Việt Nam đóng góp tích cực vào thúc đẩy hợp tác, kết nối kinh tế giữa các nước Đông Á
21:33, ngày 31-05-2012
TCCSĐT - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan Yingluck Shinawatra và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, ngày 31-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2012 (WEF Đông Á 2012) tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Với chủ đề “Định hình tương lai khu vực thông qua kết nối,” Hội nghị WEF Đông Á 2012 thu hút sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước trong khu vực châu Á như Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Bahrain, lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế như Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổng Giám đốc Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển, lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á và hơn 600 đại biểu là các chính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các học giả quốc tế đến từ 50 quốc gia trên thế giới.
Hội nghị tập trung thảo luận các đề xuất và giải pháp tăng cường hợp tác, kết nối khu vực Đông Á như là một phương thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Các nước đánh giá cao mô hình và kết quả liên kết và hợp tác trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã góp phần giúp các nước ASEAN duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đối cao và ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức đang đặt ra cho phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức và phục hồi chưa bền vững.
Với dân số trên 600 triệu người và tổng GDP trên 1.800 tỉ USD, ASEAN được đánh giá là khu vực quan trọng, mang tính chiến lược trong nền kinh tế khu vực và thế giới; đồng thời, đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác, kết nối khu vực thông qua việc đẩy mạnh liên kết ASEAN và các cấu trúc liên kết ở Đông Á. Hội nghị nhấn mạnh các nước Đông Á cần tiếp tục quá trình điều chỉnh các mô hình tăng trưởng nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Trong quá trình này, các nước cần chú trọng tăng cường năng lực ứng phó với các thách thức phát triển đang nổi lên, nhất là triển khai các chính sách tài chính hiệu quả nhằm kiểm soát lạm phát, chu chuyển vốn, biến động giá cả hàng hóa; tái cấu trúc kinh tế hướng tới tăng trưởng cân bằng và bền vững; tăng cường phối hợp chính sách và hành động nhằm hạn chế hậu quả của những biến động không thể dự báo như thiên tai, biến đổi khí hậu. Các nước ASEAN cần tiếp tục quá trình xây dựng nền kinh tế đảm bảo an ninh lương thực, nước và năng lượng, đồng thời chú trọng tới thu hẹp khoảng cách phát triển và hoàn thành các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ.
Phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, hợp tác, kết nối khu vực hiện là một trong những xu hướng chủ đạo tại Đông Á với vai trò tích cực của các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN. Song song với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, các quốc gia thành viên ASEAN đã chủ động phối hợp với các nước đối tác trong và ngoài khu vực Đông Á triển khai nhiều chương trình, sáng kiến, cơ chế hợp tác đa dạng về cấp độ và phong phú về nội dung hợp tác, bao gồm các chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong, các khuôn khổ hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS)...
Các chương trình, sáng kiến và cơ chế hợp tác đã góp phần thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và phối hợp chính sách giữa các nước liên quan, tạo môi trường thuận lợi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực, củng cố thêm vai trò của Đông Á trong cấu trúc kinh tế toàn cầu. Những thành công đạt được đã tạo cho các nước Đông Á nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn để làm sâu sắc hơn nữa hợp tác và kết nối khu vực. Tuy nhiên, quá trình này cũng đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn không nhỏ. Tái cấu trúc kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện sản xuất kinh doanh suy giảm, lạm phát, nợ công công gia tăng, giá năng lượng và lương thực thế giới diễn biến phức tạp… đòi hỏi các cấu trúc khu vực, trong đó khuôn khổ hợp tác Đông Á phải có những điều chỉnh phù hợp.
Đề cập tới chủ đề trọng tâm của hội nghị là tăng cường hợp tác, kết nối khu vực như một nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các nước Đông Á và góp phần tạo nên sự năng động của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ nhiều đánh giá và đề xuất quan trọng, nhất là: Phát huy các khuôn khổ hợp tác ở khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm (như ASEAN + 1, ASEAN + 3, Cấp cao Đông Á...); đảm bảo “tính đồng bộ” trong hợp tác khu vực, đặc biệt là đồng bộ trong việc tham gia các nội dung hợp tác và đảm bảo hài hòa các chính sách, luật lệ, thủ tục trong các dự án kết nối kinh tế; tăng cường “tính thích ứng” của hợp tác, kết nối khu vực Đông Á trước những biến động của môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính-tiền tệ, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, quản lý thiên tai, đảm bảo an ninh nguồn nước.
Mặt khác, Thủ tướng nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác trong sử dụng và quản lý một cách hợp lý và bền vững nguồn nước sông Mekong vì lợi ích của cư dân và sự phát triển bền vững của các nước ven sông cũng như cần phải bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển trong đó có bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu bật chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, với một trong những ưu tiên là tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xác định trách nhiệm cao trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực Đông Á. Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên lề Diễn đàn, chiều 31-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà Thái Lan Yingluck Shinawatra và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab.
Thủ tướng Thái Lan đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới; bày tỏ vui mừng về quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thái Lan đã không ngừng được củng cố và tăng cường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn lòng mến khách và sự đón tiếp trọng thị mà bà Thủ tướng với tư cách chủ nhà đã dành cho đoàn đại biểu Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu mà Thái Lan đã giành được trong thời gian qua, nhất là việc khắc phục hậu quả các trận lũ lụt cuối năm 2011 và từng bước phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Thái Lan trên tinh thần hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Hai thủ tướng nhất trí hai bên sẽ tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, các bộ ngành và địa phương, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương sẵn có như Nhóm Công tác chung về chính trị an ninh, tham khảo chính trị giữa hai bộ Ngoại giao và Ủy ban hỗn hợp về thương mại. Hai Thủ tướng thỏa thuận sẽ tiến hành cuộc họp nội các chung hai nước vào cuối năm nay và cùng thống nhất cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, trước mắt là hợp tác khai thác hiệu quả hành lang kinh tế Đông - Tây; cũng đã trao đổi về sự hợp tác giữa hai nước trong các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng như ASEAN, GMS, ACMECS….; cùng nhất trí cho rằng việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong là nhân tố quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển của tất cả các quốc gia ven sông.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao chủ đề hội nghị lần này “Cơ hội và thách thức trong định hình tương lai khu vực Đông Á thông qua kết nối” và kết quả phiên khai mạc toàn thể với sự tham dự của nguyên thủ một số nước trong khu vực và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam quan tâm tới các nội dung trao đổi tại hội nghị lần này, nhất là các vấn đề liên quan đến kết nối khu vực, xác định mô hình tăng trưởng phù hợp cho khu vực Đông Á, đối phó các thách thức phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, với 3 khâu đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đồng thời ưu tiên tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, đối phó với các thách thức phát triển (biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước…). Đây cũng là quan tâm chung của nhiều nước trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam mong muốn các hội nghị thường niên của WEF trong thời gian tới sẽ tiếp tục đề cập tới những chủ đề quan trọng này. Hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị, Chủ tịch Klaus Schwab khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam đồng thời tích cực xem xét bàn thảo về các vấn đề theo đề nghị nêu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab bày tỏ hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong thời gian qua, nhất là sau thành công của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á được tổ chức tại Việt Nam tháng 6-2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab đánh giá cao việc hai bên đang phối hợp triển khai một số sáng kiến như dự án Tầm nhìn chung trong nông nghiệp, dự án Hiện đại hóa hải quan…, khẳng định sẽ tăng cường hợp tác trong thời gian tới./.
Hội nghị tập trung thảo luận các đề xuất và giải pháp tăng cường hợp tác, kết nối khu vực Đông Á như là một phương thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Các nước đánh giá cao mô hình và kết quả liên kết và hợp tác trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã góp phần giúp các nước ASEAN duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đối cao và ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức đang đặt ra cho phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức và phục hồi chưa bền vững.
Với dân số trên 600 triệu người và tổng GDP trên 1.800 tỉ USD, ASEAN được đánh giá là khu vực quan trọng, mang tính chiến lược trong nền kinh tế khu vực và thế giới; đồng thời, đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác, kết nối khu vực thông qua việc đẩy mạnh liên kết ASEAN và các cấu trúc liên kết ở Đông Á. Hội nghị nhấn mạnh các nước Đông Á cần tiếp tục quá trình điều chỉnh các mô hình tăng trưởng nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Trong quá trình này, các nước cần chú trọng tăng cường năng lực ứng phó với các thách thức phát triển đang nổi lên, nhất là triển khai các chính sách tài chính hiệu quả nhằm kiểm soát lạm phát, chu chuyển vốn, biến động giá cả hàng hóa; tái cấu trúc kinh tế hướng tới tăng trưởng cân bằng và bền vững; tăng cường phối hợp chính sách và hành động nhằm hạn chế hậu quả của những biến động không thể dự báo như thiên tai, biến đổi khí hậu. Các nước ASEAN cần tiếp tục quá trình xây dựng nền kinh tế đảm bảo an ninh lương thực, nước và năng lượng, đồng thời chú trọng tới thu hẹp khoảng cách phát triển và hoàn thành các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ.
Phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, hợp tác, kết nối khu vực hiện là một trong những xu hướng chủ đạo tại Đông Á với vai trò tích cực của các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN. Song song với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, các quốc gia thành viên ASEAN đã chủ động phối hợp với các nước đối tác trong và ngoài khu vực Đông Á triển khai nhiều chương trình, sáng kiến, cơ chế hợp tác đa dạng về cấp độ và phong phú về nội dung hợp tác, bao gồm các chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong, các khuôn khổ hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS)...
Các chương trình, sáng kiến và cơ chế hợp tác đã góp phần thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và phối hợp chính sách giữa các nước liên quan, tạo môi trường thuận lợi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực, củng cố thêm vai trò của Đông Á trong cấu trúc kinh tế toàn cầu. Những thành công đạt được đã tạo cho các nước Đông Á nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn để làm sâu sắc hơn nữa hợp tác và kết nối khu vực. Tuy nhiên, quá trình này cũng đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn không nhỏ. Tái cấu trúc kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện sản xuất kinh doanh suy giảm, lạm phát, nợ công công gia tăng, giá năng lượng và lương thực thế giới diễn biến phức tạp… đòi hỏi các cấu trúc khu vực, trong đó khuôn khổ hợp tác Đông Á phải có những điều chỉnh phù hợp.
Đề cập tới chủ đề trọng tâm của hội nghị là tăng cường hợp tác, kết nối khu vực như một nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các nước Đông Á và góp phần tạo nên sự năng động của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ nhiều đánh giá và đề xuất quan trọng, nhất là: Phát huy các khuôn khổ hợp tác ở khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm (như ASEAN + 1, ASEAN + 3, Cấp cao Đông Á...); đảm bảo “tính đồng bộ” trong hợp tác khu vực, đặc biệt là đồng bộ trong việc tham gia các nội dung hợp tác và đảm bảo hài hòa các chính sách, luật lệ, thủ tục trong các dự án kết nối kinh tế; tăng cường “tính thích ứng” của hợp tác, kết nối khu vực Đông Á trước những biến động của môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính-tiền tệ, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, quản lý thiên tai, đảm bảo an ninh nguồn nước.
Mặt khác, Thủ tướng nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác trong sử dụng và quản lý một cách hợp lý và bền vững nguồn nước sông Mekong vì lợi ích của cư dân và sự phát triển bền vững của các nước ven sông cũng như cần phải bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển trong đó có bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu bật chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, với một trong những ưu tiên là tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xác định trách nhiệm cao trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực Đông Á. Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab. |
Bên lề Diễn đàn, chiều 31-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà Thái Lan Yingluck Shinawatra và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab.
Thủ tướng Thái Lan đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới; bày tỏ vui mừng về quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thái Lan đã không ngừng được củng cố và tăng cường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn lòng mến khách và sự đón tiếp trọng thị mà bà Thủ tướng với tư cách chủ nhà đã dành cho đoàn đại biểu Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu mà Thái Lan đã giành được trong thời gian qua, nhất là việc khắc phục hậu quả các trận lũ lụt cuối năm 2011 và từng bước phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Thái Lan trên tinh thần hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Hai thủ tướng nhất trí hai bên sẽ tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, các bộ ngành và địa phương, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương sẵn có như Nhóm Công tác chung về chính trị an ninh, tham khảo chính trị giữa hai bộ Ngoại giao và Ủy ban hỗn hợp về thương mại. Hai Thủ tướng thỏa thuận sẽ tiến hành cuộc họp nội các chung hai nước vào cuối năm nay và cùng thống nhất cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, trước mắt là hợp tác khai thác hiệu quả hành lang kinh tế Đông - Tây; cũng đã trao đổi về sự hợp tác giữa hai nước trong các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng như ASEAN, GMS, ACMECS….; cùng nhất trí cho rằng việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong là nhân tố quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển của tất cả các quốc gia ven sông.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao chủ đề hội nghị lần này “Cơ hội và thách thức trong định hình tương lai khu vực Đông Á thông qua kết nối” và kết quả phiên khai mạc toàn thể với sự tham dự của nguyên thủ một số nước trong khu vực và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam quan tâm tới các nội dung trao đổi tại hội nghị lần này, nhất là các vấn đề liên quan đến kết nối khu vực, xác định mô hình tăng trưởng phù hợp cho khu vực Đông Á, đối phó các thách thức phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, với 3 khâu đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đồng thời ưu tiên tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, đối phó với các thách thức phát triển (biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước…). Đây cũng là quan tâm chung của nhiều nước trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam mong muốn các hội nghị thường niên của WEF trong thời gian tới sẽ tiếp tục đề cập tới những chủ đề quan trọng này. Hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị, Chủ tịch Klaus Schwab khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam đồng thời tích cực xem xét bàn thảo về các vấn đề theo đề nghị nêu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab bày tỏ hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong thời gian qua, nhất là sau thành công của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á được tổ chức tại Việt Nam tháng 6-2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab đánh giá cao việc hai bên đang phối hợp triển khai một số sáng kiến như dự án Tầm nhìn chung trong nông nghiệp, dự án Hiện đại hóa hải quan…, khẳng định sẽ tăng cường hợp tác trong thời gian tới./.
Cần nghiên cứu, xem xét lại các quy định hiện hành để tiếp tục thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về đổi mới công tác cán bộ  (31/05/2012)
Đảng bộ tỉnh Sơn La tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, tích cực triển khai nhiệm vụ năm 2012  (31/05/2012)
Giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng  (31/05/2012)
Một số kinh nghiệm về công tác trí thức của Trung Quốc  (31/05/2012)
Dĩ hoà vi quý  (31/05/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay