc các công ty ở Argentina nhập khẩu bao nhiêu thì cũng lại phải xuất khẩu bấy nhiêu.
Cao ủy về thương mại của ủy ban EU Karel de Gucht cho rằng, những biện pháp hạn chế nhập khẩu của Argentina đã "vi phạm những quy định về thương mại quốc tế và phải bị hủy bỏ". Trong một tuyên bố khác, EU cho rằng, Argentina đã dựng nên những rào cản kỹ thuật để hạn chế xuất khẩu của EU, cụ thể là thông qua những quy trình xử lý phức tạp, trì hoãn thời gian dài, đưa ra những điều kiện không minh bạch và không thể chấp nhận được.... Ông Karel de Gucht còn cho rằng, chính sách này của Argentina gây ra "thiệt hại rất đáng kể cho các doanh nghiệp của EU, gây tổn hại đến công ăn việc làm và đến các nền kinh tế của chúng ta nói chung".
Trong khi đó, phía Argentina coi những biện pháp chính sách ấy là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tái công nghiệp hóa đất nước. Các quan chức chính phủ Argentina cho biết, họ không bị bất ngờ bởi động thái nói trên của EU nhưng xác nhận là chưa nhận được thông báo chính thức của EU và WTO. Tổng thống Argentina Cristina Kircher trong các phát biểu mới đây nhất đều bảo vệ chính sách này và cáo buộc EU duy trì áp dụng mức thuế quan cao tới hơn 100% đối với nhập khẩu một số mặt hàng của Argentina vào EU. Theo số liệu thống kê của EU, kim ngạch xuất khẩu của EU vào Argentina hằng năm khoảng 8,3 tỉ euro và nhập khẩu 10,7 tỉ euro từ nước này.
Còn bất hòa giữa Mỹ và Trung Quốc lại liên quan đến sản phẩm năng lượng mặt trời. Sau khi Mỹ áp dụng mức thuế quan trừng phạt từ 31 đến 250% đối với sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng đã chính thức đưa chuyện này ra WTO. Phía Mỹ lập luận là Trung Quốc không chỉ bù trợ trực tiếp cho xuất khẩu các sản phẩm của gành công nghiệp năng lượng mặt trời, đặc biệt các tấm pin mặt trời, mà còn bù trợ gián tiếp thông qua việc tiếp tục duy trì đồng bản tệ yếu. Trung Quốc cáo buộc Mỹ làm vậy là vi phạm quy định của WTO và bảo hộ mậu dịch.
Kiện tụng nhau ở WTO chỉ là một cách để tranh thủ dư luận là chính, chứ không hẳn vì kỳ vọng phán xử của WTO sẽ giúp giải quyết được dứt điểm vấn đề. Bởi theo cách này sẽ mất rất nhiều thời gian và WTO không có cơ chế để kiểm soát bên thua cuộc có thực hiện phán quyết hay không. Trong cả hai vụ việc, bản chất tranh chấp đều là bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa thương mại. Hai phía vốn cũng đã nhiều lần đưa nhau ra cho WTO phân xử và đều có lần thắng cuộc, có lần thua. Đây chắc chắn cũng không phải là lần cuối cùng các bên đối phó nhau như vậy. Chuyện có thể không giống nhau nhưng tất cả lại liên quan mật thiết tới lợi ích của từng bên./.
Thông cáo số 8 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII  (31/05/2012)
Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam học tập, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (31/05/2012)
Việt Nam đóng góp tích cực vào thúc đẩy hợp tác, kết nối kinh tế giữa các nước Đông Á  (31/05/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay